Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

4. Cuộc Xâm Lược Thương Mại.

Khi tham gia vào các cuộc thảo luận ở Viện Kinh Tế về vấn đề mở cửa – hội nhập, tôi đã nhận thức được khó khăn của đất nước ta trong tiến trình hội nhập này. Đồng thời với luồng gió mát, trong lành thổi vào nước ta thì đi kèm theo nó là khí độc, là ruồi muỗi. Mở cửa là tất yếu để hưởng không khí trong lành nhưng làm thế nào để hạn chế ruồi muỗi, chống chọi các luồng gió độc là vấn đề đã được chúng tôi thảo luận. Nhưng khi đó, tôi chưa bao giờ nghe được thuật ngữ chiến tranh thương mại. Còn xâm lược thương mại thì hoàn toàn không có trong tư duy của tôi và các vị lãnh đạo thời đó.
Khi bị lừa xây dựng mô hình Printing Shop theo thiết kế của Konica Minolta, bị phá sản, tôi mới để tâm nghiên cứu cuộc xâm lược thương mại, tầng lớp Việt Gian mới và vị trí vai trò của tầng lớp doanh nhân trong cuộc chống xâm lược mới này.
Chiến tranh thương mại thì đã được bàn thảo nhiều trong những năm gần đây. Nhưng đó là vấn đề của các nước lớn – “kẻ tám lạng, người nửa cân”. Họ gây chiến với nhau để tranh nhau lợi ích. Còn Việt Nam thì không có sức để tranh nên không thể gọi là chiến tranh mà phải gọi là Việt Nam đang bị xâm lược thương mại.
Trên hầu hết các lĩnh vực, chúng ta đều bị thôn tính. Thị trường bán lẻ bị nước ngoài thôn tính. Các siêu thị lớn đều đã bị bán cho các công ty ngoại quốc. Dựa vào số liệu mặt hàng bán lẻ, các doanh nhân nước ngoài sẽ dễ dàng sản xuất các mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường nước ta. Chỉ một thời gian ngắn là các quầy kệ siêu thị đầy ắp hàng hóa nước ngoài. Doanh nhân Việt Nam như người mù – không biết sản xuất cái gì, bán cho ai, bán ở đâu. Máy móc – thiết bị mới thì không rành. Chỉ cần vài ông bà Việt Gian hót hay thì có thể thổi giá từ 7 tỉ lên 38 tỉ. Rất nhiều công trình xây dựng tốn kém, không có lối ra. Hầu hết, các vụ kiện giữa người Việt Nam đều bị thua kiện ngay trên sân nhà trước các công ty và tập đoàn thương mại nước ngoài.
Người Việt Nam từ thua tới thua ngay trên mảnh đất do tổ tiên để lại. Tầng lớp doanh nhân Việt Nam sinh sau đẻ muộn, yếu đuối lại bị kìm hãm bởi cơ chế, chính sách bất hợp lý nên rất què quặt. Nhiều doanh nhân hư hỏng linh hồn đến mức, lập doanh nghiệp chỉ để lừa đảo, thổi giá, móc ngoặc, lấy đất của dân với giá rẻ mạt để làm giàu. Rất ít doanh nhân đầu tư vào công nghệ để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Tiếng kêu của tôi trong video này không chỉ là vụ chiếc máy in bị nâng giá máy như thế này, mà qua đây, tôi muốn thức tỉnh đồng bào: Chúng ta đang bị xâm lược bằng con đường thương mại.
Hãy nghe Video này và liên tưởng đến các vụ nâng khống giá các thiết bị y tế hiện nay:
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar