Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

12. Có Thể Chỉ Do Người Việt Của Chúng Ta

CÓ THỂ CHỈ DO NGƯỜI VIỆT CỦA CHÚNG TA
Chiều nay nhìn lại tấm ảnh của một người Nhật, được giới thiệu là Tổng giám đốc KMV, ngơ ngác đến Tòa án nhân dân Quận 3, tôi bất giác giật mình. Tội nghiệp người thanh niên Nhật Bản trẻ tuổi này. Vụ án Konica Minolta đã xảy ra trước đây đến 7 năm. Lúc đó, người thanh niên trẻ tuổi này có khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chắc chắn, người Nhật Bản sẽ không thể hiểu, vì sao một vụ án kinh doanh thương mại, với chỉ chiếc máy in C1100, mà Tòa án Việt Nam lại trình diễn đến gần 7 năm như thế mà vẫn chưa xong.
Tôi kiểm tra, đối chiếu lại với Hợp Đồng Nhà Phân Phối thì thấy rằng, Tadasu Ichino, Tổng giám đốc KMV thời kỳ trước đây, ký hợp đồng giao các đại lý bán sản phẩm, với giá thống nhất trên toàn quốc và chỉ thay đổi giá mỗi năm một lần do biến động tỉ giá. Làm đúng chính sách giá, giao kèm phiếu bảo hành theo đúng Hợp Đồng Nhà Phân Phối thì không thể lừa dối khách hàng. Thế nhưng, điều hành trực tiếp kinh doanh là người Việt Nam. Các đại lý cũng là người Việt Nam. Báo giá và bán hàng là người Việt Nam. Từ các ông Trần Vũ, Đào Việt Linh, Đỗ Giang KhánhTống Khánh Trình làm việc cho KMV, đến ông Trần Kim Chung, Trần Minh Nhật, Nguyễn Duy Kim và bà kế toán trưởng Mai Thị Thùy Dương, là chuỗi người Việt Nam, không dễ kiểm soát. Chính họ, đã ăn chia số tiền chênh lệch giá, chênh lệch bảo hành. Khi đụng đến Saigonbook, họ phải thu hồi để giữ bí mật cách làm ăn này nhưng bất thành.
Khi đụng đến pháp luật thì các công ty Nhật Bản tin vào các luật sư tư vấn để giải quyết vấn đề gặp phải theo pháp luật. Bọn Luật sư chạy án, với sự bảo đảm của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán Bùi Ngọc Anh, có thể bảo đảm cho KMV, kết quả cuối cùng của bản án phúc thẩm là KMV không thu hồi máy về. KMV không ngờ được bản án phúc thẩm của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, sau 4 năm, bị TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh hủy theo thủ tục giám đốc thẩm.
Khi Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn hoãn và tạm ngừng phiên tòa nhiều lần, chị Luật sư tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vinh, nguyên giám đốc Công ty Luật LNT, cho tôi biết, là kéo dài như thế thì Luật sư Châu Huy Quang có lợi, vì luật sư Châu Huy Quang tính tiền cho KMV theo số giờ tham gia tư vấn và tham gia tố tụng. Tôi đang nghĩ rằng, các luật sư của KMV cố tình kéo dài vụ án là để tăng thu nhập của họ. Theo lời ông Phan Quang Phú, phó giám đốc Công ty STS thì tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản đã cử người qua Việt Nam họp 3 lần nhưng không thể thu hồi máy, nếu như không có một bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam.
Tổng giám đốc Tetsuya Tokuda thì tôi đã biết. Ông ta đã tham dự phiên tòa 20-4-2021 và ngày 26-5-2021. Luật sư Châu Huy Quang có xin tòa cho Tổng giám đốc Tetsuya Tokuda phát biểu nhưng Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn không đồng ý, vì chưa được làm thủ tục và kiểm tra tư cách tham gia tố tụng. Hôm nay, 16/6/2022, Công ty Luật Rajah & Tann LCT, do Siêu luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang làm giám đốc, lại đưa đến tòa ông Tổng giám đốc mới để tham gia hòa giải. Khi biết có Tổng giám đốc KMV tham gia “Phiên họp về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải”, tôi đã đề nghị Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên kiểm tra tư cách tham gia tố tụng của người Nhật và kiểm tra tư cách người phiên dịch theo qui định tại Điều 82 Bộ luật tố tụng dân sư 2015. Tôi rất cảnh giác với âm mưu kéo dài vụ án, bằng cách đưa người tham gia tố tụng không đúng qui định, để án phải bị hủy nhiều lần. Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên đã không hỏi gì đến Tổng giám đốc KMV và cũng không đưa tên ông ta, với tư cách là người đại diện theo pháp luật, vào biên bản phiên họp. Cho đến bây giờ, tôi cũng không hiểu tại sao Siêu Luật sư Châu Huy Quang lại không biết thủ tục để một người có thể tham gia tố tụng và phát biểu tại tòa. Nếu không làm thủ tục đầy đủ, thì biên bản phiên họp, biên bản phiên tòa ghi ý kiến của họ tham gia với tư cách gì?
Tôi gửi hình của vị Tổng giám đốc mới của KMV cho bạn Đặng Mai Diệu, giám đốc Công ty in Sáng Tạo Trẻ, để hỏi. Đặng Mai Diệu cho biết, người này không phải là Tổng giám đốc mới, vì Tổng giám đốc mới vừa đến thăm Công ty in Sáng Tạo Trẻ, tuổi xấp xỉ Đặng Mai Diệu. Nhưng rồi Đặng Mai Diệu đính chính là có thể em nhầm. Thật là, tôi chẳng biết đâu mà mò. Tôi không biết tiếng Nhật để mà trực tiếp giao dịch mua bán với người Nhật. Tôi chỉ mua máy in qua nhân viên người Việt Nam làm công ăn lương của KMV. Bọn này lừa dối tôi thì đã rõ. Bọn đại lý Sao Nam phối hợp lừa tôi thì đã rõ. Nhưng tôi không biết Tadasu Ichino có ủy quyền cho Luật sư Tiến sĩ Lê Nết gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, nói rằng tôi vu khống KMVSao Nam hay không. Nếu Tadasu Ichino không có ủy quyền nội dung này thì Luật sư tiến sĩ Lê Nết đã làm công việc ngoài phạm vi ủy quyền. Câu chuyện sẽ rất nghiêm trọng, sau khi Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh bị khởi tố.
Từ bọn lừa dối đến luật sư, rồi thẩm phán và kiểm sát viên, đều là người Việt Nam mình, kéo vụ án đến 7 năm mà vẫn chưa xong. Người Nhật Bản sẽ không thể hiểu, vì sao, một vụ án kinh doanh thương mại mà kéo đến 7 năm vẫn chưa xong. Tổng giám đốc KMV đến tòa trong thần thái ngơ ngác, có lẽ là, vì người Việt Nam, trong đó có luật sư và hệ thống tư pháp, đã hành xử một cách kỳ cục. Bạn Hồ Hiếu Trung, đã và đang làm việc cho một vài công ty Nhật Bản, cho tôi biết, những gì diễn ra như trong vụ án này, không phải là style của người Nhật Bản./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar