Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

20. Thiệt hại: Cách hiểu của Cộng đồng châu Âu và thế giới

THIỆT HẠI
Cách hiểu của Cộng đồng châu Âu và thế giới

Nghiên cứ cách hiểu quốc tế và của Cộng đồng châu Âu cho thấy nhiều thuật ngữ đa dạng được sử dụng để chỉ những tổn hại mà một bên phải chịu do bên kia vi phạm nghĩa vụ. Tổn hại này được gọi là “tổn thất” hay “thiệt hại“. Tuy nhiên, thuật ngữ “thiệt hại” trung tính và ổn định hơn: thuật ngữ này thể hiện chuẩn để đo lường những gì được bồi thường. Tính ổn định về mặt thuật ngữ này tuy vậy sẽ đôi chút bị ảnh hưởng khi chúng ta phân tích thuật ngữ và xác định các loại thiệt hại khác nhau.
Thiệt hại là thuật ngữ xuất hiện trong nhiều nguồn luật khác nhau của Cộng đồng châu Âu và quốc tế. Tất nhiên, cần nhắc lại rằng, khái niệm này đặc biệt phức tạp trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Ghi chú: Xem bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về nghĩa vụ dân sự, Nói về luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tháng 11/2006 – điều 2.101.”, dù xem dưới góc độ luật nội dung hay góc độ các quy phạm xung đột luật hay xung đột thẩm quyền. Ví dụ, trong khuôn khổ các quy phạm về thẩm quyền, Tòa án Công lý của Cộng đồng châu Âu (C.J.C.E.) đã diễng ia3i điều 5.3 của quy định 44/2001 ngày 22/12/2000 về thẩm quyền xét xử, việc công nhận và thi hành các quyết định của Tòa án trong lĩnh vực dân sự và thương mại (trước đó là Công ước Bruc-xen ngày 27/09/1968, cùng điều khoản): địa điểm xảy ra thiệt hại là yếu tố được xem xét để xác định thẩm quyền; tổn thất được nói đến ở đây là những thiệt hại trực tiếp và loại trừthiệt hại vật chất là hậu quả của một tổn thất đã xảy ra đối với nạn nhân và người này đã hứng chịu ở một nước khác”.
Từ giải thích này, chúng ta có thể thấy một cách làm rõ khái niệm thiệt hại: Đó có thể là hậu quả của một tổn thất ban đầu. Hay nói cách khác, thiệt hại có thể là hậu quả pháp lý của một loạt các sự kiện (điều 5.3 của Quy định được dẫn ở trên, ngoài ra còn nói đến một yếu tố xác định thẩm quyền, đó là “nơi hay sự kiện gây ra tổn thất” đã xảy ra hay có nguy cơ xảy ra): Ở đây chúng ta có thể nhắc lại những nỗ lực về thuật ngữ học được thể hiện trong sơ thảo dự án cải cách pháp luật về nghĩa vụ và pháp luật về thời hiệu (Sơ thảo dự án cải cách luật của Pháp), theo đó, thiệt hại là những tổn thất về lợi ích vật chất hay tinh thần là hậu quả từ một tổn hại gây ra cho tài sản hay cho thân thể của nạn nhân.(Ghi chú: “Được đòi bồi thường những thiệt hại chắc chắn xuất phát từ những thiệt hại về lợi ích hợp pháp, vật chất hay tinh thần, cá nhân hay tập thể). Việc phân biệt về mặt thuật ngữ này đem lại một sự phân định chính xác trong từ điển nhưng dường như không thực sự có ý nghĩa trong lĩnh vực hợp đồng: việc phân tích cách hiểu quốc tế và cách hiểu của Cộng đồng châu Âu cho thấy rằng các thuật ngữ “tổn thất” và “thiệt hại” được coi là có thể dùng thay thế cho nhau.
Trong lĩnh vực hợp đồng, thuật ngữ “thiệt hại” trên thực tế luôn được sử dụng để nói đến các tổn hại được bồi thường.(Ghi chú: So sánh với định nghĩa được đưa ra trong điều 2.101 các Nguyên tắc pháp luật châu Âu về trách nhiệm dân sự: “Thiệt hại là những tổn hại vật chất hay tinh thần đến một lợi ích được pháp luật được bảo vệ” (“damage requires material or immaterial harm to a legally protected interest”- thiệt hại phải là thiệt hại vật chất hoặc phi vật chất gây ra cho lợi ích được pháp luật bảo vệ).  Đôi khi thuật ngữ này được thay thế bởi thuật ngữ “tổn thất”, và trong trường hợp này, có thể coi là một từ đồng nghĩa. Như vậy theo cách thức ổn định, thuật ngữ “thiệt hại” dùng để chỉ một thuật ngữ chung (I). Để làm rõ những điều kiện được thỏa mãn để các thiệt hại được bồi thường và bản chất của thiệt hại đang được nói đến, cần phân biệt các loại thiệt hại khác nhau. Từ đó sẽ quan trọng về mặt thuật ngữ là phải có những cách diễn đạt chính xác hơn để miêu tả những loại thiệt hại (II).

I. “THIỆT HẠI” – MỘT THUẬT NGỮ ỔN ĐỊNH

Thuật ngữ “thiệt hại” được nhắc đến trong nhiều văn bản luật quốc tế (A) và của Cộng đồng châu Âu (B). Trong các văn bản khác nhau này, đó là một tổn hại gây ra đối với lợi ích của một bên trong hợp đồng. thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản được nhiên cứu thì không phải lúc nào cũng thống nhất. Một số văn bản sử dụng, trong một ý nghĩa chung, một thuật ngữ khác với thuật ngữ “thiệt hại”, như “tổn thất“, hay “sự kiện gây tổn thất”; sự khác nhau này còn rõ ràng hơn trong bản tiếng Anh của các văn bản này, khi mà các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ “thiệt hại”, như “harm“, “loss” hay “damage“.

A. Các văn bản có nguồn gốc quốc tế

Trong công ước Viên ngày 11/4/1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CVIM), thuật ngữ “thiệt hại” được quy định tại điều 25; điều này định nghĩa khái niệm “vi phạm cơ bản”. Trong ý nghĩa của từ này, thuật ngữ được sử dụng theo cách chung, mang tính mô tả, không vó ý nghĩa mở rộng về mặt pháp lý. Như vậy, thiệt hại là thước đo tính chất cơ bản của vi phạm xảy ra: Một vi phạm có tính chất này khi thiệt hại do vi phạm đó gây ra, khiến cho bên kia mất đi một cách cơ bản cái mà bên đó chờ đợi từ hợp đồng, điều này là dự đoán trước được đối với bên vi phạm hay đối với một người bình thường có cùng phẩm chất và dược đặt trong hoàn cảnh tương tự. Trong điều khoản này, thuật ngữ “thiệt hại” là đồng gnhia4 với “tổn thất” và thể hiện việc trái chủ bị tổn thất nghiêm trọng (có thể thấy rằng, các thuật ngữ trong bản tiếng Anh không phải tương ứng với từ “thiệt hại” mà chỉ rõ sự nghiêm trọng của tổn thất đối với lợi ích cảu trái chủ: “to the detriment; to deprive“). trang 462 bị mất dữ liệu

….

B. Các văn bản của Cộng đồng châu Âu

Mục 5, chương 9 của Bộ Nguyên tắc pháp luật châu Âu về hợp đồng (PDEC) quy định về bồi thường thiệt hại (“right to damages”). Theo quy định tại điều 9:501, bồi thường thiệt hại là nhằm bù đặp các tổn thất (“loss”) gây ra cho trái chủ khi thụ trái vi phạm nghĩa vụ, trong trường hợp thụ trái không được hưởng một lý do miễn trách nhiệm. thiệt hại được đòi trong trường hợp không thực hiện cũng như trường hợp thực hiện chậm (trường hợp này được quy định tại điều 9:508). Như Ông PERRUCHOT-TRIBOULET đã nhận định, các nhà soạn thảo đã khẳng định rõ ràng rằng chỉ được đòi bồi thường thiệt hại khi có tổn thất. Các bình luận của điều 9: 501 nhắc lại rằng trong PDEC, việc đòi bồi thường thiệt hại sẽ không được thỏa mãn khi không có tổn thất, dù tổn thất này phát sinh hay không phát sinh từ lỗi. Như trong Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, tổn thất phải là hệ quả có thể dự kiến trước được của việc vi phạm hợp đồng: trái chủ có quyền đòi một  khoản tiền để bù đắp tương ứng với giá trị mà đáng lẽ ra anh ta có thể có được từ việc thực hiện hợp đồng, với điều kiện là thụ trái có thể dự kiến trước hay có thể, một cách hợp lý, dự kiến được các hậu quả của hành vi vi phạm củ mình. Ngược với Công ước Viên và với Bộ Nguyên tắc UNIDROIT, điều kiện về tính dự kiến trước được này sẽ không được áp dụng khi việc vi phạm hợp đồng là cố ý hay là hậu quả của một lỗi nghiêm trọng của thụ trái. PDEC quy định rằng thụ trái không phải bồi thường các thiệt hại mà do lỗi của trái chủ và những thiệt hại mà trái chủ có thể hạn chế được bằng cách thực hiện các biện pháp hợp lý (các điều 9: 504 và 9:505). Phần bình luận của điều 9:501 nhấn mạnh rằng, trong PDEC, không thể đòi bồi thường thiệt hại khi không có tổn thất, dù tổn thất có phát sinh từ lỗi hay không. Trong Bộ luật châu Âu về hợp đồng, được soạn bởi Viện các luật gia tư pháp châu Âu của Pavie (“Dự luật PAVIE”), thuật ngữ “thiệt hại” được dử dụng trong nhiều điều khoản. Điều 64 quy định rằng, khi có thiệt hại trong trường hợp đại diện mà không có thẩm quyền thì phải bồi thường thiệt hại. Điều 79 quy định về quyền của trái chủ được từ chối việc thực hiện hợp đồng bởi bên thứ ba nếu việc này gây ra thiệt hại cho mình. Theo quy định tại điều 80, trái chủ còn có quyền từ chối việc thực hiện trước hợp đồng nếu việc này gây ra thiệt hại về lợi ích cho mình (“prejudices himseft (the creditor)”). Theo điều 108, trái chủ có thể tạm ngừng thực hiện một hợp đồng song vụ trừ khi việc từ chối này là trái với nguyên t8a1c thiện chí; một từ chối gay ra thiệt hại cho một quyền cơ bản của con người sẽ được coi là trái với nguyên tắc thiện chí (“the refusal prejudices a basic right of the person – sự từ chối định kiến ​​đối với quyền cơ bản của một người“). Hai điều khoản liên quan đến nhầm lẫn (các điều 147 và 151) cũng đề cập đến thiệt hại: bên nào gây ra hợp đồng vô hiệu phải bồi thường các thiệt hại (“loss”) phát sinh từ việc vô hiệu (điều 147) và trong một số trường hợp, việc nhầm lẫn chỉ dẫn đến sự chỉnh sửa hợp đồng hay bồi thường thiệt hại (“loss”). Điều 159 cho phép người tiêu dùng được bồi thường các tổn thất (“damage”) do vật gây ra. Các điều 162 và sau đó quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Điều 162 chỉ ra các yếu tố cấu thành trách nhiệm hợp đồng: thụ trái phải bồi thường các thiệt hại là hậu quả hợp lý của việc không thực hiện, thực hiện chậm hay thực hiện không đúng hợp đồng. Cũng như trong PDEC, quy định này chỉ rõ rằng, trừ trường hợp lừa dối hay có lỗi, thụ trái phải phải bồi thường các thiệt hại (“compensation for loss”) mà đối với các thiệt hại này, anh ta phải chịu trách nhiệm, xem xét khi ở vị trí một người bình thường được báo trước vào thời điềm giao kết hợp đồng. Điều 171 quy định việc áp dụng đồng thời nhiều biện pháp khắc phục chỉ được cho phép với điều kiện không tạo ra một lợi ích vượt quá thiệt hại (“prejudice”) phải gánh chịu.
Trong lĩnh vực vận tải, điều 1 Quy định số 2027/97 ngày 09/10/1997 về trách nhiệm của người chuyên chở hàng không trong trường hợp tai nạn, nêu rõ các nghĩa vụ của người chuyên chở liên quan đến trách nhiệm đối với hành khác “về các thiệt hại phải gánh chịu dotai nạn như tử vong, bị thương hay tất cả những tổn hại về người khi mà tai nạn là nguyên nhân gây ra những thiệt hại nói trên xảy ra trong máy bay hay trong khi thực hiện thủ tục đăng ký để lên và xuống máy bay”. Các quy định này phần lớn được tham khảo từ Công ước Mong – rê – an đã được nêu ở trên. Điều 3 của Quy định này chỉ rõ các điều kiện theo đó người chuyên chở chịu trách nhiệm về “thiệt hại trong trường hợp tử vong, bị thương hay các tổn hại về người khác mà du khách phải chịu”. Hia thuật ngữ tổn thất và thiệt hại được sử dụng như một từ đồng nghĩa.

(Trang 466) còn tiếp …

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar