Vài Lời Phi Lộ !
Theo trang vac.vn thì “Luật sư, Trọng tài viên Châu Huy Quang được vinh danh trong Top 50 siêu luật sư Châu Á”. Đó là tin mừng không chỉ cho cá nhân Tiến sĩ Luật sư Châu Huy Quang mà có thể còn là sự hãnh diện của người Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập với thương mại toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng rất cần đến những Siêu Luật sư Châu Á như thế này trong việc phòng ngừa và giải quyết tranh chấp thương mại. Hơn nữa, nhân tài – siêu Luật sư là “nguyên khí quốc gia”, có thể giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia bằng công cụ pháp luật. Làm Luật sư mà được “vinh danh trong Top 50 siêu luật sư Châu Á” là mơ ước của không ít luật sư, nhất là các luật sư trẻ. Vì thế, tôi rất quan tâm đến sự thể hiện của Tiến sĩ Luật sư Châu Huy Quang trong vụ án Konica Minolta, để ngõ hầu đem đến cho người xem những kỹ năng hành nghề của một “siêu luật sư châu Á”.
Trước khi bàn để rút ra những bài học kinh nghiệm về mặt chuyên môn, tôi muốn tường thuật nguyên văn lời tranh luận lượt đi (không có lượt về) của Siêu Luật sư Tiến sĩ Châu Huy Quang tại phiên tòa ngày 26.5.2021. Có vài chi tiết đặc biệt cần nói trước trong lời phi lộ này. Một là, trước đó Cựu thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng phát biểu hết 1 giờ 11 phút nhưng không bị Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn cắt lời nhưng đến khi Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang phát biểu với thời gian ít hơn, chỉ 45 phút 32 giây, nhưng lại bị Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn cắt ngang vì cho rằng Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang phát biểu những vấn đề không liên quan đến KMV. Đối đáp giữa Siêu Luật sư Tiến sĩ Châu Huy Quang với Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn là hết sức thú vị. Hai là, Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang cũng đề nghị hội đồng xét xử ghi vào bản án là phải kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý cá nhân ông Lương Vĩnh Kim vì đã xúc phạm đến KMV, các cá nhân và cơ quan tiến hành tố tụng nhưng bị Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn bác bỏ. Ba là, cuối cùng, Siêu Luật sư Tiến sĩ Châu Huy Quang nói: “Xin cám ơn hội đồng xét xử! và trước khi phần kết thúc, thì tôi cũng xin, ờ, theo đề đạt của ông Tổng giám đốc của KMV, ổng là người đại diện pháp luật của KMV tham gia vụ việc này rất lâu, tại vì ổng là người nước ngoài, thật ra ổng có muốn là hội đồng xét xử dành cho ổng hai ba phút để ổng xin phát biểu bổ sung. Xin cám ơn”. Lập tức, Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn đã bác bỏ sự xin xỏ cuối cùng này của Siêu Luật sư Tiến sĩ Châu Huy Quang. Tổng giám đốc Tetsuya Tokuda đã không được phát biểu sau nhiều ngày ngồi ở ghế dự khán chờ đợi.
Đây là bài viết tường thuật và cuối bài viết là VideoScribe với đầy đủ âm thanh trung thực.
ĐOẠN 1:
Khi Luật sư Nguyễn Hải Đức, “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của Sao Nam, vừa dứt lời thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn lên tiếng:
– Mới phía đại diện của KMV. Đại diện hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
– Ờ, thưa hội đồng xét xử, thưa đại diện viện kiểm sát. À, tôi là Châu Huy Quang, thuộc luật sư đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Công ty TNHH Konica Minolta Business Solutions Việt Nam, hoặc là cách dùng từ là “người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” trong vụ án hiện nay, chúng tôi gọi tắt là KMV. À, trong cái phần trình bày luận cứ của mình thì chúng tôi xin lặp lại nội dung kháng cáo của KMV trong vụ án này đối với bản án sơ thẩm số 439, ờ, ngày 19/4/2016 của tòa án nhân dân quận 3, tức là, tuyệt buộc là KMV có nghĩa vụ liên đới phải hoàn trả số tiền 3.389.920.665 đồng cho nguyên đơn Saigonbook trong vụ án này, cũng như là tuyên buộc KMV phải liên đới nhận lại bộ máy in C1100 và các phụ kiện liên quan. Thì, chúng tôi thay mặt cho, ờ, KMV trong vụ án này, đề nghị hội đồng xét xử phúc thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn Công ty Saigonbook trong cả hai yêu cầu trên, tức là yêu cầu liên đới phải bồi hoàn số tiền hàng cho Saigonbook cũng như yêu cầu phải nhận lại bộ máy C1100.
Kính thưa hội đồng! là, chúng tôi xin xác định tư cách của các đương sự, của đương sự mà cụ thể trong vụ án này là KMV trong vụ án này, chúng tôi cũng xác định ngay từ đầu, từ phiên sơ thẩm cho tới phiên phúc thẩm và tại cái phiên tòa hôm nay rằng là, trong cái vụ tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa, giữa Sao Nam với Saigonbook thì KMV không có bất kỳ quyền lợi và nghĩa vụ nào, liên quan tới tranh chấp hợp đồng số 03 cũng như hợp đồng số 038 và các, ờ, ờ, ờ, mà các bên đã ký kết xác lập hợp đồng ngày 27/12/2014, trong đó có ACBL là bên mua. Và thực tế thì KMV cũng, KMV chúng tôi cũng chưa bao giờ thiết lập bất cứ một quan hệ nào khác ngoài cái hợp đồng 038 đã được viện dẫn trên. Và trong quá trình giải quyết vụ án tại cấp sơ thẩm và phúc thẩm, cũng như là cái vụ án này xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, chúng tôi cũng không thấy có xác định bất cứ mối liên hệ nào của KMV liên quan đến cái hợp đồng giữa ba bên tham gia trong cái việc mua bán máy in C1100. Và trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa, trong hai cái phiên tòa hôm trước cũng như phiên tòa hôm nay thì nguyên đơn vẫn giữ cái quan điểm cho rằng KMV có hành vi lừa dối trong cái việc mà mua bán máy in C1100 và đặc biệt là liên quan tới vấn đề là tư vấn hệ thống Printing Shop theo công nghệ của Konica. Tuy nhiên, ờ, chúng tôi cũng theo dõi ba cái phiên bình luận cũng như xem xét các chứng cứ, ờ, do Saigonbook cung cấp tại phiên tòa, chúng tôi cũng không thấy, ngoài những tuyên bố đơn phương, không có căn cứ thì chúng tôi cũng không thấy có một bất cứ, có một cái ờ bằng chứng nào cho thấy rằng là, thực tế là KMV hoặc là có ủy quyền cho bất cứ cá nhân nào nhân danh KMV để liên hệ làm việc với Saigonbook trong quá trình trước và trong quá trình thực hiện cái hợp đồng 03 giữa ba bên.
Kính thưa hội đồng! Trong phần trình bày của mình thì tôi không đi chứng minh lại cái việc rằng là, chứng minh thêm việc rằng là, ba bên, Sao Nam, Saigonbook cũng như ACBL, ai là có lỗi trong việc dẫn đến vi phạm hợp đồng 03 giữa ba bên này. Hoặc tôi cũng không đi chứng minh lại rằng là các hợp đồng này có vô hiệu, bị vô hiệu hay không vô hiệu và vô hiệu là do lừa dối hay vô hiệu là do nhầm lẫn như là cái nhận định tại bản án sơ thẩm. Cái phần này là các luật sư đồng nghiệp trình bày rất rõ rồi. Tôi xin không lặp lại phần này. Chúng tôi chỉ xin lặp lại rằng là, trong mọi tình huống thì KMV không phải và không thể là một bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến cái hợp đồng 03 nêu trên và trong mọi trường hợp, hậu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa Sao Nam, Saigonbook cũng như ACBL không thể liên đới trách nhiệm của KMV và cụ thể là KMV cũng không thể, không có bất cứ hành vi nào lừa dối đối với Saigonbook cũng như đối tác của họ à là Sao Nam trong vụ án này. Do vậy, chúng tôi tin rằng mọi việc Saigonbook vô cớ xác nhận rằng, KMV phải liên đới bồi hoàn cho mình vì KMV có trách nhiệm gây ra hợp đồng vô hiệu mà cụ thể là KMV có hành vi thông đồng cùng Sao Nam để lừa dối Saigonbook là không có cơ sở. Ở đây chúng ta cũng cần làm rõ rằng là, cụ thể là KMV và Sao Nam đã cùng thông đồng thực hiện những hành vi lừa dối như thế nào và có hay không có việc KMV tự mình hoặc thông qua Saigonbook, à xin lỗi thông qua Sao Nam để có hành vi lừa dối Saigonbook cũng như một bên mua là ACBL. KMV lừa dối Saigonbook trong cái giao dịch giữa Sao Nam với Saigonbook để được hưởng lợi gì từ cái hợp đồng này. Thì đó là những vấn đề mà chúng tôi nghĩ hội đồng cũng như là các bên cần phải làm rõ.
Kính thưa hội đồng là, chúng tôi, cái quan hệ hợp đồng giữa Sao Nam với KMV là thông qua cái hợp đồng phân phối ký ngày 2/1/2014 và như trong cái phần xét hỏi làm rõ, chúng tôi cũng khẳng định rằng là, rất nhiều lần, các vấn đề nằm trong cái nhận định của quyết định giám đốc thẩm, chúng tôi thấy nhận định rất sai, không có căn cứ pháp lý và cũng không có cơ sở pháp lý rằng là “Sao Nam là đại lý thương mại của KMV”. Thực tế Sao Nam chỉ là nhà phân phối của KMV. Phần này luật sư Đỗ Đức Vân Hồng nhận định rất rõ rồi và tôi chỉ, tôi chỉ, ơ, xin trích lục lại rằng là, theo cái mô hình phân phối này các bên cũng thấy rằng là, cụ thể Sao Nam có đơn đặt hàng đối với KMV thì KMV sẽ tiến hành nhập khẩu từ nhà sản xuất Konica Minolta ở nước ngoài và cụ thể là vào ngày 29/10/2014, Sao Nam có gửi cho KMV đơn hàng để đặt bộ máy in là C1100 và ngày 27/11/2014 thì KMV tiến hành nhập khẩu cái máy này từ nhà sản xuất là Konica Minolta Business Solutions Singapore. Và sau khi hàng thông quan thì KMV xuất bán cho Sao Nam với giá 2.462.020.600 đồng, giá này chưa bao gồm thuế VAT. Việc mua bán được hoàn tất bao gồm việc thanh toán, ký hợp đồng, thanh toán, xuất hóa đơn hoàn tất vào ngày 30/11/2014. Trong cái phần hồ sơ chúng tôi có kèm theo tài liệu số 01, tức là đơn đặt hàng và hóa đơn giá trị gia tăng 393 ngày 30/11/2014. Việc giám đốc thẩm nhận định rằng “Căn cứ hợp đồng nhà phân phối ngày 2/01/2014 được ký kết giữa Sao Nam với KMV và Giấy Chứng Nhận phân phối ủy quyền ngày 19/01/2015 thể hiện Sao Nam là đại lý ủy quyền của KMV, được KMV ủy quyền phân phối tất cả các máy in màu kỹ thuật số công nghiệp Konica Minolta cùng các phụ kiện, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế liên quan, được ủy quyền báo giá và thực hiện đơn đặt hàng trực tiếp với khách hàng…”. Đây là nhận định sai thực tiễn cái hợp đồng phân phối giữa KMV với Sao Nam, cũng như là không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy rằng là, trong quá trình Sao Nam ký kết, tham gia đàm phán ký kết hợp đồng với Saigonbook thì Sao Nam được sự ủy quyền cho phép hoặc không cho phép, hoặc là cái sự can thiệp của KMV trong cái việc xác định giá.
À, kính thưa hội đồng! Điều 166 Luật Thương Mại 2005 qui định là “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao”. Thì trong việc này, trong cái dấu dấu hiệu cơ bản nhất để xác định là cái quan hệ bản chất, quan hệ nhà phân phối mua đứt bán đoạn hay là nhận đại lý dựa trên vấn đề là. Vậy thì KMV khi mà ủy thác cho Sao Nam ví dụ có trường hợp đó, bán cái lô hàng này cho Saigonbook thì Sao Nam sẽ được hưởng cái gì. Sao Nam được tự quyết định giá để bán, hưởng lợi nhuận chênh lệch hay Sao Nam được hưởng thù lao hay hoa hồng từ KMV. Thực tế thì không có bất cứ cái nào để chứng minh rằng là Sao Nam được hưởng cái thù lao hoa hồng để thực hiện cái việc này. Trong cái phần trình bày của mình thì đại diện của Saigonbook căn cứ vào những cái, một số cái chứng cứ xác lập cho rằng ví dụ trong cái giấy bảo hành xác định rằng là khi mà xảy ra vấn đề bảo hành về chất lượng sản phẩm mang thương hiệu Konica thì đại lý ủy quyền trong trường hợp này có phải là Sao Nam hay không.
Kính thưa hội đồng! Cái cách lập luận và cái cách tiếp cận của Saigonbook trong việc này là tương đối là giống nhau, tức là, chúng tôi đang đi tranh luận ở một khía cạnh là trong quá trình đàm phán tham gia với giao kết hợp đồng này là anh có bị lừa dối ở khía cạnh nào từ KMV để anh thực hiện hợp đồng này, hay là khi hợp đồng này tôi đã ký kết, các bên đã phát sinh tranh chấp rồi anh quay ra anh đi thu thập những chứng cứ phát sinh sau đó rồi viện dẫn à trước đây anh có cái lừa dối. Cái phần đó là phần sau chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn.
(Hết đoạn 1)
* Đoạn 1 này hết 9 phút 32 giây. Phải đến phút thứ 32 thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn mới lên tiếng cắt lời Siêu Luật sư – tiến sĩ Châu Huy Quang. Từ đó, cho đến phút 45 mới có nhiều lời qua tiếng lại). (Còn tiếp)
VideoScribe Đoạn 1:
Kỳ 83: SIÊU LUẬT SƯ CHÂU Á, TIẾN SĨ CHÂU HUY QUANG TRANH LUẬN LƯỢT ĐI TẠI PHIÊN TÒA 26.5.2021 (Đoạn 2).
Vài lời phi lộ cho đoạn 2 !
Để nhân dân giám sát công tác xét xử của tòa án theo điều 13.1 BLTTDS 2015 thì nhân dân phải có đủ thông tin trung thực, đa chiều và đầy đủ. Chính vì thế, tôi đã hết sức cố gắng tường thuật nguyên lời nói của từng người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng trong vụ án này. Đặc biệt, các ý kiến của Siêu Luật sư – Tiến sĩ Châu Huy Quang là được tôi hết sức lưu ý vì:
– Một là, Siêu Luật sư – Tiến sĩ Châu Huy Quang là “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của Konica Minolta – một thương hiệu lớn đến từ Nhật Bản. Tòa án Việt Nam, Chính phủ Việt Nam và nhân dân Việt Nam phải có nghĩa vụ bảo vệ nhà đầu tư làm ăn chân chính. Không vì bất cứ lý do gì mà vu cáo cho họ lừa dối và phải bắt họ chịu trách nhiệm nếu họ trung thực, thiện chí trong công việc làm ăn. Theo qui định tại điều 92.3 BLTTDS 2015 thì “Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện”. Ý kiến của người đại diện cho Konica Minolta trước đây ở văn bản gửi Ban Tuyên Giáo Trung ương ĐCSVN, ở phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trước đây và hiện nay đều được coi là ý kiến của chính họ. Vì thế, phải công khai ý kiến họ trình bày hiện nay, khác với ý kiến trước đây như thế nào để nhân dân Việt Nam giám sát công tác xét xử của tòa án.
– Hai là, “Luật sư, Trọng tài viên Châu Huy Quang được vinh danh trong Top 50 siêu luật sư Châu Á” đang là “Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam”. Ý kiến của ông rất đáng được các doanh nghiệp và các luật sư tham khảo trước khi đưa tranh chấp đến tổ chức này để yêu cầu giải quyết.
– Ba là, theo trang “danluat.thuvienphapluat.vn” thì “Luật sư Quang được cộng đồng pháp lý công nhận là một trong những luật sư tranh tụng hàng đầu của Việt Nam. Trên cơ sở các thành tựu đạt được trong lĩnh vực này, Luật sư Quang được đề cử bởi Tạp chí Legal 500 là luật sư “rất biết cách làm việc với các cơ quan, tổ chức nhà nước để giải quyết nhiều vấn đề pháp lý phức tạp tại Việt Nam một cách hiệu quả. Ông đồng thời còn rất xuất sắc với kỹ năng đàm phán không chỉ trong lĩnh vực tố tụng mà còn trong các vụ việc giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng.”. Và, siêu luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang cũng là Giảng viên Học viện Tư pháp – Bộ Tư pháp, nơi đào tạo ra các cử nhân ngành luật, các luật sư và nhiều người làm việc trên các lĩnh vực pháp luật. Cho nên, kỹ năng tranh tụng và lập luận cụ thể của Siêu luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang qua một vụ án cụ thể này là rất đáng được mọi người tham khảo.
Tôi đã công khai Đoạn 1 này hết 9 phút 32 giây. Còn đây là đoạn 2, từ 9 phút 33 giấy đến 21 phút 56 giấy. Dưới bài viết tường thuật này có VideoScribe ghi âm. Mời mọi người tham khảo.
* ĐOẠN 2:
Cái nữa là KMV, như chúng tôi trình bày thêm là hóa đơn bán hàng, giao hàng thu tiền từ Sao Nam. Đây là giao dịch mua đứt bán đoạn thể hiện qua các chứng từ và theo cái điều 62 Luật Thương Mại 2005 thì quyền sở hữu hàng hóa đối với lô máy C1100 đã được chuyển giao cho Sao Nam kể từ thời điểm giao cái lô máy này cho Sao Nam, tức là ngày 30/12/2014.
Kính thưa hội đồng xét xử! Trong cái phần tranh luận của luật sư của phía bên nguyên đơn chúng tôi cũng không hiểu rằng là. Vậy tóm lại thì bên chỗ Saigonbook vẫn khẳng định là cái lô máy này, ờ, của Konica chứ không phải của Sao Nam. Vậy thì cái dấu hiệu gì về mặt pháp lý và mặt thực tế để mà chứng minh rằng cái lô máy này là đã được chuyển giao cho Sao Nam trước khi Sao Nam bán tiếp cho Saigonbook. Điều 62 Luật Thương Mại qui định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa thì có qui định rằng là “Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua để từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao”. Cái phần này, cái phần lập luận của chỗ bên luật sư nguyên đơn có lập luận cho rằng là cái lô máy về, cái lô máy về ngày, về cảng Cát Lái ngày 27 tháng 10. 30 tháng 10 thì bên này xuất hóa đơn thì như vậy để nghị là xuất phải loại bỏ cái hóa đơn, đó chứ không phải chứng cứ pháp lý. Chúng tôi cũng khẳng định rằng là cái hóa đơn trong việc đó không đủ để mà cái hóa đơn đỏ giá trị gia tăng trong cái việc đó, luật pháp hiện nay không có hạn chế việc anh xuất hóa đơn vào thời điểm nào. Thường hóa đơn là đi liền với việc thanh toán chứ không phải hóa đơn đi liền với nhận và giao hàng, hai cái việc khác nhau. Thành ra, đại diện viện kiểm sát xác định vấn đề là phải làm rõ rằng là quá trình nhập kho lô hàng thế nào, giao hàng thế nào, vận chuyển trên đường thế nào thì vấn đề đó nó hợp lý hơn là vấn đề thời điểm như luật sư chỗ nguyên đơn là đòi loại bỏ cái hóa đơn đó.
Trong cái, 7 nội dung mà Saigonbook cáo buộc rằng là. Chúng tôi chỉ nói riêng tới KMV thôi. Cáo buộc là KMV có dấu hiệu là lừa dối, thông đồng với Saigonbook, ờ, với Sao Nam để lừa Saigonbook. Một trong những căn cứ đó, chúng tôi thấy có vẻ một căn cứ có thể tranh luận mà các bên nên tranh luận hơn là những nội dung khác. Những cái nội dung khác, mà căn cứ đầu tiên tôi thấy là giá bán là vấn đề mà chúng tôi thấy là cần thiết làm rõ. Vậy thì trong trường hợp này, KMV có hay không có hành vi là câu kết thông đồng với Sao Nam để lừa dối trong việc bán cái lô hàng này cho Saigonbook hay không.
Kính thưa hội đồng! Theo hợp đồng 038 và hợp đồng 03, Sao Nam lần lượt bán máy in C1100 cho Saigonbook và ACBL với mức giá 3.099.192.148 đồng, giá chưa bao gồm thuế. Thì bây giờ, cái giá này. Vấn đề cần làm rõ là cái giá 3 tỉ. Tôi nói tính tròn luôn. Sao Nam được phép bán cái giá này cho Saigonbook hay không? Theo cái, được hay không là dựa trên cái gì. Dựa trên cái hợp đồng phân phối giữa Sao Nam với lại Konica. Thì trong cái hợp đồng phân phối giữa hai bên Sao Nam và. Tại điều II qui định về điều kiện kinh doanh thì trong cái điều kiện kinh doanh có qui định về giá bán lẻ khuyến nghị, viết tắt dịch tiếng Anh ra là RRP thì giá khuyến lẻ, bán lẻ thì. Ở đây có hai chuyện. Giả định đi, chúng tôi nói rằng giả định đi, Sao Nam có vi phạm về chính sách bán giá này, điều đó cũng không có, chúng tôi cũng không có quyền can thiệp vào việc họ bán cái sản phẩm này với khách hàng của họ với cái mức giá bán lẻ. Nếu họ có vi phạm thì chúng tôi sẽ xử lý họ theo cái hợp đồng phân phối này chứ chúng tôi không thể can thiệp vào hợp đồng mua bán của họ đối với khách hàng của họ trong trường hợp này Saigonbook. Cái thứ hai nữa, thưa hội đồng, giá khuyến nghị chứ không phải là giá bắt buộc trong cái chúng tôi đã cung cấp ở trong cái hồ sơ thì vào thời điểm ký hợp đồng phân phối thì luôn luôn chúng tôi, hai bên có kèm theo một cái danh mục, danh mục về giá và danh mục về giá khuyến nghị này. Đây, trong cái bảng này, chúng tôi có cung cấp cái bảng Excel, rất là nhiều cái danh mục, nhiều cái icon, nhiều cái chi tiết hàng hóa về giá, thì trong cái danh mục giá khuyến nghị này, theo điều 2.1 của hợp đồng phân phối giữa Sao Nam và Saigonbook thì cụ thể đối với mặt hàng này, mặt hàng C1100 thì giá là giá thấp nhất là 2.477.251.000 đồng, giá chưa bao gồm thuế. Và giá bán lẻ đề xuất cao nhất trong trường hợp này là 3.765.678. 000 đồng chưa bao gồm thuế. Hiện nay giá của Sao Nam bán cho Saigonbook là, tôi nói số tròn là 2 tỉ 7, nó vẫn nằm trong cái khung giá này. Tức là về mặt bản chất, về mặt thương mại họ không có vi phạm gì đối với chính sách KMV hết. Và như vậy thì câu hỏi được đặt ra là họ bán cái giá đó là họ vi phạm cái chính sách gì. Thì trong trường hợp này, trong sơ thẩm cũng như trong cái, cái phần luận cứ của bên chỗ Saigonbook, họ luôn luôn nói như thế nào, lập luận của họ rằng là, cái qui định là cái qui định ở điều 2 nhà phân phối là giá niêm yết, là giá công bố, thành ra anh làm cách nào đó mà anh bán giá, dưới giá niêm yết, dưới giá công bố hoặc là anh thực hiện cái chuyện khuyến mãi đưa giá lên cao 3 tỉ 8, giảm xuống 20% còn 3 tỉ 4 và như vậy là không vi phạm chính sách giá, ờ, hành vi vi phạm cái, ờ, hành vi khuyến mại trong cái luật thương mại 215. Kính thưa hội đồng! Đó là một sự nhầm lẫn. Thứ nhứt mặt hàng máy in này á, không phải là hàng hóa dịch vụ do nhà nước định giá và không thuộc trường hợp bắt buộc phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định và cũng không phải là mặt hàng bình ổn giá theo luật giá. Cụ thể là theo Luật Giá số 11 ngày 20/6/2012. Tương tự với hình thức khuyến mãi, luật sư của nguyên đơn có viện dẫn rằng là, đối với viện dẫn điều 92 Luât Thương Mại, khoản 3 có qui định là “Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo”. Tức là, không được phép ngoài thời gian khuyến mại. Kính thưa hội đồng là, cái qui định, cái trích lục điều 92.3 của Luật Thương Mại này á là qui định về trường hợp đối với những chương trình khuyến mãi của cái chuyện thông báo mà đăng ký với cơ quan nhà nước và thuộc diện phải đăng ký với cơ quan nhà nước trong trường hợp này. Có hai cơ quan: Nếu khuyến mãi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh phải đăng ký với Sở Công Thương, nếu trên toàn quốc phải đăng ký với bộ Bộ Công thương. Cái trường hợp này người ta bán cái máy bán lẻ, người ta giảm giá xuống 20% là vi phạm à. Nó đâu có rơi vào trường hợp này. Thành ra. Áp dụng về giá là giá công bố, áp dụng này về cái hành vi đó là trong luật thương mại. Hành vi khuyến mại trong luật thương mại là sao, là không thực tế trong cái thị trường này, đặc biệt là cái xu hường thị trường tự do. Làm gì có việc mà người ta bán một cái máy bán lẻ giảm giá 20 hay 30 phần trăm, họ giảm tỉ suất lợi nhuận là vi phạm chính sách này, vi phạm chính sách kia và bảo vì như vậy là lừa dối. Làm gì có cái chuyện đó.
Kính thưa hội đồng! Kính thưa đại diện Viện kiểm sát, như tôi trình bày trên là ý nghĩa của cái qui định chính sách niêm yết và công bố giá tại KMV và Sao Nam cho nhà phân phối. Là nhà phân phối. Cái mục đích duy nhất là gì. Cái nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và phân phối, họ sẽ có cơ sở tham chiếu để khuyến mại đến các nhà phân phối khác trên toàn quốc để mà tránh, hạn chế những trường hợp các nhà phân phối bán những cái giá thấp quá hoặc cao quá so với giá khuyến nghị để dẫn đến tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà phân phối của KMV chứ không phải trong trường hợp này. Thành ra chúng tôi đưa ra cái giá khuyến nghị, mà cái giá khuyến nghị chứ không phải là cái giá bắt buộc, anh phải bán theo giá đó. Tôi khuyến nghị, khuyến cáo anh nên bán với cái giá như vậy để mà đảm bảo. Còn nếu anh vi phạm cái đó, chúng tôi cân nhắc những việc khác, chúng tôi có thể cắt cái hợp đồng phân phối tại KMV có rất nhiều nhà phân phối, Sao Nam chỉ là một nhà phân phối nhỏ của họ ở Việt Nam thôi. Tại bản án phúc thẩm, khi xét về các chủ thể tham gia ký hợp đồng số 03, tại trang 15 thì có trích dẫn, có nhận định, tôi nghĩ cái nhận định này là, là chính xác: “Cấp sơ thẩm cho rằng hợp đồng phân phối ngày 2/1/2014 qui định KMV quyết định giá của sản phẩm Konica Minolta tại thị trường Việt Nam, chịu trách nhiệm về chất lượng, bảo hành sản phẩm thì phải chịu trách nhiệm liên đới nếu chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn khởi kiện, buộc KMV liên đới cùng Sao Nam bồi thường thiệt hại là mâu thuẫn với nhận định giá cả mua bán về mua bán, tự do mua bán máy in C1100 do Saigonbook mua của Sao Nam cũng như của ABCL. Bởi lẽ, KMV chỉ có thể đưa ra giá sản phẩm Konica tại Việt Nam nhưng không thể quyết định giá bán của từng doanh nghiệp, từng nhà phân phối hoặc đại lý do họ. Đó là vấn đề tự, do họ quyết định và khi tham gia thị trường được nhà nước bảo hộ tại khoản 1 điều 3 và khoản 3 điều 6 Luật Thương Mại”. Cái phần đó là phần nhận định. Và người ta cũng nhận định cái đó hoàn toàn là cái quyền, cái nguyên tắc tự do tự nguyện trong cái giao dịch thương mại và được pháp luật bảo hộ.
Ờ, một cái thông tin nữa mà bên chỗ Sài Gòn nguyên đơn họ vẫn cho rằng vì cái chuyện này dẫn đến cái việc là, có cái việc lừa dối, vì anh nhận được cái máy, anh bán hai bên với mức giá chênh lệch khác nhau, ba mươi bốn mươi phần trăm.
Kính thưa hội đồng rằng là chúng tôi không có cái điều kiện, cũng chưa có cái cơ sở để tham khảo xem rằng là, như cái lời trình bày của Saigonbook rằng là, họ, họ giải quyết những cái, cái, cái, gọi là cái giải quyết của họ. Giả định rằng là, hiện nay trên thị trường Việt Nam có 3 cái máy C1100. Một cái được lưu hành, một cái là ở Sài Gòn. Và khi xảy ra tranh chấp, họ đi họ thu mua ở một khoản nào đó với cái giá một tỉ hai và một cái là một tỉ mấy đó cũng là Saigonbook mua bán với Sao Nam. Vì vậy là lừa dối. Thì kính thưa hội đồng là trong cái việc đó họ đã nhầm lẫn là. Vậy thì trong việc đó, xác định ai lừa dối? Nếu họ nói Sao Nam thì luật sư của Sao Nam đã trình bày rất rõ, không có cái lừa dối. Nếu họ nói KMV lừa dối trong trường hợp đó thì lại càng sai. Sai ở những khía cạnh sau: Thư nhứt, khi KMV nhập khẩu máy in tương tự dòng C1100 cho khách hàng thì cụ thể là ngày 27/11/2014, chúng tôi làm thủ tục nhập khẩu hai máy in công nghiệp cùng model, tức là C1100 với giá khoảng một tỉ hai, một tỉ hai trăm triệu trên một máy. Cái phần này, cái hợp đồng này đối với STS, với một nhà phân phối khác thì hôm nay, đại diện KMV đã nộp tại phiên tòa. Lý do rằng là, chúng tôi, phần này đóng ngoặc xác định những pháp lý, chứng cứ thu thập á, thì chúng tôi cũng xin nói lại rằng là, về chứng minh KMV trong vụ này, không có gì lừa dối hay là gian dối, hay là che giấu thông tin trong cái vụ này hết. Không có. Duy nhứt rằng là những cái thông tin mà chúng tôi vừa nói với tòa rằng là, chúng tôi nhập hai máy với giá một tỉ hai một máy, thời điểm nhập khẩu năm (… nghe không rõ). Duy nhứt rằng là chúng tôi cũng không muốn cho Sao Nam biết. Tại vì, đó là lý do vì sao chúng tôi nói chúng tôi bảo mật, huống chi là cho Saigonbook biết. Một người mà tất cả thông tin họ đưa lên trên mạng, họ, điều đó họ bôi xấu cái danh dự, cái uy tín, cái thương hiệu lớn của Konica. Thành ra, chúng tôi thấy không liên quan, đó là một giao dịch khác của chúng tôi đối với một đối tác khác chúng tôi chứ chúng tôi không có giao. Tuy nhiên, khi hội đồng xét xử xét cần thiết phải làm rõ, minh bạch cái này thì chúng tôi cung cấp và chúng tôi đã cung cấp và tôi xin trình bày cái chứng cứ này như sau: (Hết đoạn 2, kỳ 83)
VideoScribe phát biểu đoạn 2:
Vài Lời Phi Lộ Cho Đoạn 3:
Có VideoScribe bên dưới bài viết. Đoạn 3 này chiếm 24 phút 07 giây. Đoạn 3 là đoạn thể hiện nhiều chỗ siêu nhất trong toàn bài tranh luận của Siêu Luật sư – Tiến sĩ Châu Huy Quang. Trong đoạn 3 này, ở phút thứ 5’30, tôi bực mình lên tiếng thì ở phút thứ 10’19, Chủ tọa – Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn cũng lên tiếng. Chủ tọa yêu cầu Siêu Luật sư – Tiến sĩ Châu Huy Quang không trình bày các nội dung không liên quan đến phần của KMV, làm mất thời gian của nhiều người, nhưng Siêu Luật sư – Tiến sĩ đã cự lại chủ tọa. Mời các bạn xem và nghe VideoScribe, có phần âm thanh cự cãi, để biết ai đúng, ai siêu nhé?
ĐOẠN 3:
Vào thời điểm 7 tháng 11 thì chúng tôi nhận hai máy với giá 1 tỷ 2 và KMV chúng tôi đã bán một máy C1100 này cùng với phụ kiện đi kèm cho Sao Nam với giá 2,4 tỉ, 2.462.020.600 đồng, giá chưa bao gồm thuế VAT. Được biết, sau khi tranh chấp thì chúng tôi biết rằng và khi chúng tôi bán thì chúng tôi cũng không cần biết là Sao Nam bán lại cho Saigonbook với giá bao nhiêu. Và khi xảy ra tranh chấp, thì chúng tôi mới được biết rằng là, Sao Nam đã bán máy này cho Saigonbook với giá 3.099.192.000 đồng, chưa bao gồm VAT theo hợp đồng 038 như nói trên. Và vì Saigonbook không đủ khả năng tài chính để tiếp tục thực hiện hợp đồng 038 nên Saigonbook đề nghị thay thế bằng hợp đồng 03 và theo hợp đồng này thì có một bên mua chính thức tham gia là Công ty TNHH Một Thành Viên Cho Thuê Tài Chính Ngân Hàng Á Châu gọi tắt là ACBL. Và ba bên đã ký hợp đồng này và theo đó Sao Nam bán cho ACBL máy in trên với giá 3.099.192.000 đồng. Việc Sao Nam xác định Saigonbook là Công ty đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sở hữu máy in vào thời điểm như trên là đúng sự thật. Tại vì, như tôi nói, chúng tôi nhập về hai máy, chúng tôi bán một máy, và sau đến tháng hai, cuối tháng hai năm 2015 thì chúng tôi mới bán cái máy thứ hai còn lại cho một nhà phân phối khác của chúng tôi là Công ty TNHH Sài Gòn Giải Pháp Công Nghệ, gọi tắt là STS. Và chúng tôi, trong hợp đồng chúng tôi đã kèm theo tài liệu số 04 gồm có hợp đồng phân phối với nhà phân phối này ký ngày 1 tháng 12 năm 2 015. Cụ thể chiếc máy này được bán bao nhiêu? Cụ thể là chúng tôi bán với giá là 1.524.800.000 đồng vào cuối tháng hai. Mục đích. Là cái máy này tại vì dòng máy mới ở VN thành ra dùng để làm hoạt động tiếp thị triển lãm quốc tế thiết bị tại trung tâm triển lãm hội chợ Tân Bình, thực hiện vào, trong thời điểm giấy phép hoạt động vào ngày 29/7 đến 1/8/2015. Trong hồ sơ chúng tôi thậm chí còn trích lục lại cả những cái giấy phép liên quan đến cái việc , cái máy này để hội chợ, trưng, bày kinh doanh thương mại, thành ra có cái giá này. Kính thưa hội đồng, ở đây chúng tôi không có muốn phát biểu một cái gì liên quan tới cái đối tác của Konica và Saigonbook. Tuy nhiên là, chúng tôi chỉ cần lý giải như vậy. Tại sao trong từ trường này, Saigonbook đang đi so sánh một cách khập khiển rằng là, một cái máy, họ mua từ một ông nào đó, chúng tôi không biết và một cái máy là do Konica bán cho STS, một cái máy bán cho Sao Nam. Dĩ nhiên là hai giá khác nhau, và tại vì họ qua nhiều trung gian thì Sao Nam bán họ với một cái giá khác nhau. Thành ra không thể, chủ thể khác nhau, người bán khác nhau, người mua khác nhau, thời điểm khác nhau, mục đích mua khác nhau thì giá đương nhiên là khác nhau. Tại sao nói đó là lừa dối? Tại vì cái quy định nào tôi không hiểu là cái quy định nào để bảo rằng cái chuyện đó nó gọi là lừa dối và nếu vậy lừa dối, chẳng, chẳng hạn như tôi nói là, bây giờ nói Sao Nam có hành vi lừa dối chuyện đó đi. Giả sử rằng nói Sao Nam lừa dối là giảm 20% để ông này gây nhầm lẫn với chủ thể mua bán để mua cái giá đó. Vậy thì Konica lừa dối trong chuyện đó làm cái gì? Tại sao chúng tôi phải lừa dối trong cái trường hợp đó? Phải thông đồng trong trường hợp đó? Không, không, không lẽ đâu, tôi không được phép bán cho người khác với giá 1 tỷ rưởi cho cùng cái dòng máy đó. Không. Thành ra, nói như vậy là cái giá chênh lệch khi mà chúng tôi bán dựa trên mấy cái tiêu chí sau:
– Thứ nhứt, là thời điểm bán hàng, cái, HĐXX cần biết là, nhiều người rất biết cái mặt hàng công nghệ á . Các anh chị ra mua một cái máy iphone 12, ngày nay với ngày hôm sau là khác nhau, đặc biệt là cái dòng máy vừa ra đời. Anh mua FPT khác, thế giới di động giá khác nhưng hoàn toàn. Hông lẽ mua khác giá chênh lệch nhau ngày trước ngày sau. Cách đây ba tháng ông mua chênh lệch nhau, trên dưới 900 triệu mà ông bảo đó là lừa dối. Vậy ai lừa dối ai? Trong cái trường hợp này? Thành ra khi mà chúng tôi bán hàng này á dựa trên những tiêu chí sau:
– Thứ nhứt là, giá quyết định những cái mặt, thời điểm bán hàng cho nhà phân phối, lượng mua hàng và doanh số hàng năm của nhà phân phối đó. Đó lý do tại sao chúng tôi không muốn so sánh Sao Nam với STS, tại vì chúng tôi bán quan hệ thương mại hai bên khác nhau. Có thể bán giá khác nhau. Số lượng đơn hàng cho từng đơn hàng tuỳ thuộc vào thời điểm bán hàng. Tức là có giảm giá năm tại chấn hay là tại thanh lý hàng vân vân, nhu cầu tình hình sản, sản xuất kinh doanh và chiến lược của KMV. Đó là những cái tiêu chí chính mà khi tại sao chúng tôi bán hàng.
Còn việc hôm nay, nguyên đơn ông bảo ông ra thị trường mua một cái tỉ hai, chưa kể tôi nói cái việc đi thu thập cái máy đó để mà làm cái chứng cứ để mà làm cái, để đưa cái vụ kiện này ra, tôi cùng, chúng tôi không có bác bỏ cái chứng cứ đó rồi, chúng tôi cũng nghi ngờ đó là, chưa kể là chứng cứ giả để có thể tham gia vụ này.
Do vậy, liên quan tới mức giá thì chúng tôi cũng khẳng định rằng là việc mà đem so sánh hai cái máy in này giá bán hai thời điểm khác nhau, hai chủ thể bán khác nhau và những cái mục đích khác nhau, mà bảo KMV vì vậy có hành vi lừa dối Saigonbook trong cái giao dịch của Saigonbook với ACBL cũng như với Sao Nam là không có. Cái điều này cũng đúng theo cái điều 11 của luật thương mại và là nguyên tắc tự do tự nguyện thoả thuận trong phần thương mại. Thì chúng tôi cũng, chúng tôi cũng ngạc nhiên, chúng tôi trong các cái phiên toà thì chính ông Lương Vĩnh Kim cũng rất nhiều lần khẳng định ổng là Luật gia, ổng là kỹ sư công nghệ, ổng 20 năm 30 năm làm trong ngành in ấn và phát hành sách.
Đến đây thì tôi bực quá, thốt lên:
– Kỹ sư cơ khí chế tạo máy, chứ không phải công nghệ.
– À, rồi kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang lặp lại.
– Chứ không phải công nghệ. Tôi nhắc tiếp.
– Kỹ sư cơ khí chế tạo máy. Châu Huy Quang lặp lại
– Luật sư chứ không phải luật gia. Tôi nói to.
Nói qua nói lại vài lời rồi Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang nói tiếp:
– Tức là, không phải một người không biết gì về công nghệ. Làm sao có thể lừa một cái doanh nhân, một cái người vĩ đại như vậy, cái việc này mà nói là lừa dối mà phải làm sao một cái chuyện 900 triệu đô, 900 ngàn đồng để một cái ông, một cái tập đoàn Nhật Bản cấu kết với một cái ông phân phối để lừa, họ bảo đó là lừa dối, từ đó là, còn cái việc ông Kim vẫn cứ lập luận cái phần này, ờ, cái phần trình bày của Saigonbook rất là mâu thuẫn trong trước các phiên trước. Saigonbook cho rằng là, đầu tiên xuất phát từ cái ý tưởng rằng là tại cái người đi chiêu dụ ổng có một cái mô hình Printing Shop hấp dẫn thì từ đó ổng mới dẫn tới là chúng tôi và HĐXX. Tôi nhớ cái phiên đầu toà thì chủ toạ cũng có hỏi rằng là bây giờ ổng nói ông Linh ông nào đó, nói vậy tìm đến mời cái ông đó làm nhân chứng trong cái vụ này để ổng xác định rằng ổng đúng. Ổng là nhân danh, được uỷ quyền hợp pháp của Konica đứng ra để chiêu dụ, tư vấn cho ông Saigonbook để ông hiểu cái mô hình đó rồi cuối cùng ổng dẫn dụ tới để ký kết hợp đồng. Cái thông tin đó là bao năm năm, chính ớ đại diện của Saigonbook bảo rằng là mời chưa chắc tới, mà mời tới chưa chắc ông đó ổng bảo vệ ý kiến đó. Chính là ông Kim có khẳng định tại cái phiên trước. Cái thứ hai nữa là, cái việc ổng làm là trong cái phiên trước, ông ông có trình bày rằng là vì ổng tin bị lừa dối, bị bị huyễn hoặc thành ra ổng in áo sơ mi rồi các thứ ớ. Tôi hỏi hội đồng, tôi hỏi, các đương sự trong chính vụ việc này. Cái việc in ấn, mua một cái máy Konica để in ấn cái áo lên đó ai được hưởng lợi, ai cho phép, trước. Chúng tôi cũng chưa nói là, có cho phép hay không cho phép, chúng tôi chưa đặt vấn đề đó. Ai cho phép anh in ra như vậy bằng chi phí của anh, anh quảng bá là anh kinh doanh cho cái mô hình của anh chứ không có ai cho phép chứ không phải vì cái việc đó chúng tôi dẫn dụ anh bỏ tiền ra anh đầu tư cho xây dựng thương hiệu chúng tôi ở Việt Nam, rồi chúng tôi quay lại chúng tôi lừa dối cái đó thì cái việc đó là cái nhận định rất là, là , là là chúng tôi nghĩ là, là, là là, rất là sơ lược, rất là là sơ đẳng cho cái việc đó. Và nói lại rằng là cho tới hôm nay chúng tôi mới nói chính thức về cái máy in mà chúng tôi bán cho STS là chỉ một thứ thôi là chúng tôi liên quan tới vấn đề bảo mật và thực sự chúng tôi cũng muốn giữ cái quan hệ với Sao Nam trong trường hợp này và chúng tôi cũng thấy những cái khó khăn của họ trong cái trường hợp, khi mà phân phối lại gặp một cái nhà phân phối như vậy, cái khổ sở của họ. Thành ra chúng tôi đồng cảm và chúng tôi muốn giữ cái hoà khí đó chứ chúng tôi, hoàn toàn chúng tôi không có một cái gì minh bạch hay là che giấu trong cái việc liên quan tới vấn đề giá.
Về xuất xứ, cái phần này luật sư của nguyên đơn trình bày thì chúng tôi nói lần lượt lại hết cái, cái phần nhận định, các cái bút lục trong cái hồ sơ vụ, cái vụ sơ thẩm cũng như là trong hai cái biên bản hợp đồng, trong các cái phiên trước các bên đều khẳng định rằng là cái đó bằng 038, khi mà ký hợp đồng á là Sao Nam và soạn gởi cho Saigonbook. Xong tới cái hợp đồng 03, khi mà có ACBL tham gia vào thì chính họ cũng khẳng định ai, ACBL là người đứng ra soạn thảo cái hợp đồng này và bây giờ họ bảo vì ACBL hợp đồng soạn thảo hợp đồng này, đưa thêm cái chữ vào xuất xứ Nhật Bản vào vì vậy là cái sự lừa dối.
Thưa, thưa, tôi trình bày tiếp. Kính thưa hội đồng, qua nghiên cứu hồ sơ thì chúng tôi thấy như vầy. Đầu tiên phải nói rằng là tại sao ký cái hợp đồng 03 có ACB, đó hoàn toàn là cái nhu cầu của Saigonbook không phải nhu cầu của Sao Nam và chắc chắn là không phải nhu cầu của Konica, chúng tôi không biết và không thể can thiệp vào chiện đó. Cái thứ hai nữa rằng là, trong cái hợp đồng cho thuê tài chính 03 giữa ACBL và Saigonbook á là hai bên này, tôi hiểu hai bên này là tự xác định xuất xứ Nhật Bản và chúng tôi thấy cần làm rõ trong các phiên trước chúng tôi cũng rất là thiết tha đề nghị rằng là phải có cái sự hiện diện của ACBL. Tại vì chúng tôi nghi vấn rằng là giữa ACBL với Saigonbook đã có sự thông đồng, cố ý đánh tráo cái xuất xứ á máy in này để đạt được cái nhu cầu. Thứ nhứt là Saigonbook có thể nhận được cái khoảng thuê tín dụng này, tài chính tín dụng tại ACBL. Tương tự, có thể là cái chuẩn của ACBL là chỉ cung cấp những khoảng tín dụng cho những hàng xuất xứ ở Nhật Bản mà không phải là hàng Trung Quốc. Đó là lý do tại sao, họ đưa cái xuất xứ Nhật Bản vào với hai nữa, kể từ thời điểm ký hợp đồng 03 cho tới khi hai bên xảy ra tranh chấp. Bản thân đại diện của Saigonbook là ông Lương Vĩnh Kim ký ít nhất tôi thấy, ký ít nhất là 7 cái văn bản khác nhau. Trong đó có cả biên bản nghiệm thu, biên bản nhận bàn giao, biên bản nghiệm thu và đều ghi
Đến đây thì Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn lên tiếng:
– Bây giờ như thế này, tôi xin nhắc lại một chút, là phía bên KMV, Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của KMV đã khẳng định rằng là mình không có liên quan, không trực tiếp tham gia vào quá trình giao kết, ký kết. Do đó, những cái nội dung gì mà có liên quan tới mình thì mình tranh luận, còn những nội dung không liên quan tới mình thì là phần tranh luận của các đương sự có liên quan. Phía người bảo vệ quyền lợi làm gì đây mà tranh luận những cái vấn đề mà mình không có liên quan, cho nên là HĐXX thấy cũng không cần thiết vấn đề này, ha. Và nó cũng không, không, không rõ ràng cái lý do. Mình không tham gia, mình không thể nào tranh luận được. Rồi không biết chính xác nên cũng không tranh luận được, nhé. Cho nên mình chỉ tranh luận vào vấn đề, đỡ mất thời gian của tất cả mọi người ở đây. Mình chỉ tranh luận vấn đề có liên quan tới mình hoặc là phía bên nguyên đơn cáo buộc có liên quan tới mình.
– Cám ơn hội đồng. ờ, tôi xin trình bày đối với cái, cái, cái yêu cầu hội đồng xét xử, tôi cũng trình bày thế này: Nếu như khẳng định rằng là KMV không có liên quan trong cái hợp đồng 038, 03 thì tại sao chúng tôi lại có mặt tại phiên toà ngày hôm nay? Nếu như bảo rằng là toàn bộ trong cái hợp đồng đó, chúng tôi không giao kết, chúng tôi không có việc gì phải tham gia và không có liên đới. Tại sao? Tại vì toà án triệu tập chúng tôi với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tại vì nguyên đơn đang cáo buộc chúng tôi rằng là có cái việc thông đồng về giá với việc thông đồng về xuất xứ, có thông đồng về click charge, vân vân. Thành ra chúng tôi trình bày, cái đó liên quan trực tiếp chứ. Còn nếu như HĐXX nhận định rằng. Đúng. Cái toàn bộ này chúng tôi hoàn toàn không liên quan ngay từ đầu vì chúng tôi không có tham gia ký kết, chúng tôi là mua đứt bán đoạn thì luật sư chúng tôi cũng không có gì tham gia ớ và đại diện của KMV chúng tôi sẽ dừng ngay, chúng tôi.
– Ở đây, tôi muốn nói rõ rằng là cái việc mà, đây là lần này do phía luật sư tự khẳng định mình thôi. Tức là, hoàn toàn chúng tôi tự khẳng định chúng tôi hoàn toàn không có liên quan tới việc mua bán, không có liên quan tới việc thảo luận, không có liên quan tới thoả thuận gì hết thì là như trình bày vào cái việc thoả thuận giữa các bên thì như vậy việc trình bày có phù hợp không? Vì mình có biết đâu mà mình trình bày?.
– Tôi. Kính thưa hội đồng là. Châu Huy Quang nói tranh lời của thẩm phán Ngô Thanh Nhàn.
– Cái việc trình bày đó thì HĐXX cũng không thể làm căn cứ để mà xem xét nữa vì mình không trực tiếp tham gia giao dịch. Không thể là biết được nội dung giao dịch thế nào mà trình bày. Nếu mà có trình bày đó cũng chỉ là suy đoán mà suy đoán thì nó sẽ không phù hợp với thực tế. Vậy cho nên là mình chỉ trình bày mình cho rằng mình không có liên quan trong cái quan hệ này thì mình chứng minh rằng mình không có liên quan. Vậy thôi.
– Kính thưa hội đồng là ờ tôi xin cảm ơn cái, cái phần yêu cầu của HĐXX. Tuy nhiên là chúng tôi nói rằng là một cái chuyện nếu mà nói ngoài cái chuyện giá thì xuất xứ là một chuyện rất là liên quan, tại liên quan đến uy tín, thương hiệu Konica nữa. Thực ra thì.
– Xuất xứ thì như thế này thì mình đã chứng minh rằng là mình đã đảm bảo được xuất xứ đó rồi bằng cách mình dán tem rồi đúng không? Dán tem trên hàng hoá rồi còn cái việc mà giữa Sao Nam và nguyên đơn đang đi thưa toà, Saigonbook đang tranh chấp là cái việc là các bên có trao đổi về thông tin để đưa vào hợp đồng hay không? Đó là chuyện của các bên. Và để dành cái phần tranh luận đó cho các luật sư của các bên tranh luận với nhau. Chứ mình đâu tham gia vào cái nội dung đó.
– Kính thưa hội đồng rằng là nếu mà đánh giá. Châu Huy Quang cướp lời Chủ tọa Ngô Thanh Nhàn.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn vẫn ôn tồn giải thích tiếp tục:
– Mình chứng minh rằng là mình đã thực hiện đúng qui định pháp luật là mình đã đưa cái thông tin sản phẩm vào cái sản phẩm đó. Chứ trong cái hợp đồng mình đâu có tham gia.
– Chúng tôi không tham gia nhưng mà qua phần trình bày của đại diện nguyên đơn ở phiên toà đầu tiên ở đây tại phiên phúc thẩm này và nguyên đơn trong cái phần xét hỏi thì ờ, hỏi đáp thì chúng tôi đã hỏi và nguyên đơn cũng nói đến chi tiết này. Nguyên đơn nói là khi ACBL tham gia vào cái giao dịch này thì ACBL là người trực tiếp liên lạc Konica để mà lấy thông tin và làm, soạn ra cái hợp đồng này chứ không phải Saigonbook cung cấp thông tin đó. Và như vậy chúng tôi hiểu rằng là có thể, bằng cách nào đó ACBL lấy cái thông tin sai từ bên chỗ Konica để làm đánh tráo về vấn đề xuất xứ và vì vậy thì ông Saigonbook.
– Tóm lại là. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn lên tiếng nhưng Châu Huy Quang vẫn cố nói tiếp:
– Cái đó phần trình bày toà như vậy.
– Biết rồi, nhưng mà, KMV có tham gia vào cái quá trình đó không? Nếu mình không tham gia thì mình tranh luận cái gì ở trong này? Mình xin chuyển qua nội dung gì nó có liên quan tới mình. Bởi vì những cái phần đó thì các luật sư của các bên cũng đã có tranh luận rồi và HĐXX cũng nghe rồi. Các bên đã làm rõ đàng hoàng, người ta trực tiếp người ta đang chạm giao, người ta tranh luận thì nó mới thực tế còn mình chỉ ở bên ngoài mình nghe và mình suy đoán, rồi mình đi tranh luận vào. HĐXX thấy không cần thiết. Mất thời gian.”
– Chúng tôi a, chúng tôi nghĩ là cái việc HĐXX can thiệp vào cái chuyện mà chúng tôi đang trình bày cái phần liên quan tới vấn đề xuất xứ vì cái phần này nó liên quan đến uy tín của bên chỗ Konica rất lớn và cái việc là chúng tôi cũng đang đi nổ lực chứng minh rằng là những cái lập luận của nguyên đơn trong vụ này là phi lý, không có thực tế và phi lý, thành ra chúng tôi đang làm cái nhiệm vụ đó. Tuy nhiên là HĐXX khẳng định rằng là trong cái việc xuất xứ thì hoàn toàn không có lỗi của KMV, trong cái việc xác định xuất xứ mà cái này là lỗi của các bên tự giao kết thành ra chúng tôi sẽ không.
– HĐXX không khẳng định là không có lỗi, nhưng mà, cái nội dung đó không liên quan, tức là KMV đã thừa nhận, đã xác định là không có liên quan trong quá trình các bên giao kết với nhau và các bên thoả thuận với nhau, mà mình đi tranh luận về cái nội dung đó thì HĐXX thấy rằng là cái nội dung, cái phần tranh luận của bên KMV, đại diện KMV, vượt quá cái nghĩa vụ liên quan của vụ án, cho nên không cần thiết.
– Cám ơn hội đồng, tôi sẽ ghi nhận cái phần đó và chúng tôi cũng khẳng định lại rằng là đối với vấn đề về xuất xứ hàng hoá thì là KMV hoàn toàn không có liên đới, liên quan gì hết trong cái việc xác định là xuất xứ hàng hoá này là sản xuất tại Nhật, Trung Quốc, à, ở Nhật Bản như cái hợp đồng ba bên thoả thuận. Và cái việc đó là, chúng tôi sẽ không có liên đới gì, liên quan tới về xuất xứ. Về vấn đề khác, tôi xin trình bày cái vấn đề khác là liên quan tới vấn đề về, vấn đề bảo hành. Thì phần bảo hành thì luật sư của bên chỗ nguyên đơn cũng trình bày rất rõ rồi và chúng tôi cũng chỉ nói lại một cái ý ngắn gọn thôi, rằng là cái bảo hành thì chúng tôi chính sách chung của Konica rằng là chúng tôi quy định chính sách bảo hành là 36 tháng. Tuy nhiên, điều này nó phụ thuộc vào những cái điều kiện, cái thoả thuận thương mại thực tế của từng quốc gia khác nhau và chúng tôi cũng không hạn chế về việc là nhà phân phối có thể thoả thuận một cái thời hạn ngắn hơn trong cái thời hạn đó. Và cái quy định tại sao chúng tôi tham gia vào cái việc là khi các bên xảy ra cái việc mà tranh chấp liên quan tới vấn đề về chất lượng bảo hành buộc chúng tôi tham gia tại vì là chỉ xác định một cái mối quan hệ rằng là Sao Nam là nhà phân phối và nhà phân phối có đăng ký đối với chương trình bảo hành của Saigonbook. Và khi xảy ra có sự tranh chấp đó thì chúng tôi bắt đầu hỗ trợ. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu là trong các cái phiên trước thì nguyên đơn cũng cho rằng là đối với chính sách bảo hành không có gây cái thiệt hại gì cũng như đối với về chất lượng máy cũng không có xảy ra cái vấn đề tranh chấp thành ra tôi sẽ xin không trình bày thêm cái phần đó. Tương tự đối với về dịch vụ Click Charge thì tôi, phần đó trình bày của bên chỗ luật sư của nguyên đơn, cũng, bị đơn cũng đã rất rõ rồi, chúng tôi cũng xin nói thêm một cái phần này, một cái phần này HĐXX đã có đề nghị chúng tôi bổ sung vào trong cái phiên hôm trước rằng là phải chăng là vào cái thời điểm mà chúng tôi ký cái hợp đồng phân phối với Sao Nam và sau đó Sao Nam bán cái máy này cho Saigonbook á, thì phải chăng là lúc đó là KMV không có chức năng bán máy lẻ trực tiếp tới người tiêu dùng cuối hay không? Dẫn đến cái việc rằng là thực tế thì chúng tôi phải lách bằng cách là thông qua một cái nhà phân phối địa phương, đại lý địa phương để đại lý đó lại trưng bán còn chúng tôi hưởng lợi thì cái nhận định đó là chúng tôi đã cung cấp cho hội đồng cái giấy chứng nhận đầu tư số 411 1924 số cuối cấp ngày 6/6/2014, thì trong cái giấy chứng nhận đầu tư này quy định về ngành nghề kinh doanh của công ty cũng nói rõ hết rồi. Tức là giấy này cũng có quy định cụ thể là theo cái nghị định 23 về quy định này. Giấy chứng nhận đầu tư này có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh. Vào thời điểm đó thì chỉ có một giấy thôi, sau này mới tách ra thành hai giấy và thực tế thì chúng tôi cũng đã cung cấp rằng là không phải chúng tôi chỉ bán lẻ mỗi máy cho Sao Nam mà chúng tôi còn bán cho STS và nhiều nhà phân phối khác. Thành ra không có cái việc gì chúng tôi phải lách luật trong cái việc là vì không bán lẻ được trực tiếp cho Saigonbook thành ra phải qua ông Sao Nam. Bởi vậy khống chế giá cả và cái này kia. Thì những cái nhận định đó là nhận định chủ quan. Tôi, tôi, tôi xin làm rõ cái phần đó để chúng tôi cũng có cung cấp rồi. Tương tự, đối với cái phần trong bản án sơ thẩm thì có, có sai sót nhận định rằng là khi mà quyết định xử lý cái hợp đồng 03 vô hiệu do nhầm lẫn, theo sơ thẩm á thì tuyên buộc là KMV phải liên đới chịu trách nhiệm. Thì kính thưa hội đồng là theo khoảng 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự thì quy định là khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Cái phần này luật sự, cũng như bị đơn đã trả lời rồi. Và vì vậy chúng tôi thấy như vậy, trong cái hợp đồng 03 và hợp đồng phụ lục của hợp đồng 03 này nếu cái hợp đồng này nó vô hiệu thì cái quan hệ hợp đồng này cũng cần phải xác định lại cụ thể trong trường hợp này là, Konica chúng tôi bán hàng cho Sao Nam và chúng tôi nói là chúng tôi đã mua đứt bán đoạn, Sao Nam nhận tiền, hàng và bán hàng này lại cho ACBL và Sao Nam chuyển giao quyền sở hữu này cho ACBL vào ngày 30/12/2014. Đồng thời ACBL ký hợp đồng cung cấp tài chính và chuyển giao quyền sở hữu máy cho Saigonbook vào ngày 14/8/2015. Thì nếu xét theo cái quy trình xác lập và thực hiện hợp đồng như trên thì KMV cũng không tham gia vào bất cứ giao dịch nào. Cụ thể là không nhận tiền hay nhận bất cứ cái khoản tài chánh nào từ Saigonbook, ACBL. Và vì vậy, KMV cũng không thể có nghĩa vụ liên đới là phải hoàn tiền, trả tiền lại cho Saigonbook, cũng không thể có một cái nghĩa vụ pháp lý nào đi nhận lại cái máy này từ Saigonbook. Trong khi vậy, thành ra án sơ thẩm khi mà tuyên, tuyên là chúng tôi phải liên đới nhận lại máy này từ Saigonbook,, chúng tôi phải liên đới bồi thường tiền cho Saigonbook, thì chúng tôi thấy là cái xử lý như vậy là, là có sự nhầm lẫn về nhận định luật, cũng như áp dụng pháp luật trong cái việc xử lý, à, hậu quả của hợp đồng bị vô hiệu.
Kính thưa hội đồng xét xử, kính thưa đại diện Viện Kiểm Sát thì tại phiên toà hôm nay, chúng tôi cũng thay mặt và cho nhà đầu tư, tập đoàn Konica Minolta Business Solutions và cụ thể KMV ở Việt Nam thì yêu cầu, theo cái yêu cầu, hôm nay có ông Tổng giám đốc của KMV thì chúng tôi theo cái đề đạt của ông KMV thì chúng tôi có đề nghị rằng là để tránh những cái việc mà gây ra cái hệ luỵ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của KMV, thương hiệu KMV trong suốt 6 năm qua thì chúng tôi đề nghị là KMV phải được tuyên bố rằng là người không có quyền và nghĩa vụ liên quan gì tới bất cứ trong cái giao dịch của hợp đồng ba bên trong tranh chấp phần mua bán số 03 nêu trên. Và trong vụ việc này vì cái việc mà liên đới chúng tôi tham gia vào trong 6 năm qua, Saigonbook, và đại diện là người đại diện theo pháp luật của ông Saigonbook, là ông Lương Vĩnh Kim đã căn cứ vào việc này để đăng tải các ý kiến chủ quan, xuyên tạc không đúng sự thật liên quan tới đưa lên các mạng xã hội, các kênh youtube, ảnh hưởng nghiêm trọng đến, đến uy tín, danh dự của nhà đầu tư KMV trong việc này. Thành ra, nhân đây, nhân cái phiên toà hôm nay, ngoài cái việc chúng tôi đề nghị, kính, gởi HĐXX toà án nhân dân TPHCM ra quyết định tuyên bố, chúng, bác yêu cầu của nguyên đơn SGB trong việc buộc chúng tôi phải liên đới bồi hoàn cho SGB tổng số, tổng số tiền là 3 tỷ 7 trăm 63 triệu 6 trăm 13 đồng 378. Và cũng như bác cái cáo buộc của SGB yêu cầu chúng tôi phải liên đới nhận lại bộ máy C1100 cùng các linh kiện. Ngoài ra, chúng tôi cũng kính đề nghị HĐXX cần thiết phải có những cái kiến nghị để xem xét, xử lý, kiến nghị cần thiết tới những cơ quan chức năng, cơ quan liên quan để điều tra xem xét, xử lý hành vi của cá nhân ông Lương Vĩnh Kim trong việc, quá trình xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của các đương sự trong vụ án này và đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng.
Yêu cầu cuối cùng rằng là các tài liệu chúng tôi cung cấp cho HĐXX hôm nay cũng như ngày 4/5 vừa rồi thì những cái tài liệu này có liên quan đến vấn đề bí mật kinh doanh của KMV và, và đây là yêu cầu chính đáng của đương sự, chúng tôi đề nghị là những tài liệu này đã được bảo mật, bảo mật không chỉ đối với cả Saigonbook lẫn nhà phân phối khác của chúng tôi là Sao Nam. Xin cảm ơn HĐXX và trước khi tôi, phần kết thúc thì tôi cũng xin a, theo đề đạt của ông Tổng giám đốc của KMV thì ông là người đại diện pháp luật của KMV tham gia vụ việc này rất lâu cho nên là giờ ổng là người nước ngoài thành ra ổng cũng có muốn là HĐXX dành cho ổng 2-3 phút để ổng xin phát biểu à, bổ sung, xin cảm ơn.
Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nói:
– Trong phiên toà này thì HĐXX chỉ xem xét những nội dung mà các đương sự có tranh chấp với nhau và những nội dung liên quan đến vụ án mà các đương sự đã trình bày. Các đương sự không liên quan đến vụ án, hội đồng xét xử không chấp nhận cho trình bày. Các đương sự đã biết rồi chứ gì?
Bình luận