HỢP ĐỒNG
Định hướng chung
Việc xem xét những hiểu biết ở phạm vi quốc tế và Cộng đồng châu Âu cũng như về luật so sánh tạo nên hai cách tiếp cận về khái niệm hợp đồng. Cách tiếp cận thứ nhất hướng tới tháo gỡ những đặc điểm chung của khái niệm và thúc đẩy việc đưa ra một định nghĩa hẹp về hợp đồng dựa trên sự tồn tại, sự ổn định và tính toàn diện về ý chí của bên cam kết (I). Cách tiếp cận thứ hai vượt qua khuôn khổ hạn hẹp của ý chí của bên cam kết; trung tâm của vấn đề được dịch chuyển theo hướng tìm kiếm sự trao đổi, yếu tố tạo nên sự tin tưởng (“reliance”): hiệu lực bắt buộc không còn được hiểu theo hướng bảo vệ ý chí của các bên mà theo hướng bả od9a3m cho niềm tin chính đáng của những người có liên quan (II). Dù quan niệm theo hướng nào đi nữa, cũng cần phải quan tâm đến bản chất của những hậu quả mà hợp đồng tạo ra (III).
I. QUAN NIỆM HẸP VỀ HỢP ĐỒNG:
HỢP ĐỒNG DỰA TRÊN SỰ TÔN TRỌNG LỜI NÓI ĐƯA RA
Tất cả các hệ thống pháp luật được nghiên cứu và những văn bản được phân tích trong khuôn khổ các tri thức ở phạm vi Cộng đồng châu Âu cũng như ở phạm vi quốc tế, đều thống nhất ở một định nghĩa hẹp về hợp đồng: Hợp đồng được coi là, trong cách tiếp cận hẹp này, một sự thỏa thuận về ý chí làm phát sinh các hậu quả pháp lý. Yếu tố trung tâm của cách tiếp cận này nằm ở ý chí của bên cam kết và ở sự tôn trọng lời nói đã được đưa ra. Trong định nghĩa hẹp mang tính pháp lý này, phần trung tâm của hợp đồng là sự thỏa thuận về mặt ý chí của hai bên nhằm làm phát sinh các hậu quả pháp lý. Trong trường hợp này, từ “hợp đồng” có thể được sử dụng với ý rất rõ ràng. Nó thậm chí được ưu tiên sử dụng hơn thuật ngữ “thảo thuận” hay “thỏa ước”. Tuy nhiên, có thể tìm thấy những cách diễn đạt có vẻ không phù hợp có liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ “hợp đồng”: “Hợp đồng được điều chỉnh” hoặc “Hợp đồng đã được ký kết”. Trong cách sử dụng này, chắc chắn là sẽ chính xác hơn khi nói về “quan hệ hợp đồng” hoặc về “sự thỏa thuận” ngay cả khi cần phải thừa nhận rằng những cách diễn đạt này đã được chấp nhận một cách rộng rãi. Định nghĩa hẹp tập trung vào sự thỏa thuận về ý chí trên nêu lên nhiều vấn đề có liên quan đến phạm vi của Bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng (PDEC).
A. Có cần đặt sự thỏa thuận trong khuôn khổ gia đình nằm trong khái niệm hợp đồng hay không?
– Khả năng thứ nhất: Những thỏa thuận được thực hiện trong khuôn khổ gia đình là những hợp đồng theo nghĩa đã được đưa ra ở trên và sẽ được điều chỉnh bởi PDEC (Sẽ loại trừ những thỏa thuận, theo đó, không tồn tại bất kỳ một ý định làm phát sinh hậu quả pháp lý nào, như theo luật của Anh).
– Khả năng thứ hai: Những thỏa thuận được thực hiện trong khuôn khổ gia đình có thể là hợp đồng, tuy nhiên, cần loại trừ chúng vì PDEC không hướng tới sự điều chỉnh quan hệ gia đình.
B. Có cần đặt hợp đồng không có đền bù nằm trong khái niệm hợp đồng hay không?
– Khả năng thứ nhất: Coi rằng những hợp đồng không có đền bù thuộc phạm vi điều chỉnh của PDEC. Một khó khăn có thể phát sinh từ việc, ở một số quốc gia, như ở Anh, lời hứa không có tính chất đền bù không phải là hợp đồng và về nguyên tắc cũng không có giá trị bắt buộc. Tuy nhiên, tính chất bắt buộc này có thể phat sinh từ sự tồn tại của một hành vi (“deed”).
_ Khả năng thứ hai: Coi rằng những hợp đồng không có đền bụ không thuộc phạm vi điều chỉnh của PDEC, bởi vì chúng không thỏa mãn tính lô-gíc của sự có đi có lại, một đặc trưng mang tính kinh tế mà trên dó PDEC được xây dựng. Những hợp đồng nằm trong phạm vi điều chỉnh của PDEC phải được tạo lập trên cơ sở của ý tưởng về “bargain” (“sự giao kèo”), được một số tác giả xác định là bản chất của hợp đồng.
II. HƯỚNG TỚI MỘT QUAN NIỆM RỘNG VỀ HỢP ĐỒNG DỰA TRÊN NIỀM TIN?
Niềm tin chính đáng có thể trở thành yếu tố trung tâm của hợp đồng? Rất nhiều dấu hiệu được đưa ra bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, trong đó có hệ thống pháp luật của Pháp được coi là rất gắn bọ với việc bảo vệ ý chí của bên giao kết, có thể mang lại một câu trả lời tích cự. “Nếu hợp đồng là một sự trao đổi, như mục đích của nó, có sự phân chia công việc về mặt xã hội và sử dụng tốt nhất các nguồn lực, nếu sự trao đổi này được quy định và được điều chỉnh bởi những lời hứa có đi có lại mà tính cưỡng chế của chúng ăn sâu vào niềm tin mà chúng nêu lên, thì ý chí hợp đồng sẽ không còn là một sự việc mang tính tâm lý và chủ thể sẽ cam kết bởi từ đó anh ta sẽ làm cho những người khác tin tưởng vào lời nói của mình. Như vậy, mục tiêu của hợp đồng sẽ là tôn trọng những dự kiến của các bên thay vì tôn trọng nội dung hành vi của họ. Tuy nhiên, pháp luật của các quốc gia hiện còn chưa thống nhất về vấn đề này. Những do dự xuất hiện nhiều nhất trong những phân tích về cam kết đơn phương. PDEC (điều 2:107), cũng như bộ luật châu Âu về hợp đồng, được soạn thảo bởi viện các Luật gia tư pháp Pavie (Dự luật PAVIE) (điều 4 và 20) đã quyết định xử lý các cam kết đơn phương về ý chí là hợp đồng, theo nghĩa rộng.
Ở đây, thách thức mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn: nó nói đến vấn đề cần biết là liệu một người có bị ràng buộc hay không trong trường hợp không có sự chấp nhận của người nhận cũng như người đó đã không biết về sự cam kết (như trong luật của Đức về hứa thưởng). Trong thực tiễn, phân tích này thường sẽ không có ý nghĩa vì người ta có thể làm sáng tỏ là đã có một sự chấp nhận mặc nhiên của người nhận. Đó cũng là điều mà pháp luật Anh quy định. Vấn đề tiếp theo là phân biệt khái niệm hợp đồng đơn vụ (“ninlateral promise”) và “cam kết đơn phương”. Chính vì vậy, nhiều giải pháp được đưa ra để xử lý vấn đề liên quan đến cam kết đơn phương trong pháp luật hợp đồng châu Âu:
– Khả năng thứ nhất: Giữ nguyên các thuật ngữ chung của dự án PAVIE và của PDEC.
– Khả năng thứ hai: Loại bỏ bất kỳ sự dẫn chiếu nào tới các cam kết đơn phương như một thể loại riêng; như vậy sẽ cần phải định nghĩa cụ thể hơn về thế nào là sự chấp nhận.
– Khả năng thứ ba: con đường trung gian gồm dự đoán việc có thể đưa cam kết đơn phương vào hợp đồng hay khôn, nhưng chỉ với ý nghĩa phụ thuộc và ngoại lệ, để đảm bảo sự an toàn về mặt pháp lý.
Nguồn của hiệu lực bắt buộc, vì vậy, cũng sẽ khác nhau, nhưng chế độ pháp lý sẽ có phần giống và vay mượn từ pháp luật hợp đồng.
III. BẢN CHẤP CỦA NHỮNG HẬU QUẢ PHÁP LÝ MÀ HỢP ĐỒNG TẠO RA
Đối với phần lớn hệ thống pháp luật, sự thỏa thuận về mặt ý chí sẽ đồng thời tao ra những hậu quả bắt buộc và những hậu quả thực tế. Những hậu quả bắt buộc có thể có bản chất không giống nhau. Một vài hậu quả mang tính chất chung, vì chúng có ở mọi loại hợp đồng, dù hợp đồng đó có đặc trưng như thế nào. Nhóm này bao gồm các hậu quả mang tính thái độ (tính không thể xâm phạm, tính trung thực hay tính không thể bị hủy bỏ), thể hiện ở các nghĩa vụ đối với các bên. Các hậu quả khác thì mang đặc trưng riêng, phụ thuộc vào từng loại hợp đồng được ký kết. Có thể kể đến các nghĩa vụ ngầm hiểu, giống như loại nghĩa vụ mà điều 1135 Bộ luật dân sự Pháp quy định (“Các bên giao kết không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ được nêu trong hợp đồng, mà còn phải thực hiện cả những nghĩa vụ theo yêu cầu của nguyên tắc công bằng, theo tập quán hay theo quy định của pháp luật”)
Bình luận