Tại phiên tòa ngày 22/4/2021, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã hỏi đại diện Konica Minolta về Hợp Đồng Nhà Phân Phối. Các câu hỏi của ông đã chạm đến vấn đề kiến thức nền của kinh tế học: Phân Phối trong trường hợp cụ thể này là gì? Đại diện của Konica Minolta Việt Nam (KMV) cứ lắp đi lắp lại “Sao Nam là Nhà Phân Phối của KMV” chứ không chịu trả lời cụ thể là phân phối dưới hình thức nào theo Luật Thương Mại 2005. Các câu hỏi của Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn cho thấy ông đã chạm đúng vấn đề cần phải làm rõ: Quan hệ giữa KMV và Sao Nam là gì theo qui định của Luật Thương Mại?
Luật Thương Mại 2005 không có hình thức phân phối chung chung. Để áp dụng pháp luật, tất nhiên Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn phải xác định quan hệ giữa KMV và Sao Nam trong thương vụ mua bán máy in này nằm ở chương nào trong Luật Thương Mại 2005. Theo điều 3.5, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ, qui định chi tiết Luật Thương Mại, thì “Phân Phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại theo qui định của pháp luật Việt Nam”. Nghĩa là, phải xác định KMV chuyển giao chiếc máy C1100 này cho Sao Nam bằng “một và chỉ một” trong 4 hình thức cụ thể là bán buôn, bán lẻ, đại lý hoặc nhượng quyền thương mại. Nếu KMV chuyển giao máy C1100 cho Sao Nam dưới hình thức bán buôn hoặc bán lẻ thì phải áp dụng pháp luật ở chương II – Mua Bán Hàng Hóa; Nghĩa là, giữa KMV và Sao Nam phải có hợp đồng mua bán hàng hóa theo qui định tại điều 24 Luật Thương Mại. Nếu KMV chuyển giao máy cho Sao Nam dưới hình thức giao cho đại lý thì phải áp dụng pháp luật tại chương V – Các Hoạt Động Trung Gian Thương Mại. Cụ thể trong trường hợp này thì phải áp dụng pháp luật qui định tại mục 4 – Đại Lý Thương Mại, được qui định từ điều 166 đến điều 177 của Luật Thương Mại. Đặc biệt, để xác định nghĩa vụ liên đới của KMV theo qui định tại điều 173.5 Luật Thương Mại thì phải xác định một phần lỗi của KMV. Giữa Sao Nam và KMV đã không có hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ có Hợp Đồng Nhà Phân Phối như thế thì tất nhiên đó phải là hợp đồng đại lý. Hợp Đồng Nhà Phân Phối này đã thể hiện nội dung Sao Nam là đại lý nhận ủy quyền như cấp giám đốc thẩm đã chỉ ra. Giữa Sao Nam và KMV cũng không có hợp đồng dịch vụ theo qui định tại điều 74 Luật Thương Mại. Vì thế, không thể áp dụng pháp luật chương III – Cung Ứng Dịch Vụ để giải quyết các quan hệ giữa KMV và Sao Nam với Saigonbook. Thay vào đó, KMV đã “ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý” Sao Nam cung ứng dịch vụ Click charge cho Saigonbook, được qui định tại điều 167 Luật Thương Mại nên phải áp dụng pháp luật Đại Lý Thương Mại ở mục 4 – Chương V của Luật Thương Mại để giải quyết tranh chấp ba bên trong vụ án này. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã hỏi KMV về trách nhiệm bảo hành, trách nhiệm về thông tin xuất xứ, trách nhiệm về giá, về khuyến mại, trách nhiệm về dịch vụ Click Charge gắn liền với các quan hệ pháp luật sẽ phải được áp dụng. Phần lỗi của KMV trong thương vụ bán chiếc máy in C1100 này đã hiện rõ qua các câu hỏi sắc sảo của ông. Phải là người vững chuyên môn kinh tế và pháp luật thì mới có thể phân nhóm để hỏi sâu và cụ thể như thế. Nghe các câu hỏi, tôi nhận ra mục đích của người hỏi.
Tôi là người làm công tác nghiên cứu kinh tế và pháp luật, đặc biệt là tôi rất say mê nghiên cứu kinh tế học nên tôi nhận ra ngay là Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã đi đúng trọng tâm vấn đề cần giải quyết. Một người bận rộn với công việc xét xử nhiều loại án, chắc chắn thẩm phán Ngô Thanh Nhàn có ít thời gian nghiên cứu vụ án này nhưng ông đã chạm đến các vấn đề mà tôi đã phải mất nhiều năm mới thấu hiểu. Nghe các câu hỏi của ông, tôi thật sự yên tâm chứ không phải nói để nịnh ông.
Trong kinh tế có hai dạng phân phối: Phân Phối Thương Mại và Phân Phối Phi Thương Mại. Người ta có thể chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ đến tay người khác sử dụng bằng con đường thương mại hoặc phi thương mại. Ca sĩ Thủy Tiên đã phân phối mì gói và một số sản phẩm khác cho đồng bào bị bão lụt ở miền Trung là phân phối phi thương mại với hình thức cụ thể là làm từ thiện. Thời bao cấp, thời chiến tranh, người dân, người lính cũng nhận được sản phẩm và dịch vụ bằng con đường phi thương mại với hình thức cụ thể là cấp phát. Viện trợ hàng hóa không hoàn lại cũng là dạng phân phối phi thương mại. Dù là phân phối thương mại hay phi thương mại thì cũng phải biểu hiện ra bằng hình thức phân phối cụ thể. Đã là phân phối phi thương mại thì không thể áp dụng Luật Thương Mại để giải quyết tranh chấp.
Konica Minolta đã phân phối chiếc máy in C1100 này đến Saigonbook bằng con đường thương mại, trao đổi hai chiều, bán hàng lấy tiền thì tất nhiên phải áp dụng Luật Thương Mại để giải quyết. Áp dụng chương nào trong Luật Thương Mại thì cần phải làm rõ hình thức phân phối cụ thể chiếc máy in C1100 này. Các luật sư của Konica Minolta, từ Luật sư tiến sĩ Lê Nết cho đến Luật sư Châu Huy Quang, đã không xác định hình thức phân phối cụ thể trong trường hợp này là gì thì làm sao áp dụng pháp luật? Tư vấn cho khách hàng trả lời “Sao Nam là nhà phân phối của KMV” mà không nhận rõ phân phối trong trường hợp cụ thể này là gì thì làm sao áp dụng pháp luật để giải quyết? Cứ “Phân Phối” quanh co như thế là làm mất rất nhiều thời gian của người khác. Tôi không biết các luật sư này dối trá hay thiếu kiến thức nền về kinh tế và pháp luật.
Vụ án này kéo dài đến 6 năm, với sự tổn thất rất lớn cho cả ba bên, có nguyên nhân khởi đầu từ sự dốt nát và ngạo mạn của Luật sư tiến sĩ Lê Nết. Lê Nết tư vấn cho KMV và Sao Nam mua lại máy đã là tư vấn cho khách hàng làm trái pháp luật về hợp đồng. Lê Nết gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương ĐCSVN để yêu cầu xử lý báo chí là việc làm dốt nát thứ hai. Lê Nết gửi văn bản đến Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh để đề nghị xử lý kỷ luật ông Lương Vĩnh Kim vì đã vi phạm đạo đức hành nghề Luật sư là dốt nát thứ ba. Lê Nết cho rằng Saigonbook không có quyền khởi kiện Sao Nam và KMV là ngu dốt thứ tư. Bốn sự ngu dốt này là rất rõ ràng, đủ chứng cứ, Lê Nết không thể chối cãi.
Ý kiến của Luật sư Lê Nết về tư cách đại lý của Sao Nam cũng lúc có lúc không. Ngay từ lời trình bày tại trang 10 bản án sơ thẩm, Lê Nết viết thay cho Konica Minolta: “dẫu cho Sao Nam là đại lý phân phối sản phẩm của KMV thì KMV cũng không có bất kỳ quyền và nghĩa vụ nào trong mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa giữa Saigonbook và Sao Nam cũng như tranh chấp giữa họ xuất phát từ hợp đồng này”. Đọc xong câu này, Luật sư Đoàn Khắc Độ thốt lên “dẫu cái gì. Một là đại lý, hai là không phải đại lý chứ tại sao lại dẫu”. Trong văn bản gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương, Lê Nết xác định “Sao Nam là đại lý của KMV” nhưng tại tòa thì chối tư cách đại lý và cho rằng KMV không liên quan. Bây giờ thì tòa án các cấp, từ sơ thẩm đến giám đốc thẩm, đều xác định KMV là “người có quyền, nghĩa vụ liên quan” thì không biết Luật sư tiến sĩ Lê Nết sẽ trả lời ra sao trước công luận.
Sự lừa dối của Konica Minolta và Sao Nam đã gây thiệt hại cho tôi nhưng lẽ ra sự thiệt hại này đã có thể được khắc phục. Sự dốt nát của Luật sư tiến sĩ Lê Nết cùng với bản án bất công của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh mới đẩy sự thiệt hại của các bên lên gấp hàng vạn lần. Đúng là “NHIỆT TÌNH + DỐT NÁT = PHÁ HOẠI”, đọc là “nhiệt tình cộng với dốt nát bằng phá hoại”. Dốt quá làm khổ người ta./.
(Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD”, còn tiếp)
*Các ảnh tư liệu của bài viết:
Bình luận