Tôi đã chuẩn bị bài phát biểu tranh luận tại phiên tòa, dài gần 5 trang giấy A4. Từ ngày hôm trước, 25/5/2021, tôi đã gửi email, kèm theo file word, toàn bộ bài phát biểu này để cô thư ký Hồ Thị Kim Oanh có thể copy vào biên bản phiên tòa, đỡ tốn công ghi chép. Khi bắt đầu phát biểu tranh luận, tôi có cầm văn bản, dự định dựa vào đó để đọc cho chính xác. Nhưng sau khi đọc chừng nửa trang thì tôi không đọc nữa vì tôi không có thói quen đọc tranh luận. Vì thế, tường thuật tranh luận này là thực tế, nó khác với văn bản mà tôi đã gửi cho tòa. Tôi viết lại tường trình này và làm VideoScribe để bạn đọc theo dõi được cả bài viết và nghe được cả phần âm thanh của người nói. Sau đây là phát biểu của tôi – bản viết và bên dưới là VideoScribe:
* Thưa hội đồng xét xử là, đi vào phần tranh luận thì dựa trên những tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và qua phần hỏi tại phiên tòa, thì tôi đưa ra phần tranh luận rõ ràng như sau:
A. Thứ nhất là nghĩa vụ liên đới của KMV và Sao Nam. (Cho tôi he hé cái này để tôi nói cho dễ nghe, không ảnh hưởng tới ai đâu. Vừa nói, tôi vừa kéo khẩu trang xuống, qua khỏi môi dưới, rồi tôi tiếp tục nói):
Một là, căn cứ Hợp Đồng Nhà Phân Phối tại bút lục số 545 đến bút lục số 550 cùa hồ sơ vụ án;
Hai là, căn cứ vào Giấy Chứng Nhận Phân Phối Ủy Quyền tại bút lục số 223 hồ sơ vụ án.
Ba là, căn cứ vào Phiếu Bào Hành đã được làm rõ tại phiên tòa hôm nay.
Bốn là, căn cứ vào Giấy Chứng Nhận Chất Lượng ngày 5/02/2015, KMV đã gửi trực tiếp cho Công ty Phát Hành Sách Sài Gòn, xác nhận là có bán 2 máy in, máy in C1070P và máy in C1100;
Năm là, căn cứ vào văn bản ngày 23/11/2015 của KMV gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, thừa nhận Sao Nam là đại lý của KMV;
Sáu là, căn cứ vào biên bản hòa giải ngày 15/01/2015 tại bút lục số 166 hồ sơ vụ án, Sao Nam đã thừa nhận Sao Nam là đại lý được ủy quyền của KMV.
Bảy là, căn cứ vào biên bản phiên tòa sơ thẩm tại bút lục 488-496, (trang 14-15), KMV và Sao Nam đã thừa nhận thỏa thuận thu hồi máy là thỏa thuận 3 bên.
7 tài liệu được liệt kê cụ thể trên đây đã chứng minh KMV là bên giao đại lý và là bên ủy quyền; Sao Nam là đại lý được ủy quyền được qui định tại điều 167 Luật Thương Mại. KMV phải chịu trách nhiệm liên đới theo qui định tại điều 173.5 Luật Thương Mại và Sao Nam có nghĩa vụ theo qui định tại điều 175 Luật Thương Mại.
Với tư cách là bên ủy quyền, KMV phải có nghĩa vụ theo qui định tại điều 586 Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005). Với tư cách là bên nhận ủy quyền, Sao Nam phải có nghĩa vụ theo qui định tại điều 584 BLDS 2005. Đặc biệt, điều 584 khoản 2 qui định Người được ủy quyền phải báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền nhưng Sao Nam đã không báo mà còn phối hợp với KMV để che giấu quan hệ ủy quyền nhằm lừa Saigonbook. KMV và Sao Nam phải chịu trách nhiệm liên đới về toàn bộ thiệt hại của Saigonbook do các hành vi phối hợp lừa dối của họ gây ra.
B. Hành vi lừa dối của họ là có 6 hành vi:
1. Hành vi thứ nhất là lừa về chủ thể: Sao Nam không giao Giấy Chứng Nhận Nhà Phân Phối Ủy Quyền khi báo giá và ký kết hợp đồng là vi phạm nghĩa vụ được qui định tại điều 584.2 BLDS 2005. Hành vi cố ý che giấu ủy quyền của Sao Nam và KMV đã làm cho Saigonbook hiểu sai lệch về chủ thể khi ký hợp đồng. Vì thế, hợp đồng phải bị vô hiệu theo điều 132 BLDS 2005.
2&3: Hành vi lừa giá và lừa khuyến mại:
– Sao Nam và KMV đã thừa nhận hành vi lừa dối về giá và khuyến mại nên hành vi này không cần phải chứng minh nữa. Theo qui định tại điều 92.2 Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2015 (BLTTDS) thì “Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh”. Theo lời trình bày của Sao Nam tại trang 6 bản án sơ thẩm thì khi nhận được văn bản đề ngày 25/7/2015 của Saigonbook, yêu cầu Sao Nam và KMV nhận lại máy và hoàn trả tiền với lý do lừa dối về giá, lừa dối về tư cách ký hợp đồng thì Sao Nam và KMV đã “không phản đối” mà đồng ý thu hồi cả hai máy, máy C1070P và máy C1100. Sao Nam và KMV đã hoàn tất việc thu hồi máy C1070P. Còn máy C1100 này, do vướng thủ tục thế chấp nên phải chờ thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính. Vấn đề chỉ còn là Sao Nam và KMV “nhận lại máy” hay là “mua lại”. Saigonbook đã cáo buộc Sao Nam lừa dối về giá và khuyến mại và đã được Sao Nam thừa nhận bằng hành vi – bằng một hợp đồng thu hồi máy nên Saigonbook không cần phải chứng minh thêm một lần nữa về lừa giá và lừa khuyến mại. Tuy nhiên, nếu mà cần chứng minh thì các tài liệu có trong hồ sơ vụ án cũng đã thể hiện là KMV lừa dối về giá. Trên hợp đồng nhà phân phối đã ghi rõ là Giá bán sản phẩm của Konica tại thị trường Việt Nam phải được thống nhất, do Konica thống nhất trên toàn quốc. Và áp dụng cho mọi nhà phân phối. Nhưng, hai nhà phân phối được ủy quyền, là giữa Sao Nam và STS, là hai nhà phân phối, đã không thống nhất, bán một cái máy cho tôi là 3,4 tỉ và bán một cái máy cho In474 cũng do tôi làm chủ tịch là 1,289 tỉ. Chính vì tôi mua cái máy đối chứng này mà tôi đã chứng minh họ lừa giá. Ngoài ra, tôi còn thu thập 6 cái phiếu báo giá gian dối của họ. Vì vậy, việc lừa giá mà lệch đến 2,1 tỉ đồng này là dẫn đến hậu quả là tôi không thể kinh doanh được. Mà họ đã thừa nhận trong biên bản thu hồi máy là “không phù hợp kinh doanh”. Một người làm kinh doanh, họ biết tôi làm kinh doanh mà họ bán cho “không phù hợp với kinh doanh”! Họ có thể bán cái này cho Học Viện Chính Trị, cho những cơ quan nhà nước, thậm chí bán cho những bộ phận tòa án, in cho nội bộ là không cần giá đầu ra. Nhưng tôi mua về là để tôi bán lại trang in mà bán lệch đến 2,1 tỉ đồng là tôi không làm việc với thuế để hạch toán được, vì tôi là người bán trang in, hạch toán giá thành.
– Cái bảng chào giá số 128 của họ, họ đã ghi là tôi được lợi 20%, cụ thể là 774 triệu đồng thì nghĩa zụ chứng minh 774 triệu đồng này là ở đâu, là nghĩa vụ của họ, còn chứng từ này là đủ chứng minh họ lừa tôi về khuyến mại. Tôi không cần phải chứng minh nữa. Riêng cái bộ UPS mà KMV giao cho tôi theo biên bản ngày 19/3/2015 là hành vi, thực chất là lừa khuyến mại. Và cái hành vi lừa khuyến mại này không xuất được hóa đơn. Hiện nay, bộ UPS đó hiện nay là, tài sản của bộ UPS này là nó không có chứng từ vì nó không có hóa đơn thuế không cho hạch tòa và nó không có chứng từ thì có nghĩa là tài sản này không có nguồn gốc. Và theo lời ông Tống Khánh Trình, giám đốc tài chính KMV thì bộ UPS này là đã được hạch toán vào giá bán máy C1100 nên ông không thể xuất hóa đơn riêng cho bộ UPS. Và Sao Nam nhận bừa rằng, họ giao cho tôi bộ UPS nhưng mà thực chất trong biên bản bàn giao bộ UPS thì biên bản đó là chữ ký của đại diện Konica, không hề có chữ ký của Sao Nam. Và hành vi của họ đã bị cục thuế phạt vì tôi đã khiếu nại và tôi đã nộp bản chính cho tòa, bản chính cho tòa án và cho đại diện viện kiểm sát. Đó là văn bản số 14387 của Cục Thuế. Trong đó, là nói rõ là họ bị phạt về hành vi không xuất hóa đơn này. Họ bị thanh tra thuế và họ trốn thuế. Tuy nhiên, trốn thuế thì không phải là vấn đề mà tôi đề cập hôm nay.
4. Về lừa xuất xứ máy: Tức là từ khi giao dịch máy 1070P, là tôi đã nói rõ với cô Lưu Ngọc Thúy Vân, nhân viên tiếp thị của Sao Nam, là tôi cần mua máy in kỹ thuật số mới, hiện đại, được sản xuất tại Nhật Bản để đưa vào vị trí đắc địa 474-476 Minh Khai, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì ý chí tôi mua máy hiện đại được nhập khẩu từ Nhật Bản nên tôi mới liên hệ với Konica – một tập đoàn đến từ Nhật Bản. Tôi hoàn toàn không biết và không bao giờ nghĩ rằng, cái máy in này sản xuất tại Trung Quốc. Và cô Lưu Ngọc Thúy Vân cũng nói với tôi rằng, sau khi tôi đặt cọc thì Sao Nam mới đặt cọc nhập khẩu từ Nhật Bản. Cho đến khi mua máy C1100 trang bị cho Printing Shop thì ông Trần Minh Nhật – Phó Giám đốc Sao Nam và ông Đỗ Giang Khánh – Trưởng phòng tiếp thị của Konica Minolta cũng nói với tôi rằng ‘đây là chiếc máy in kỹ thuật số hiện đại nhất được sản xuất tại Nhật Bản năm 2014, mới xuất qua thị trường châu Âu chín chiếc, xuất qua thị trường châu Á hai chiếc, là Trung Quốc và Ấn Độ, mỗi nơi một chiếc. Như vậy là không có lý do gì cái máy này sản xuất ở Trung Quốc cả. Vì tôi háo hức với cái việc mua chiếc máy hiện đại nhất của Nhật Bản để làm Printing Shop nên tôi đã chấp nhận cái giá rất là cao, tức là 3.873.990.000 đồng, tương đương với 180 ngàn đô la Mỹ tại thời điểm đó, chưa có thuế VAT. Và tôi ký hợp đồng và đinh rằng, tôi đã mua máy in có xuất xứ Nhật Bản chứ tôi không bao giờ nghĩ rằng chiếc máy in kỹ thuật số hiện đại này có giá cao như thế mà có thể sản xuất ở Trung Quốc. Tâm lý của tôi cũng như bao người Việt Nam là chuộng hàng Nhật chứ không ai chuộng hàng Trung Quốc. Đó là chưa kể tâm lý dân tộc, nếu hai cái máy đó giống nhau, chất lượng như nhau thì tôi chọn máy Nhật Bản, tôi không bao giờ chọn máy Trung Quốc. Bí lắm! Sao Nam là bên soạn thảo hợp đồng và cố ý bỏ trống thông tin xuất xứ. Tôi ký hợp đồng mà không để ý hợp đồng thiếu thông tin xuất xứ. Khi mà Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu vào thì họ khảo giá, hỏi thông tin xuất xứ để họ bổ sung cho hợp đồng 03, là hợp đồng sau. KMV và Sao Nam và chúng tôi đều khẳng định là máy có xuất xứ Nhật Bản. Các bên ACBL, Saigonbook và Sao Nam đều ký vào hợp đồng, để tái xác định cái máy in C1100 này là Nhật Bản vì trước đó bỏ sót trong hợp đồng 038 thì hôm nay, cái việc mà ký vào hợp đồng 03 chỉ là ghi nhận lại lời nói, bây giờ ghi lại vào văn bản là Nhật Bản, chứ còn trước đó có thỏa thuận là Nhật Bản. Nếu trước đó có thỏa thuận là Trung Quốc thì chúng tôi sẽ ghi vào hợp đồng sau là Trung Quốc. Không có cái chuyện mà đi mua máy mà không có xuất xứ. Xuất xứ nó là tên gọi. Vì theo luật, cái Nghị định về xuất xứ hàng hóa, nó là thông tin định danh như cấp giám đốc thẩm đã khẳng định. Tức là, nó là một trong ba cái để xác định một cái nhãn hàng hóa. Nó là thông tin định danh. Đối với các đơn vị của bạn tôi là Sáng Tạo Trẻ thì họ ghi Trung Quốc nhưng đến tôi thì họ không ghi. Bây giờ, tôi lục cái đó ra thì tôi mới nhớ lại rằng, vì ý chí của tôi là mua máy Nhật và họ biết tôi mua máy Nhật nên phiên tôi là không ghi vào hợp đồng, là họ cố tình lừa. Nhưng may mà có ACB tham gia vào thì nó mới lòi cái lừa dối của họ ra.
5. Còn Hành Vi lừa Click Charge.
Thì cái phần Click Charge này là phần thương mại, dịch vụ tính phí theo trang in A4. Cái đồng hồ, người ta bố trí trên đó, đó, là cái đồng hồ để tính phí qua đồng hồ. Giống như cái đồng hồ nước zậy đó, là người ta coi cái đồng đó ghi chỉ số gì để người ta tính tiền. Chứ không ai lại chở xe bò nước, rồi xong, lại đưa vô nhà người ta, rồi tính tiền từng xô nước, từng xe bò hay là từng công-tơ-nơ. Nên cái làm ăn này là để lừa tôi, không tính qua đồng hồ thì họ tùy tiện để hàng tháng, họ lấy tiền cao. Còn khi mà xong rồi, tôi ký hợp đồng mua máy rồi thì họ đưa ra bảng giá Click Charge rất là cao. Thì trong hồ sơ mà tôi đã nộp cho hội đồng xét xử đó, là ngày 23 đó thì họ có thừa nhận Click Charge. (Vừa nói, tôi vừa lục hồ sơ lấy văn bản đưa lên rồi tiếp tục nói, rồi đọc văn bản). Đây! đây là cái văn bản mà khi tôi gửi lên thì họ thừa nhận Click Charge là một phần thiếu của hợp đồng. Thì cái văn bản số 15/2016, tôi có ghi, sau khi mà cái bản án phúc thẩm, mà cái máy để lại rồi đó, không biết làm sao hoạt động đó, thì tôi gửi văn bản ngày 15 tháng 10, tài liệu số 2 mà tôi đã nộp cho tòa. Tôi có ghi là gửi Công ty Sao Nam và Gửi Công ty Konica Minolta Việt Nam (Tôi cầm văn bản đọc):
“Công ty TNHH PHÁT HÀNH SÁCH SÀI GÒN đã nhận được bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật tuyên không chấp nhận các yêu cầu cùa Saigonbook – nghĩa là Saigonbook không thể trả lại máy cho Sao Nam và KMV.
Máy C1100 đã ngừng hoạt động hơn một năm nay do không có mật khẩu mở máy, không mua được mực, vật tư trên thị trường, không có hợp đồng dịch vụ click charge. Để giảm thiểu thiệt hại cho Saigonbook, đề nghị KMV và Sao Nam bàn biện pháp cung cấp mật khẩu mở máy, cung cấp dịch vụ click charge để đưa máy C1100 vào hoạt động.
Trường hợp Sao Nam và KMV không cung cấp dịch vụ click charge và mật khẩu mở máy thì đề nghị Sao Nam hoặc KMV giới thiệu cho chúng tôi cá nhân hoặc tổ chức nào có khả năng mở máy – đưa máy vào hoạt động thỏa mãn các điều kiện, yêu cầu của Konica.
Chúng tôi mong sớm nhận được hỗ trợ từ KMV và Sao Nam để đưa máy vào hoạt động. Nếu không nhận được hỗ trợ mật khẩu mở máy và dịch vụ click charge thì chúng tôi đành tháo dỡ máy bán thanh lý để lấy mặt bằng làm việc khác”.
Và đây, là cái văn bản trả lời của Công ty Sao Nam về cái công văn này. Trả lời công văn của Sao Nam là ngày 26/10/2016 (tôi đọc):
“- Kính gửi: Công ty TNHH Phát Hành Sách Sài Gòn.
Chúng tôi có nhận được công văn số 15/2016-SG của quý công ty yêu cầu Sao Nam và Cty TNHH Konica Minolta Việt Nam thực hiện dịch vụ kỹ thuật để “đưa máy C1100 vào hoạt động”.
Để có các phương án hỗ trợ tốt nhất cho Quý công ty, chúng tôi đã liên hệ với KMV để bàn bạc về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện tại đang là thời điểm cuối quý nên KMV đang tập trung cho các công tác nội bộ nên họ đề nghị ;à hoãn lại đến tháng 11/2016.
Bằng công văn này, Cty Sao Nam thông báo đến Quý công ty, sẽ phản hồi đến Quý công ty phương án cụ thể”.
Như vậy là, cái máy này không hoạt động. Tôi gửi văn bản này đến họ là họ biết và họ đã làm việc với Konica, để mà, đưa máy vào hoạt động. Như zậy là cái máy này, đã không thể hoạt động, không chỉ ra một đơn vị nào để đưa có Click Charge để hoạt động và họ đã thừa nhận, họ gửi văn bản và tôi đã nộp bản chính này cho tòa. Và sau đó, rất nhiều cái giao dịch khác. Trong đó đặc biệt, là họ đã đưa hợp đồng bảo trị trọn gói máy in. Tức là cái hợp đồng này là họ chuyển qua cho tôi, số 06 này là ngày 15/2/2017. Tức là, cái thời điểm bán máy là 2015, án phúc thẩm là 2016, bây giờ tới 2017, họ mới đưa hợp đồng này, gọi là hợp đồng Click Charge. Có nghĩa là trước đó cái máy này không hoạt động. Trong cái hợp đồng Click Charge này có chữ ký của ông Trần Kim Chung. Mà qua tôi không thể ký là bởi vì, cái trang in mà tôi mua của đại lý STS là có 400, mà trang in này nó 600. Mà 20 triệu bản, 20 triệu bản in theo cái máy tuổi thọ của nó. Nếu tôi dùng Click Charge của Sao Nam thì tôi phải mất thêm 4 tỉ đồng nữa, độ lệch đến 4 tỉ đồng nữa. Thì tôi không thể kinh doanh được. Giống như tôi đi mua taxi mà tôi vay ngân hàng, mà chiếc xe bán 500 triệu mà nó bán tôi 2 tỉ thì làm sao tôi ra tôi chạy taxi? Trên đời này không có ai làm cái việc như vậy mà làm được. Tôi đâu có chạy taxi được vì taxi là nó có cuốc, trang in là có giá. Như vậy là cái hợp đồng bảo trì máy là, hôm nay là, hội đồng xét xử nói làm sao chứng minh không có Click Charge là không in được thì cái tài liệu tôi nộp, 23 cái tài liệu đó, là tôi đã nộp cho tòa và đã đưa cho họ, trong đó có hợp đồng này, họ không có phản đối. Như vậy là có cái hợp đồng này. Không những có hợp đồng mà trong phiếu bảo hành của họ, họ đều ghi là mực, vật tư, tất cả các thứ đều do đại lý ủy quyền của họ. Mà bây giờ, đại lý ủy quyền của họ, họ không ủy quyền. Họ không ủy quyền! Bây giờ, nói như đại diện KMV đó, họ nói bây giờ họ không ủy quyền. Mà cái giấy bảo hành này thì ghi là phải dùng vật tư, dịch vụ kỹ thuật, người của họ thì họ mới bảo hành. Người của họ ủy quyền. Họ hoặc người của họ. Thế bây giờ họ không ủy quyền mà tôi không lấy được cái giấy ủy quyền nào, thì bây giờ tôi không biết kiện ai. Cho nên, thưa hội đồng xét xử là cái dịch vụ Click Charge này là một cái lừa chuyên sâu của một số tập đoàn, đặc biệt là Konica. Thì hôm nay nói luôn là tôi mua qua máy Fuji Xerox, tôi cũng có gửi cho hội đồng xét xử các máy mà tôi mua của các đơn vị khác. Thì nó có đặc điểm là, không có ai mà ủy quyền mà đi bán máy giống như Konica bán cho Sao Nam, Sao Nam bán lại cho tôi cả. Tại vì ở đó, họ bán trực tiếp hết. Họ bán trực tiếp hết. Và tôi có nộp cho hội đồng xét xử là, sau này tôi có mua của Ricoh, Fuji Xerox, rồi tôi mua… thì tất cả những thủ tục mua máy của các đơn vị khác cũng đến từ Nhật Bản. Họ đều làm cho tôi một hợp đồng, trong đó có hai phần là phần bán máy in và phần Click Charge. Đặc biệt là trong hồ sơ vụ án, có một cái hợp đồng của STS – cũng là một đại lý của KMV, trong đó cũng có hai phần là phần bán máy là 1,289 tỉ; phần ở dưới trang in là dịch vụ Click Charge, mỗi trang là 400 đồng. Trong đó họ có cho tôi 400 ngàn bản in miễn phí. Thì cái việc Sao Nam, họ lợi dụng là, họ lừa tôi làm Printing Shop, tôi tin tưởng họ. Là họ nghĩ tôi mặt tiền Minh Khai, giàu, họ lừa. Họ còn hỏi tôi là mua cỡ bao nhiêu tiền máy in, tôi nói mua tới 52 tỉ. Tức là cái dự án tôi đầu tư về máy in tới 52 tỉ mà. Nên họ sướng, họ bán cái rồi họ tới họ lừa. Đấy. Như vậy là cái việc lừa này nó không phải chỉ là cái máy.
Còn họ lừa bạn tôi, anh Diệu này và những người khác, họ cũng lừa không Click Charge. Họ lừa không Click Charge thế thì bây giờ, họ tới, họ cung cấp mực vật tư thì vẫn hoạt động, thuận thảo. À, năn nỉ họ thì vẫn hoạt động. Nhưng mà nếu như mà họ đưa một cái đơn hàng qua mà nhiều tiền mà anh chậm thanh toán, là anh gọi điện họ không qua, tại vì mực, vật tư họ giữ.
Còn hiện nay, tôi không có thừa nhận cái tài liệu mà họ nói bán cho công ty gì mà nhà nước đó. Mấy công ty đó. Thì công ty nhà nước khác với công ty kinh doanh của tôi ở chỗ như thế này: Bây giờ bán cho tòa án mà cái ông văn phòng đó, ổng in thì bây giờ đem mực vật tư tới, ông mua bao nhiêu, tòa án thanh toán chứ có phải khách hàng thanh toán đâu. Nên bán cho cái máy Covid – 19 đó, họ bán bao nhiêu tỉ cho nhà nước cũng dễ lắm, nhưng bán cho đơn vị tư nhân là họ làm không được. Làm ra trang in không được. Nên cái máy Covid, bây giờ ba, bốn tỷ, nó lừa nó bán cho nhà nước ba chục tỷ cũng được nhưng bán cho một doanh nghiệp như tôi nè, là chết liền, không có làm được. Nên câu chuyện, không lấy chuyện bán máy vô nhà nước, lừa lấy tiền ngân sách để đi so với tôi được. Vì vậy, nên mấy chỗ đó người ta không có kiện mà chờ nhà nước bắt bỏ tù kia. Chứ mà các đơn vị nhà nước, nó bán đầy mà. Có ai kiện đâu. Còn tôi là khác, tôi kinh doanh, tôi phải kiện. Như vậy lừa Click Charge, nó đã rất là rõ.
6. Về Lừa Bảo Hành.
Thưa hội đồng xét xử là, cái việc lừa bảo hành này rất là rõ. Tại vì, họ đã ký vào trong hợp đồng thời hạn bảo hành là 12 tháng, mà còn một thông tin nữa, là bảo hành 9 triệu bản in trên cái phiếu bảo hành này. Nếu đánh máy lỗi, nếu đánh máy sai thời hạn thì cũng không thiếu cái đó. Với thứ hai là, cái đơn vị thương mại thì không có quyền ấn định thời hạn bảo hành. Và tôi, hôm nay trước hội đồng xét xử với mọi người, tôi rất tự hào, tôi là một người kỹ sư chế tạo máy. Nên hôm nay tôi sẽ nói là cái cô mà KMV này, đại diện Konica nói rằng, khuyến cáo bảo hành 3 năm, 2 năm tùy ý là sai. Bởi vì trong cái hợp đồng mà ký kết giữa hai bên đó, ghi rõ là bảo hành là do khiếm khuyết của sản xuất. Chỉ có người kỹ sư chế tạo máy, người ta mới biết người ta dùng vật liệu chỗ nào. Vật liệu đó luyện kim gì, nhựa nó như thế nào và các vết nứt tế vi trong đó, trong quá trình chuyển động, tải trọng động thì nó sinh ra vết nứt như thế nào. Do khiếm khuyết về kỹ thuật nên người sản xuất sẽ qui định bảo hành. Ví dụ, cái nồi cơm điện. Thì nhà sản xuất của nồi cơm điện, đưa vào siêu thị thì họ kèm theo cái phiếu bảo hành, anh phải ghi vô cái ngày bán thôi. Người bán không bao giờ được ghi trong hợp đồng là bảo hành bao lâu. Và Konica Việt Nam cũng chỉ là đơn vị thương mại, họ không được quyền ấn định thời gian bảo hành. Các đại lý bán máy cho Toyota hoặc các hãng, đều là sổ bảo hành do người sản xuất, từ nhà máy sản xuất, họ qui định bảo hành. Nên họ lừa bảo hành mà bây giờ họ chối.
Như vậy, vấn đề lùa bảo hành là vấn đề rất rõ. Còn hôm nay, trước đại diện viện kiểm sát và tòa án, họ còn nói là họ phát phiếu bảo hành cho tôi từ tháng Ba. Mà trong khi tới tháng Tám, tháng Bảy, tôi mới phát hiện ra họ lừa, tôi mới mua cái máy của STS, tôi làm đối chứng để tôi trả máy. Thì từ tháng Ba, tôi với họ là rất thuận thảo, họ đưa cái máy bảo hành, cái phiếu bảo hành thì tôi nhận. Mà họ đã ghi vào hợp đồng là thời hạn bảo hành rồi thì họ đưa phiếu bảo hành làm gì? Và tại cái biên bản hòa giải sơ thẩm, họ cũng thừa nhận là họ không giao phiếu bảo hành. Họ hứa với tòa trong biên bản ngày 15 là họ chỉ giao cho tòa bản phô tô thôi. Họ giao cho tòa mà. Thì đến đây họ lại khai dối là họ giao cho tôi phiếu bảo hành. Rất là ngang ngược.
Như vậy hành vi lừa là có 6 hành vi. Và hôm nay tôi tranh luận một phần nữa. Đó là cái phần hợp đồng 038. Hợp đồng 038, tôi không chỉ tranh luận ở tòa dưới, tòa cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm mà tôi tranh luận với cả cấp giám đốc thẩm. Thậm chí, khi kháng nghị sai, tôi cũng lên tôi gặp lãnh đạo tòa án. Tại vì sao? Tại vì tôi là người nghiên cứu pháp luật. Cái hợp đồng 038 này … Muốn như thế nào, mà khi tôi đã kiện ra là, yêu cầu tuyên bố hợp đồng 038 vô hiệu, tôi đã đóng án phí, thì trách nhiệm của hội đồng xét xử là phải xem cái hợp đồng này, nó có hiệu lực hay không. Tại vì có hiệu lực hay không. Nó không thỏa điều kiện để có hiệu lực, điều 122, thì lập tức nó không thay thế được. Dù tôi có thanh lý, các bên có trả tiền cho nhau xong rồi nhưng mà hợp đồng này mà bị kiện thì vẫn phải xem tính hiệu lực của nó. Ví dụ như hợp đồng này mà mua ma túy, mua bán ma túy nhưng vì không có ma túy nên giao bằng máy, thay thế bằng cái máy thì làm sao mà hợp đồng 038 này có hiệu lực được. Nên hợp đồng 038 là hợp đồng phải xem xét. Và họ lừa tôi là họ lừa từ hợp đồng 038 này, lừa từ cái phiếu báo giá. Vì luật qui định là cái hợp đồng, là phải xem hành vi lừa dối của họ là trong suốt quá trình và phải đặt hành vi lừa dối này trong mối liên quan của giao dịch và trong toàn bộ cái liên quan giữa họ bán cho tôi với những khách hàng khác. Không thể nói rằng, cái này không liên quan. Chúng ta đang sống là đàn ông liên quan tới đàn bà. Tòa án liên quan với viện kiểm sát, liên quan hết. Bây giờ họ bán cho tôi một cái máy như thế này, họ lừa tôi. Dẫn đến là tôi không biết làm sao hoạt động. Mà tôi không có cái gì để mà kiện người ta để mà mở mật khẩu. Thì cái việc hợp đồng 038 đó là tôi đề nghị là phải tuyên hợp đồng 038 này vô hiệu do lừa dối và hợp đồng 03 vô hiệu cũng do lừa dối nhưng mà lừa dối kéo theo. Cả hai cái đều lừa dối và nó đi liền một hệ. Vì hợp đồng là sự thỏa thuận các bên. Sự thỏa thuận có thể là bằng miệng, bằng hành vi hoặc bằng văn bản. Thì sự thỏa thuận của tôi cho đến đây là ký kết nhưng mà trước đó là giao kết. Vì vậy, tôi đã nói rõ hợp đồng 038.
Đến đây thì tôi thưa hội đồng xét xử rằng là, KMV và Sao Nam có 6 hành vi lừa dối. Nó gắn liền với những việc họ không làm, những việc mà pháp luật qui định họ phải làm:
Thứ nhất là họ lừa về chủ thể. Tức là họ không thông tin cho tôi, họ không đưa cho tôi giấy chứng nhận nhà phân phối ủy quyền.
Hai là, họ không niêm yết giá bán theo qui định của pháp luật để họ lừa giá.
Ba là, họ không làm thủ tục với Sở Công Thương để lừa khuyến mại.
Bốn là, họ không thông tin xuất xứ để lừa xuất xứ.
Năm là, họ không phát phiếu bảo hành để lừa bảo hành.
Sáu là, họ không thông tin về dịch vụ Click Charge để bỏ lửng cái hợp đồng dịch vụ Click Charge.
Việc họ thu hồi cả hai máy là họ đã thừa nhận sự lừa dối này. Và họ đã lấy lại một máy, còn cái máy này là họ mua lại cũng nhằm mục đích che giấu sự lừa dối, chứ không phải do thiện chí. Bởi vì trên đời này, không có ai, người ta nói: “ê! mầy lừa tau, mầy đem tiền lại trả tau. Không thì tau đập mầy chết!”. Cái tự nhiên, ông tới ông nói “tôi thiện chí, thôi để tôi lấy máy zề”. Tôi nói tôi đập nó chết, mầy lừa tau, mầy đem trả tau, không thì tau đập mầy chết. Cái tự nhiên, nó tới, nó nói “nó thiện chí”. Nói zậy mà thế gian này cũng nghe được. Nếu nó không lừa dối thì công việc đầu tiên nó phải nói: “Tôi không có lừa dối anh á, anh kiện đi đâu thì anh kiện đi”. Thôi, chứ mắc mớ chi đi thu hồi. Mấy tỉ bạc chứ đâu phải giỡn đâu. Nên cái hành vi lừa dối, cái việc lừa dối này, nó đã thể hiện bằng hành vi. Và đứa con nít bao nhiêu tuổi, nhìn cái sự việc diễn ra thì nó cũng biết đây là bọn lừa. Và nó lừa một cách kinh hồn! chứ có phải một mình tôi đâu. Sau vụ này, rồi tôi còn làm ra một số vụ lừa nhà nước, lấy Học Viện Chính Trị 5,2 tỉ, cái máy còn tệ hơn cái máy bán cho tôi. Lừa y như cái máy bán Covid. Lừa nhiều năm rồi. Đất nước và dân tộc này không thể chịu nổi cái bọn lưu manh này. Hết.
Bình luận