Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

49. Táng Tận Lương Tâm

Chiều ngày 23/3/2021, tôi đến phòng nhận đơn của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để gửi lời trình bày của Saigonbook với những tài liệu bổ sung. Tôi nộp toàn bộ bản chính cho toà với suy nghĩ rằng, phiên tòa phúc thẩm sắp tới là công đoạn cuối cùng của tiến trình tố tụng kéo dài suốt hơn 5 năm qua. Bản chính thỏa mãn điều kiện được coi là chứng cứ, được qui định tại điều 95.1 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sẽ giúp cho hội đồng xét xử rút ngắn được thời gian đánh giá và tranh luận về chứng cứ tại phiên tòa sắp diễn ra vào ngày 5/4/2021.

Những tài liệu mà tôi nộp cho tòa lần này là những tài liệu xuất hiện sau ngày 22/9/2016, là ngày mà bà Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh tuyên bản án phúc thẩm. Nó cho thấy sự hèn hạ và táng tận lương tâm của bọn Konica Minolta và Sao Nam, dưới sự bao che của bọn Mafia trong ngành tư pháp. Đọc những tài liệu này, thì sẽ hiểu vì sao tôi phẫn nộ, phải “Dừng Doanh Nghiệp – Đòi Công Lý”.

Sau khi nhận được bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22/9/2016 của TAND HCM thì việc đầu tiên tôi phải làm là gửi đơn đề nghị giám đốc thẩm theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Việc thứ hai là tôi đề nghị với Sao Nam và Konica Minolta Việt Nam (KMV) hỗ trợ để chúng tôi đưa máy vào hoạt động. Là người trong cuộc, trực tiếp giao dịch với họ, tôi biết họ lừa tôi rồi thuê luật sư ra tòa khai dối và đạt được kết quả như bản án phúc thẩm. Nhưng tôi lại nghĩ rằng, có thể vì quá sợ hãi truyền thông, họ nhất thời làm bậy cho qua vụ án để chống đỡ truyền thông. Sau phiên tòa, có thể họ sẽ ngồi lại với tôi để giải quyết vụ việc ngoài phiên tòa. Vì thế, ngày 15/10/2016, tôi gửi văn thư số 15/2016 đến KMVSao Nam với những lời lẽ ôn tồn và thiện chí tiếp tục hợp tác làm ăn. KMV thì không hồi âm, còn Sao Nam thì có văn thư số 028/ADM-16 trả lời là phải đợi ‘sau khi thống nhất với KMV’. Chiếc máy C1100 nằm chình ình chiếm chỗ, công nhân không có việc làm nhưng tôi vẫn phải đợi.

Sau một thời gian thương lượng và chờ đợi thì được ông Trần Kim Chung thông báo là máy phải kiểm định lại trước khi đưa vào hoạt động. Sao Nam giới thiệu công ty kiểm định Huy Hoàng và tôi phải trả chi phí kiểm định này. Tôi đã đồng ý và chuyển tiền 1,5 triệu đồng cho Công ty CP Giám Định Hàng Hóa Huy Hoàng. Sau khi kiểm định thì ông Trần Kim Chung gửi cho tôi Bản Chào Giá số 239/SPR/16 với số tiền phải trả là 103.626.655 đồng để phục hồi máy in C1100. Tôi cũng đồng ý nhưng đòi là phải có hợp đồng click charge vì nếu sau khi phục hồi mà không có click charge thì máy cũng không thể hoạt động được.

Sau một thời gian thương lượng, mãi đến ngày 15/02/2017, ông Trần Kim Chung mới gửi đến cho tôi một bản ‘HỢP ĐỒNG BẢO TRÌ MÁY IN TRỌN GÓI’ với những điều kiện khắc nghiệt, mà nếu ký thì “toi mầy luôn”. Thời hạn thì chỉ 6 tháng, giá 650đồng/click (trang in A4). Trong khi đó, click của Công ty LeFaMi, một đại lý được ủy quyền khác của KMV, có giá là 450 đồng/trang in A.4, với thời hạn 5 năm theo đời tuổi thọ máy. Công ty Ricoh cũng bán 450 đồng/Click với thời hạn 5 năm. Nếu tiếp tục làm với Sao Nam thì càng làm sẽ càng lỗ. Hơn nữa, chỉ 6 tháng sau là chúng tôi có thể rơi vào bẫy mới. KMV hứa hẹn giảm giá mọi thứ 20% để xây dựng Printing Shop nhưng đến lúc này thì giấu mặt, chỉ đạo cho Sao Nam chơi chiêu để “đường ai nấy đi”.

Khi dừng doanh nghiệp, tôi gửi văn thư cho KMVSao Nam đề nghị 2 phương án. Phương án 1 là “Saigonbook không đòi lại tiền, chỉ đề nghị Sao Nam hoặc Konica Minolta tháo dỡ máy để lấy mặt bằng dùng vào việc khác. Phương án 2 là “Giúp tháo dỡ máy, tách rời từng cụm để Saigonbook dễ dàng dời cất vào kho, chờ dịp dùng vào việc khác”. KMV đã không trả lời. Còn Sao Nam thì gửi trả lời là họ không nhận máy và tháo gỡ thì hư hỏng do Saigonbook chịu trách nhiệm.

Đọc các tài liệu mà tôi mới gửi bổ sung cho tòa thì sẽ dễ hiểu vì sao tôi đòi bắt Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh và truy kích Mafia trong ngành tư pháp. Chúng đều là những kẻ táng tận lương tâm, ăn chia những đồng tiền của bọn lừa đảo này để ra một bản án bất công, bao che cho chúng. Chúng đã cùng hợp sức phá nát cả hai doanh nghiệp của tôi. Nếu không vững vàng thì tôi có thể đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, tan cửa nát nhà, có khi tù tội với bao biến cố khôn lường.

Trong lời trình bày gửi đến tòa ngày 23/3/2021, tôi đã nêu đích danh những người đã trực tiếp tham gia vào phi vụ lừa giảm giá, giúp tôi “xây dựng Printing Shop” để bán máy giá cao:

  1. Ông Đào Việt Linh – Trưởng phòng Kinh doanh của KMV (đã thôi việc ở KMV).
  2. Ông Trần Vũ – Giám đốc kinh doanh của KMV (Việt Kiều Nhật, đã thôi việc ở KMV).
  3. Ông Đỗ Giang Khánh – Trưởng phòng tiếp thị của KMV (đã xuất cảnh).
  4. Tadasu Ichino – Tổng Giám đốc KMV (người Nhật, đã về nước, người đã ủy quyền cho luật sư tiến sĩ Lê Nết gửi đơn đến Ban tuyên giáo Trung ương ĐCSVN, yêu cầu xử lý tôi và một số báo Việt Nam).
  5. Ông Trần Kim Chung – Giám đốc Công ty Sao Nam (Người trực tiếp ký hợp đồng để lấy tiền và ăn chia với KMV).
  6. Ông Trần Minh Nhật – Phó giám đốc Công ty Sao Nam (Em ruột ông Trần Kim Chung, người dắt mối cho KMV lừa chúng tôi).
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar