Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Thiên thứ nhất: Khái niệm về pháp luật

THIÊN THỨ NHẤT
KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT

Pháp luật là những điều mà loại người đã đặt ra để chi phối hoạt động của mình trong một quốc gia. Lẽ dĩ nhiên, quan niệm về pháp luật thay đổi tùy theo các điều kiện sinh hoạt của mỗi quốc gia, của mỗi xã hội. Lịch sử nhân loại cho ta biết rằng, trong một xã hội bán khai còn sinh sống trong tình trạng du mục, thì luật pháp chưa biết đến quyền sở hữu ruộng đất. Trái lại, khi ở Âu Mỹ, trong thế kỷ 19, có cuộc kỹ nghệ làm phát động phong trào cơ giới hóa nền kinh tế, thì đồng thời luật pháp đã phải qui định về các hội buôn một cách rất tỉ mỉ, vì với phong trào này, tư nhân không còn đủ tự lực để buôn bán một mình mà phải chung vốn lập hội. Đó là chưa nói đến tôn giáo, truyền thống lịch sử, văn hóa của mỗi quốc gia một khác, khiến luật pháp không những thay đổi tùy nơi, mà trong mỗi một quốc gia, cũng thay đổi tùy theo hoàn cảnh và thời gian. Đây là một điểm chính yếu, mà từ lúc mới buốc vào ngành học luật cho đến khi ra đời thi hành luật, hoặc có cơ hội soạn thảo luật torng tòa nhà lập pháp, những người đã cống hiến đời mình cho ngành pháp luật lúc nào cũng không thể quên được.
Luật pháp luôn luôn uyển chuyển để thích nghi vào các điều kiện xã hội, hiểu theo nghĩa rộng gồm tất cả các điều kiện lịch sử, truyền thống văn hóa, tục lệ, kinh tế …
Lần lượt chúng ta sẽ xét:
– Chương I: Định nghĩa pháp luật
– Chương II: Quan niệm pháp luật ở Đông Phương và Tây Phương
– Chương III: Sự phân loại các ngành pháp luật./.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar