VĂN BẢN TỪ BĂNG GHI ÂM CUỘC HỌP NGÀY 18-8-2015
Sau buổi họp ngày 6-8-2015, Sao Nam thu hồi máy C1070P và trả đủ cho tôi 1,32 tỉ đồng. Tôi dùng số tiền 1,32 tỉ đồng của Sao Nam trả và huy động thêm từ nguồn khác để trả nợ cho ACBL. Ngày 14-8-2015, tôi thanh lý hợp đồng cho thuê tài chính với ACBL và ngày 17-8-2015 nhận bàn giao tài sản. Ngay chiều 17-8-2015, tôi báo cho ông Trần Kim Chung biết để Sao Nam nhận lại máy in. Sáng hôm sau, ngày 18-8-2015, ông Trần Kim Chung, ông Nguyễn Duy Kim và bà Mai Thị Thùy Dương đến Printing Shop của Saigonbook để nhận lại máy in. Lần đi này không có Luật sư Bùi Quang Nghiêm. Băng ghi âm này cho thấy thủ đoạn mua lại máy để chạy tội lừa dối khách hàng đã được các luật sư Lê Nết và Bùi Quang Nghiêm thống nhất đạo diễn từ trước phiên họp ngày 6-8-2015, nhưng bọn chúng cứ giả vờ về thủ tục và thuế. Cuối cùng, tôi chấp nhận cho chúng tất cả các điều kiện dễ dàng về tiền để nộp thuế nhưng chúng nhất quyết đòi mua lại. Cuối cùng, tôi phải đuổi Trần Kim Chung, Nguyễn Duy Kim và bà Mai Thị Thùy Dương ra khỏi trụ sở Saigonbook.
Sau đây là băng ghi âm cuộc họp ngày 18-8-2015 và văn bản ghi lại từ băng ghi âm này:
0’13: Ông Lương Vĩnh Kim. Phải bàn giao. Tại vì nó phải bàn giao cho tôi, tôi mới bàn giao lại cho anh. Rồi thì phải xuất hoá đơn cho tôi. Tôi mới xuất hoá đơn lại cho anh được.
– Ông Nguyễn Duy Kim: Đã xuất chưa anh?
0’24: Ông Lương Vĩnh Kim: Xuất rồi. Xuất hết rồi
0’28: Ông Trần Kim Chung: Cái vấn đề là bây giờ mình phải làm sao chứng minh được cái quyền chủ sở hữu. Tức là làm sao có biên bản thanh lý.
0’36: Ông Lương Vĩnh Kim: Có hết rồi đây anh nè. Đấy, hồ sơ này nó đủ pháp lý rồi đấy. Biên bản nè. Biên bản thanh lý hợp đồng nè. Bên tôi đã thực hiện đủ chứng từ thủ tục chuyển quyền sở hữu rồi nè.
0’47: Ông Trần Kim Chung: Phải có cái khâu.
0’48: Ông Lương Vĩnh Kim: Có hết rồi đấy.
0’49: Ông Trần Kim Chung: Ok. Rồi. Tôi chỉ cần cái đó thôi
0’52: Ông Lương Vĩnh Kim: Có hết rồi. Có hết rồi. Tôi tất nhiên là cái việc đó tôi hiểu, cái trách nhiệm đó là tôi đã làm xong rồi. Có nghĩa là bây giờ tôi sẽ photo cho anh cái bảng này.
1’01: Ông Nguyễn Duy Kim: Nếu được anh cho tôi một cái.
1’02: Ông Lương Vĩnh Kim: Có chớ. Có. Phô hết cho anh. Hoá đơn, 1, 2,.. Đây đây đây. Phô, phô thêm cái này. Tuyến ! Tuyến! còn thiếu cái này. Có một cái hóa đơn của nó nữa đây.
2’01: Ông Trần Kim Chung: Chúng tôi không cần đâu, chúng tôi chỉ cần cái biên bản chuyển quyền sở hữu, bàn giao thôi.
2’03: Ông Lương Vĩnh Kim: Rồi, rồi, xong rồi. Rồi bây giờ anh làm việc gì về phía anh đi, để cho nó
2’10: Ông Trần Kim Chung: Rồi, ok, thì bây giờ thì cũng, như ngày hôm trước thì cũng nói với anh cái 1070 nó xong. Cái tinh thần là như vậy. Còn cái 1100 thì như hôm trước tôi có nói với anh á nó đang là cái dạng mà bây giờ là Sao Nam, bây giờ là tụi tui chấp nhận cái chuyện này trên cơ sở là không có bị thiệt hại. Nếu mà xử lý theo cái dạng mà mua trả lại. Có nghĩa là tụi tui cũng giống như 1070. Nhưng mà bây giờ cái hiện nay là cái nó chuyển qua hình thức là mua bán thì cái phần thiệt hại về thuế tui đã đóng không có phần hoàn lại thì tui cũng phải trừ ra cái chuyện đó. Anh cũng thông cảm tại vì thực sự ra
3’04: Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi anh cứ nói đi. Nói hết đi. Anh bây giờ có cái gì cứ nói ra nhanh. Không cần giải thích. Thuế rồi phải không? Ngoài ra còn cái gì nữa?
3’11: Ông Trần Kim Chung: Nếu mà anh đồng ý như vậy thì
3’13: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Ngoài ra còn cái gì nữa?
3’14: Ông Trần Kim Chung: Thì còn cái phần. Tất nhiên là cái phần anh còn nợ vật tư anh chưa trả.
3’18: Ông Lương Vĩnh Kim: Vật tư thì được rồi. Bây giờ cái mực, vật tư, anh biết là người tôi rất đường hoàng
3’25: Ông Trần Kim Chung: Chúng tôi đâu có nói anh không đường hoàng.
3’27: Ông Lương Vĩnh Kim: Cái chuyện gì nó ra chuyện đó. Bây giờ tôi nói anh, thuế là bao nhiêu, anh ghi ra dùm đi.
3’33: Ông Trần Kim Chung: Hai trăm lẻ ba triệu.
3’34: Ông Lương Vĩnh Kim: Hai trăm lẻ ba triệu là bao gồm thuế gì?
3’36: Ông Trần Kim Chung: VAT và
3’37: Ông Lương Vĩnh Kim: Anh ký vào đây dùm tôi.
3’38: Ông Trần Kim Chung: Không.
3’40: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Bây giờ anh nói với tôi, anh yêu cầu cái gì thì anh ký vô. Để làm chi. Để tôi có cơ sở rằng, những cái anh yêu cầu này, để tôi làm việc. Chứ nếu mà anh yêu cầu, mà tôi đóng thuế này, tôi không có chứng cứ thì bữa sau tôi làm xác minh thì nó sẽ rất là bậy. Hôm nay tôi nói cho anh nghe nè, tiền thuế đó, nếu có thì làm có. Nếu không có thì làm không có. Và thứ hai tiền thuế nó chỉ phát sinh. Bây giờ tôi sẽ xuất cho anh một cái hoá đơn, trong đó có cái việc tôi trả lại cho anh thuế giá trị gia tăng. Và tôi trả lại cho anh số tiền đó thì thuế nó chạy đi đâu mà anh có thuế? Anh có hình dung không? Anh lấy cái tiền thuế này anh có nghĩ rằng có bù được cái công tác thanh tra, kiểm tra khi tôi yêu cầu làm không? Và anh với Konica có làm nổi cái chuyện đó không, mà anh đòi lấy thuế? Nên thành ra là tôi nói với anh như thế này. Anh ký vào đây anh yêu cầu. Tôi sẽ đồng ý nhưng mà cái việc này là có thuế hay không. Còn tôi, tôi xác định với anh là tôi trả lại cho anh, chứ không phải là tôi xuất hàng bán lại cho anh. Anh nghe rõ không?
4’37: Ông Trần Kim Chung: Không trả lại được. Tại vì, đúng, nếu mà thuế anh chấp nhận thì bây giờ anh phải hiểu cái tình hình nó như thế này. Cái người mua tôi ký hợp đồng, tôi xuất hoá đơn là bên ACB thì mới xuất trả lại hàng bán, tức là mình sẽ làm ngược lại cái vòng.
4’54: Ồ! anh nè, anh nè. Anh biết anh đang nói với ai không? Tôi về tôi đã nghiên cứu cái việc trả hàng rồi. Toyota là nó bán khắp thế giới khi qua các đại lý, xe nó có vấn đề nó vẫn thu hồi. Người ta vẫn trả cho nó. Không có đi lòng vòng như vậy. Bây giờ nè, công an nè. Ví dụ, tôi bán cho cô này một chiếc xe, cô này bán qua đây, ở đây bán tiếp. Sau đó, chiếc xe đó bị phát hiện là chiếc xe này không phải của tôi. Công an sẽ lấy xe từ ông này trả cho người chủ, không phải trả một vòng đâu. Cái việc mà trả hàng, luật pháp không có quy định trả một vòng ngược lại. Tức là cái thằng này ăn trộm, bán cho ông này ổng mua ngay tình. Hai người này ngay tình, ngay tình, ngay tình, ngay tình hết. Khi công an phát hiện ra chiếc xe ăn trộm, công an thu giữ chiếc xe, không phải là đi trả một vòng, vòng, rồi tới cái thằng này trả đâu.
5’35: Ông Nguyễn Duy Kim: Không, không cái chuyện này là cái chuyện khác anh.
5’38: Ông Lương Vĩnh Kim: Ở đây pháp luật không có quy định là trả theo cái trường hợp, mà bây giờ hàng mua bán là phải trả trường hợp đó. Bây giờ không anh thì tôi cũng trả được cho Konica. Anh nên nhớ, tôi không kiện anh, tôi vẫn kiện được Konica
5’50: Ông Trần Kim Chung: Cái chuyện đó của anh thôi.
5’53: Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi bỏ. Bây giờ nè, tôi không bàn đến cái chuyện đó nữa. Bây giờ anh nói có thuế thì khi nào có biên lai thuế? Tính thuế về cái này tôi sẽ chịu. Anh hiểu không nè. Còn bây giờ là anh phải chuyển trả đủ lại cho tôi. Anh không phải là người thu thuế.
6’06: Ông Trần Kim Chung: Tôi đã nộp thuế rồi.
6’07: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Cái chuyện anh nộp, đó là cái việc của anh, về cơ quan thuế trừ lại. Không liên quan tới tôi.
6’12: Ông Trần Kim Chung: Năm 2014 tôi đã trừ rồi.
6’14: Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi, thôi được. Bây giờ thế này. Anh đem hồ sơ anh chuyển tiền cho tôi. Về phát sinh thuế chuyển cái đó lên cho tôi. Tôi giải quyết. Do cái việc này đem lại. Mặc dầu cái đó không thuộc nghĩa vụ của tôi, nhưng tôi sẽ chịu trách nhiệm giải quyết cái đó. Chứ còn bây giờ là tôi không để cho anh cái tiền đó.
6’34: Ông Trần Kim Chung: Chứ anh cần cái gì?
6’35: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Tôi, bây giờ tôi cần lấy lại tiền của tôi đầy đủ bởi vì cái máy là anh bán cho tôi anh nói ba tỉ tám với ba tỉ tư, đây là một loại hợp đồng vô hiệu. Có nghĩa là tôi hoàn trả lại những gì của anh tôi đã nhận. Phải không nà? Chúng ta hôm nay đã đi đến ngồi ở đây là phải hiểu rằng cái hợp đồng này không thể thực hiện được. Nó là vô hiệu nên trả lại cho nhau những gì đã nhận là việc đầu tiên anh phải trả tiền lại cho tôi.
6’58: Ông Trần Kim Chung: Anh nghe, anh Kim à, anh nói hợp đồng vô hiệu, cái đó chỉ dành cho toà án, dành cho thẩm phán tuyên nha. Anh đừng có tuyên cái chuyện đó. Anh đừng có nói chuyện đó, chúng ta không có nên nói chuyện đấy.
7’11: Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ, thôi bỏ đi anh Chung. Tôi yêu cầu anh như vậy.
Ông Trần Kim Chung: Thì bây giờ anh cần cái gì?
Ông Lương Vĩnh Kim: Thì tôi yêu cầu lấy lại đủ cái số tiền ba tỉ tư, trả lại cho anh cái máy. Vậy đó, công việc của tôi là vậy. Nghĩa là tiền tôi là tôi lấy lại đủ, hoá đơn tôi xuất cho anh đúng như cái hoá đơn mà anh đã xuất cho ACB, ACB xuất cho tôi là tôi xuất lại cho anh. Vì thực ra ACB họ chỉ là cái người tham gia vào sau khi có hợp đồng. Tất cả những câu chuyện đó nó sẽ có nơi giải quyết, không cần phải bàn nữa nhưng bây giờ thế này. Tôi nói cho anh hai việc. Tôi hoàn toàn rất là dễ đồng ý cho anh, anh ưng, bây giờ tôi nói anh không đồng ý phải không? Anh cứ ký vô đi. Tôi sẽ đồng ý chừng cái còn lại anh sẽ chuyển cho tôi nhưng mà tôi chỉ sợ rằng cái chuyện thuế đó nó rắc rối cho anh. Tôi nói thiệt với anh á.
8’02: Ông Trần Kim Chung: Tôi không sợ. Nếu tôi đã đến đây thì tôi đã không sợ.
8’06: Ông Lương Vĩnh Kim: À thì tuỳ anh. Anh làm đi.
8’07: Ông Trần Kim Chung: Tôi không có ký nhưng mà sẽ có văn bản chính thức, tôi đóng dấu đàng hoàng, tôi gửi cho anh.
8’12: Ông Lương Vĩnh Kim: Ừm! Thì bây giờ đó, tôi có thể nói với anh như thế này để cho anh dễ làm. Anh tính được cái gì anh cứ trừ, cái gì còn lại anh cứ chuyển cho tôi. Còn cái việc không nhất thiết là tôi phải đồng ý, bởi vì anh làm đúng là tôi không làm gì được anh đâu.
8’27: Ông Nguyễn Duy Kim: Không. Chuyện đó là hoàn toàn đúng anh.
8’30: Ông Lương Vĩnh Kim: Thì anh cứ cho rằng cái việc đó anh làm đúng, thì anh cứ chuyển tiền cho tôi, cái số mà anh cho đúng, còn cái gì thuộc về tôi mà anh cho là không đúng thì anh cứ giữ lại. Vì sao, vì tôi rất dễ ở chỗ là gì, là tôi không nhất thiết bắt anh phải theo ý tôi. Bởi vì sao, bởi vì cái mà anh cho rằng nó đúng thì anh cứ làm. Bây giờ, anh cầm tiền của tôi, mà bây giờ anh không chuyển cho tôi thì tôi tính sao giờ mà tôi đòi. Bây giờ á, anh thấy là cái phần đó là anh đúng thì dù tôi có đòi cũng không được, anh hiểu không nà? Bây giờ ví dụ cái phần đó là phần của anh, cũng giống như cái phần là phần của tôi, tôi thấy đúng, tôi hổng trả cho anh thì có kiện đi đâu nó cũng chỉ bấy nhiêu thôi, phải không, đúng không nào? Thế thì bây giờ tôi đề nghị anh thế này, anh thảo luận với tôi đây là hai anh em mình tranh luận, tính tôi hơi nóng chút, tôi xin lỗi anh.
9’17: Ông Trần Kim Chung: Không. Không sao.
9’19: Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ có anh với anh Kim, với mọi người như thế này nè. Thứ nhất là, bản thân tôi đó, thì tôi cho rằng là cái việc mà nộp thuế, bây giờ tôi xuất hoá đơn lại cho anh mà anh không quyết toán thuế được, mà anh lại bị thuế thì là cái đó nó rất là vô lý. Bởi vì tôi, tôi biết thuế. Bây giờ là sau nhiều năm tôi cũng không còn đi làm cán bộ thuế, nhưng mà tôi là gốc dân thanh tra thuế, tôi ở đội 4, cục thuế thành phố. Cái nguyên tắc của thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức đó là loại thuế quyết toán năm. Tức là hàng quý hay là đầu năm, người ta có thể căn cứ trên số lợi tức năm trước, người ta tạm nộp thuế lợi tức nhưng cái thuế lợi tức đó sẽ được quyết toán vào cuối năm. Tức là trên cơ sở cái năm đó anh lời được bao nhiêu cộng tổng thu trừ cho tổng chi, tức là tổng thu này trừ cho tổng chi phí hợp lý, hợp lệ. Ví dụ như bây giờ tôi xuất cho anh cái hoá đơn tài chính là ba tỉ tư thì tất nhiên cái hoá đơn đó được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ bởi vì đấy là hoá đơn tài chính. Anh phải trả tiền lại cho tôi, tôi xuất lại hoá đơn cho anh như cũ thì cái việc anh bán năm trước thì cũng chuyển thành năm sau mà năm sau chuyển thành năm sau nữa. Có nghĩa là thuế mà thu nhập doanh nghiệp nó quyết toán từng năm nhưng mà lỗ nó được chuyển vào năm sau. Chớ không phải là nó chỉ có năm nào là nó chắc năm đó đâu.
10’44: Ông Trần Kim Chung: Tôi đồng ý.
10’45: Ông Lương Vĩnh Kim: Mà cái máy của tôi, máy C1100 này là cái máy anh đang làm cho tôi năm này. Có nghĩa là thuế thu nhập doanh nghiệp là chưa đóng.
10’52: Ông Trần Kim Chung: Sao chưa đóng anh? Năm 2014 mà.
10’55: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Cô này cô làm kế toán cô biết chứ. Cái thuế này là hợp đồng phát sinh năm 2014, có nghĩa là cái tiền mà tôi đang thanh toán kéo dài nó đang còn. 2015 tôi mới thanh toán anh hồi tháng 3. Cái này làm gì mà có thuế thu nhập.
11’08: Ông Trần Kim Chung; Em giải thích cho ảnh. Cái hoá đơn mình xuất ngày 31/12
11’10: Bà Mai Thị Thùy Dương: Dạ. Thực tế là hoá đơn bên em xuất là đúng cuối năm 2012 là ngày 31/12.
11’16: Ông Lương Vĩnh Kim: Cái gì 12?
11’18: Bà Mai Thị Thùy Dương: Ớ ! tháng 12 năm 2014
11’19: Ông Lương Vĩnh Kim: (Nghe cuộc gọi đến của khách hàng giao keo nhiệt): À xin lỗi em. Năng hả? alo. À rồi. Em chở keo tới thứ nhất, một là em chờ anh, hai là thôi em nói mấy cô ký dùm anh đi là vì anh đang có một cái phiên họp gấp dưới quận 3. Rồi có gì ngày mai đi, ngày mai em tới rồi anh thanh toán, mấy cô không có cầm tiền, anh đi gấp quá, em nói mấy cô ký nhận dùm anh đi. Nha. Anh họp, anh họp chút. Thôi mày nói mấy cô ký nhận mày đi về là tốt nhất vì tao không biết họp bao giờ xong. Tao đang họp nha. Rồi, ngày mai đi em, ngày mai đi
11’58: Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi. Cái chuyện đó thì mình tranh luận với nhau không cần thiết, bây giờ anh đề nghị thế này, giải quyết cái việc là trên cơ sở là thành thật với nhau và anh nghĩ rằng là, như vậy đó nó thanh thản hơn. Thì bây giờ đó, bây giờ anh Chung nói rằng là tôi, tôi bán hàng trả lại cho anh, à quên, bây giờ tôi trả lại hàng anh, anh bị thuế.
12’23: Ông Trần Kim Chung: Không. Bây giờ cái nội dung này nó.
12’26: Ông Lương Vĩnh Kim: Tức là tôi phải chịu cái thuế đó thì tôi phải chịu thôi, chứ sao?
12’33: Ông Trần Kim Chung: Đúng. Là cái chuyện này nó không ai mong muốn. Cái chuyện đúng ra, cái số tiền này á, đúng ra, tôi với anh không ai phải chịu hết. Cái vấn đề này nó nằm ở thuế không được hoàn lại
12’46: Ông Lương Vĩnh Kim: Thì thôi được rồi. Thì đồng ý. Tôi đồng ý rồi được chưa? Khoẻ rồi. Tức là như thế này, anh phải có một cái văn bản chuyển qua đây là số tiền thuế đó là tôi phải chịu. Thì tôi ok, tôi chịu, tôi nộp. Nghĩa là anh cho rằng cái thuế đó anh đã đóng rồi, anh đóng hai lần. Bây giờ cái đó là tôi chịu thì anh cứ trừ ra còn lại anh chuyển cho tôi nhưng mà tôi cho rằng cái đó thứ nhất là không có thuế. Thứ hai là trong mọi trường hợp thì những cái việc như vậy, tôi không có chịu nhưng mà bây giờ anh nói như vậy thì tôi theo anh. Có nghĩa là để cho mọi việc nó đơn giản đi, bởi vì chúng ta rất là nhiều việc. Không tranh luận nữa. Tổng cộng cái đó là bao nhiêu tiền.
13’33: Bà Mai Thị Thùy Dương: Hai trăm lẻ ba.
13’34: Ông Lương Vĩnh Kim: Hai trăm lẻ ba, rồi cái tiền kia là bao nhiêu?
13’41: Ông Trần Kim Chung và Bà Mai Thị Thùy Dương: Tám mươi lăm triệu chín trăm tám mươi tám.
13’47: Ông Lương Vĩnh Kim: (nói chuyện với nhân viên Lý Thanh Trúc): Anh nghe Trúc, không cho thì cho chở keo về. Nói là anh Kim cho chở keo về. Nói sao được mà nói, anh đã dặn rồi mà. Em đưa điện thoại để anh nói chuyện với nó. (Ông Lương Vĩnh Kim dừng cuộc họp ra ngoài, nói chuyện riêng với khách hàng giao keo nhiệt, không ghi âm được)
15’39: Ông Lương Vĩnh Kim: Ôi, sao nhiều việc quá anh Chung. Rồi, thôi, bỏ đi. Bây giờ thế này.
15’40: Ông Trần Kim Chung: Cái phần vật tư đây.
15’42: Ông Lương Vĩnh Kim: Vật tư. Vật tư thì anh phải để cho tôi kiểm tra lại, chứ tôi chưa ký liền.
15’47: Ông Nguyễn Duy Kim: Vật tư này có gởi chưa?
15’48: Bà Mai Thị Thùy Dương: Cái bảng này bảng mới. Hôm trước là bảng cũ rồi.
15’51: Ông Lương Vĩnh Kim: Vì vật tư nó có liên quan tới cái hai mươi chín triệu. Hai mươi chín triệu là mới thay vừa rồi đúng không? Cái vật tư này là mình sẽ trả lại cho họ, anh cho tôi hai bản đi. Thì nói với anh thế này, thứ nhất là về vật tư, anh cứ trừ ra, cái này là chắc chắn. Mà anh cũng không nên trừ, mà anh cứ để tôi chuyển cho anh, hoặc là anh lấy bằng tiền mặt. Vì để cho cái hợp đồng nó trọn vẹn.
16’19: Ông Trần Kim Chung: Thì cái nào nó cũng là tiền thôi anh.
16’20: Ông Lương Vĩnh Kim: Thì tuỳ anh. Cái đó là tuỳ anh
16’22: Ông Trần Kim Chung: Ok. Rồi rồi.
16’23: Ông Lương Vĩnh Kim: Cái đó là tuỳ anh. Còn anh nói cái này là thuế đúng không? Tức là bây giờ, thuế anh đã đóng. Bây giờ theo anh cái thuế này là tôi chịu. Khoan đã. Bây giờ theo anh là tôi chịu hay anh chịu đã. Đầu tiên là có thuế hay không? Có hai vấn đề. Một là có thuế hay không, đúng không nà? Anh khẳng định là có thuế, tức là trong trường hợp tôi trả hàng lại cho anh là thiệt hại của anh là về thuế, đúng không?
16’48: Ông Trần Kim Chung: Đúng.
16’50: Thứ nhất là xác định là có thuế. Thứ hai là tôi phải chịu. Đúng không nà? Chứ gì nữa? Bây giờ anh phải xác định nè. Thứ nhất là có thuế. Thứ hai là trách nhiệm cái thuế này là của tui chịu.
17’02: Ông Trần Kim Chung: Dạ rồi.
17’03: Ông Lương Vĩnh Kim: Thì anh chỉ cần có văn bản rồi anh trừ cái này ra luôn. Tôi đồng ý. Có nghĩa như vậy là mình kết thúc đi. Tức là như thế này, để làm gì, để thứ nhất là sau này tôi phải kiểm tra lại, cái việc này là nó đóng thuế như thế nào, mà phải đóng đến cái số khoản như thế, thì tôi sẽ có cái cách để biết được cái sự thật nó như thế nào. Thứ hai nữa là xem lại thử là tôi chịu hay là anh chịu. Vì sao nó là chân lý, có nghĩa là trong trường hợp này tôi chịu thì tôi phải chịu, mà nếu như cái thuế này nó, mà tôi nghĩ nhà nước này nó thu cái thuế này nó vô lý, hàng bán trả lại mà làm sao mà lấy thuế được.
17’44: Ông Nguyễn Duy Kim và ông Trần Kim Chung: Hàng bán trả lại thì không thuế, như cái 1070 thì không bị. Như cái 1070 tôi trả anh, hoàn toàn tôi có trừ anh cái gì đâu.
17’51: Ông Lương Vĩnh Kim: Không, mà bây giờ tôi xuất hoá đơn anh là tôi trả lại cho anh mà?
17’52: Ông Nguyễn Duy Kim: Cái này, cái hình thức là hợp đồng mua bán.
Ông Trần Kim Chung: Bây giờ hợp đồng mua và bán.
17’58: Ông Lương Vĩnh Kim: Thôi được rồi. Cái chuyện đó thì sẽ nói chuyện sau. Cái chuyện anh nói thì anh nói, ý kiến của tôi thì chuyện tôi. Thế bây giờ ý anh là xong rồi. Tức là bây giờ anh cần cái văn bản như thế nào để tôi giải quyết?
18’21: Ông Trần Kim Chung: Nếu mà anh đồng ý á, thì còn một cái chuyện nữa thì cái chuyện thứ hai là cái chuyện giao hàng, là mình cũng xác định rút kinh nghiệm vừa rồi. Thực sự ra thì tôi cũng không biết, thực ra thì anh cũng biết bây giờ là, hoặc là bây giờ mình quyết định cái địa điểm giao nhận là nó ở dưới mặt đường, trước cửa nhà, để tôi lên xe và tôi chuyển tiền cho anh. Chứ mà nếu không thì nó cũng sẽ gặp những cái rắc rối, khó khăn ấy nữa.
18’53: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Tôi nói với anh cho anh rõ luôn là như này. Thứ nhất là, cái máy mà bây giờ tôi để cho anh khiêng xuống như vừa rồi, mấy anh khiêng xuống đó, là bên đội quân của anh là khiêng rất là kém. Sau đó là lính tôi nó lên, nó khiêng xuống dùm các anh thì nói vậy. Tức là khiêng không có người chỉ huy. Cái máy này cũng phải là cái máy còn nặng hơn cái đó nữa. Khả năng mà anh khiêng xuống cũng không đem được. Đem không nổi luôn, cho nên cái chuyện đó thì tôi sẽ có cái cách tôi giải quyết cho anh. Anh đóng thùng đóng đồ tôi giải quyết nhưng mà nó lại có một cái vấn đề như thế này. Bây giờ thì cái Saigonbook không có kinh doanh trên cái lĩnh vực kỹ thuật số nữa, tức là tôi không làm cái in nhanh này nữa nhưng mà tôi đã chuyển qua cái công ty cổ phần in 474, tức là cái công ty cái nhà in Hoa Mai. Trước đây, tôi đã mua một cái máy của thằng STS, C1100 rồi. Bây giờ cái máy này anh trả về cho bên Konica thì Konica họ xuất, họ bán cho thằng STS thì thằng STS, nó để tránh cái trường hợp là nó phải chở cái máy đó lên đây. Tôi không lấy hai máy đâu. Tránh trường hợp khiêng lên khiêng xuống thì khả năng thằng STS, là anh nhận xong, anh bàn giao cho thằng kia, thằng kia nó cũng xuất cái máy đó cho tôi, nghĩa là việc đó cũng không ảnh hưởng gì về cái việc vận chuyển, tức là cái ngày mà lập cái biên bản bàn giao cho anh là anh giao luôn cho thằng Konica, đại diện Konica nó nhận luôn, là anh hết cái phần của anh. Tôi ký nhận giao cho anh, anh giao cho nó. Rồi thằng STS nó làm gì nó làm. Thì thằng STS với thằng Linh nó đề nghị vậy. Trong trường hợp này, tôi với anh giải quyết dứt điểm. Có nghĩa rằng là anh không cần phải chở đi giao cho nó.
20’38: Ông Trần Kim Chung: Ok. Thứ nhất là chuyện đối với lại thằng Linh thì tôi cũng chưa nghe nói, STS thì tôi cũng không cần biết, nhưng mà nói chung nếu mà bây giờ, thực ra cái này tôi cũng sẽ phải trả về cho thằng Linh.
20’51: Ông Lương Vĩnh Kim: Nhưng mà khoan đã. Quan trọng là bây giờ, quan trọng là như thế này. Tôi nói thật với ông bây giờ cái máy đó mà khiêng xuống. Cái máy nhỏ đó thì không sao. Cái máy này tôi biết khiêng xuống rất là cực. Tôi cũng không khiêng xuống được nữa, chứ đừng nói anh. Bây giờ mà tới lúc mà phải khiêng xuống, tôi nghĩ là tôi phải đi kiếm một thằng kỹ sư về vấn đề về máy nâng, nó chuyên vận chuyển về nâng chứ không phải là người thường khiêng được đâu.
21’13: Ông Nguyễn Duy Kim: Bây giờ như thế này anh Kim, trong cái chỗ lúc giao á, thì cái chuyện mà với ông Linh và STS thì cũng chưa có rõ lắm, thì thôi, bây giờ mình khoan nói tới cái hướng đó. Hướng này thì khi giao thì anh sẽ vận chuyển xuống dưới đất và tụi này chở đi.
21’35: Ông Lương Vĩnh Kim: Biết rồi, nhưng mà bây giờ nè việc quan trọng á là bây giờ ông chuyển tiền cho tôi thì tôi mới cho ông tháo máy được. Ông cứ làm theo cái kiểu, tôi là giống như cái máy của ông tôi làm mất nó chạy đi đâu. Tại sao mà bây giờ.
21’46: Ông Trần Kim Chung: Không phải. Cái chuyện đó thì bây giờ mình, nói chung thôi, thì bây giờ anh em mình nó khó chút, nhưng mà nó yên tâm xong cho mọi chuyện nó dễ.
21’57: Ông Lương Vĩnh Kim: Anh, anh phải hiểu như này nè, cái máy á, là khi tôi giao máy cho anh, thì anh là người bên anh là kỹ thuật. Cái máy của anh lắp đặt, vận chuyển, trước đây là anh đem đến. Là tất cả cái việc đó theo hợp đồng là anh đem đến. Bây giờ người của anh, kỹ thuật cũng là của anh, máy anh phải tháo lắp. Tôi phải bàn giao là bàn giao nguyên trạng ngay cái máy đó, vì cái máy đó là tôi không thể nào tháo được. Thứ hai là tôi không có đụng tới nó một tí xíu gì được, thì tôi bàn giao là bàn giao ngay tại thời điểm ông tháo đó, chứ không phải là tôi bàn giao xuống đất. Tôi có thể thoả thuận là hỗ trợ ông cái đội quân để khiêng xuống tới đất cho ông, chứ tôi không bàn giao dưới đất. Tôi bàn giao ngay đó.
22’35: Ông Trần Kim Chung: Cũng được.
22’37: Ông Lương Vĩnh Kim: Tôi hỗ trợ cho anh chuyện đó, nhưng anh phải ký cho tôi biên bản đó để tôi lấy tiền. Còn anh tháo máy, tôi sẽ cho cái đội quân xuống đây giúp cho anh, là đội quân của tôi thì nó sẽ có kinh nghiệm. Như vừa rồi đó, nếu mà thật ra tôi nói anh, tôi không có muốn can thiệp, với lại tôi thấy khi mà đã đụng chạm vô với nhau rồi, nhiều khi tôi thấy anh kỹ quá, chứ thực ra đó anh chỉ cần nói như vầy tôi sẽ đồng ý ngay. Tôi cho anh ký, lập thủ tục coi như là nhận máy chưa chuyển tiền mai chuyển. Không cần chuyển liền. Không cần thủ tục luôn. Nhận máy đi. Đối với máy này. Nhưng mà bây giờ anh phải báo cho tôi ngày nào anh tới đây anh ký nhận. Ngày mai chẳng hạn, anh cứ tới anh tháo để ngày mai là tôi đem cái máy kia lên, tôi đem lên tôi ráp vô trước để tôi chuẩn bị cái máy anh kéo ra là cái máy đó kéo vô chứ không cái điểm của tôi bây giờ nhân viên, lương hướng đồ nhiều thứ chi phí, bây giờ lại không có cái máy. Anh hiểu ý tôi nói không? Thế thì bây giờ vấn đề ở chỗ là tôi đồng ý với anh để tôi ký cho anh biên bản bàn giao cho anh cái máy. Sau một ngày nhận máy anh chuyển đủ tiền cho tôi. Vậy thôi. Không cần phải đi vô, có nghĩa là anh vẫn trước, có nghĩa là không cần phải song song nhưng mà trong đó là anh ghi cho tôi rõ, cứ chậm một ngày là tôi tính cho anh như là lãi quá hạn. Vậy thôi. Vậy thôi thế là được rồi. Đúng không? Thế thì có nghĩa là gì có nghĩa là bây giờ anh cho một cái kế hoạch đi
24’01: Ông Trần Kim Chung: Rồi. Để mình bàn nguyên tắc xong rồi kêu mấy em này sẽ làm thủ tục.
24’05: Ông Lương Vĩnh Kim: Tức là như thế này. Bây giờ anh đem cái biên bản lên. Đây, coi như là bàn giao máy, các biên bản ký thoả thuận hết rồi, trong cái thoả thuận đó là anh ghi rõ luôn cái ngày nhận máy của anh luôn, rồi ngày chuyển tiền luôn.
24’19: Ông Trần Kim Chung: Sau cái thỏa thuận này tôi cũng nói trước với anh như thế này. Sau cái thoả thuận này tụi tôi phải về, tôi sẽ nói với Konica để nó chuyển tiền cho tụi tôi. Tức là nó phải xác định cái ngày chuyển tiền cho tụi tui thì tui sẽ thông báo cái ngày chuyển tiền cho anh. Chắc cũng không lâu đâu, nó chuẩn bị hết rồi. Đó nên như thế. Còn cái việc mà anh nói anh mua lại với thằng Linh tôi cũng chưa nghe nói. Nếu mà anh mua lại.
24’45: Ông Lương Vĩnh Kim: Không phải là tôi mua lại, mà công ty cổ phần in 474, trong đó tôi là một thành viên, họ không phải là mua cái này, họ mua cái máy kia rồi, nhưng vấn đề ở chỗ là bây giờ ông Linh ổng lấy về 2 cái máy C1100 thì ổng có chính sách như thế nào đó, ổng xuất cho cái thằng kia luôn, mà thằng kia, thì hiện nay cái máy này in cũng khoảng độ hơn hai trăm nghìn click charge, có nghĩa là cái số in cũng giống như là chạy rođa thôi, thì họ hỏi tôi thì tôi cũng sẵn sàng lấy một trong hai cái máy này, chứ tôi cũng không có nghiêm khắc đến mức là bắt anh chở máy này về, rồi chở máy kia lên. Tôi không nghiêm khắc cái đó, anh hiểu ý tôi nói không nà? Thì câu chuyện như vậy thôi. Tức là, đối với bản tôi thì cái đó không khó khăn gì cả.
25’26: Ông Trần Kim Chung: Anh vẫn đang không hiểu Chung. Để tôi nói với anh thế nầy nè. Trách nhiệm của Chung với lại Sao Nam là giải quyết cái hợp đồng này, thu hồi máy, mua lại cái máy này. Trong trường hợp mà bây giờ anh thoả thuận với thằng Linh thí dụ anh mua cái máy này với STS thì thay vì chúng tôi chở cái máy này bàn giao cho Konica thì bàn giao với thằng Linh, anh hiểu không?
25’52: Ông Lương Vĩnh Kim: Bây giờ nè, thôi được rồi mấy cái kia nè, đây là bảng tính của anh hả, bảng tính của anh á thì, cái này có mấy bảng?
26’07: Bà Mai Thị Thùy Dương: Anh cứ giữ bảng đó đi.
26’08: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Phải hai, ba bảng. Bây giờ làm là kết thúc đi, chứ không có gặp nhau nữa, để chi, để kết thúc cái này để mà về còn làm thủ tục.
26’14: Ông Trần Kim Chung: Tôi làm văn bản cho anh đàng hoàng, đóng dấu đàng hoàng, chứ những con số này, nó chỉ là để sơ bộ, để anh nhìn vô anh hoặc là anh muốn giữ cũng được, tôi ký cũng được, nhưng mà anh có cần không.
26’25: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Bây giờ theo tôi nghĩ là không có cần văn bản gì nữa, bây giờ văn bản để chi nữa, bây giờ anh chỉ cần làm biên bản bán hàng trả lại thôi.
26’33: Ông Trần Kim Chung và ông Nguyễn Duy Kim: Không trả lại mà sẽ là hợp đồng mua bán, hợp đồng mua bán.
26’37: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Không. Tôi không ký hợp đồng mua bán.
26’39: Ông Trần Kim Chung: Nói vậy thì tôi nghĩ chắc cũng không nhận được.
26’41: Ông Lương Vĩnh Kim: Thì tuỳ anh. Cái đó tuỳ anh chứ tôi không bán lại được cho anh. Tại vì tôi chỉ trả cho anh thôi chứ tôi không bán. Tự nhiên sao mà tôi đi bán lại cho anh cái máy như vậy? Anh này, anh thấy sao kỳ vậy, sao làm được?
26’54: Ông Trần Kim Chung: Ủa chứ anh có cái xe anh không sử dụng anh bán lại.
26’56: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Cái này là tôi mua của anh. Anh hiểu không? Tôi trả lại cho anh. Câu chuyện nó chỉ vậy thôi.
27’03: Ông Nguyễn Duy Kim: Không. Không. Nếu đúng là vậy, nhưng mà vì kẹt cái ACB thôi anh. Chứ còn bây giờ.
27’06: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Cái chuyện tôi làm đó là, tôi nói với anh nè, là tôi không có bán lại cho anh. Tôi trả lại cho anh. Anh không đồng ý thì đó là việc của anh. Bây giờ, máy này là máy tôi mua của anh, bằng một hợp đồng, tôi sử dụng nguồn vốn tài chính và tôi nói lại với anh là đối với bản thân tôi thì tôi hiểu vấn đề là bây giờ tôi trả lại cho anh. Nếu cái việc tôi trả lại cho anh mà hậu quả pháp luật về những cái chuyện này xảy ra, không đúng pháp luật mà gây thiệt hại cho anh hay Konica, hoặc là sao đó thì tôi chịu, nhưng tôi khẳng định với anh là tôi trả lại cho anh là tôi trả đúng pháp luật. Còn nếu như mà anh cho rằng, là tôi trả không đúng thì tôi sẽ cam kết, là những cái gì mà tôi trả, mà nó có xảy ra việc vi phạm pháp luật, thì tôi có mấy tư cách. Một là tư cách một cái người tham gia vào cái việc này. Tư cách thứ hai là một luật sư, họ hoàn toàn có thể tước thẻ của tôi, tôi có thể nói khẳng định với anh tôi trả là đúng pháp luật và tôi là một luật sư, tôi không thể làm một việc không đúng pháp luật, đó là cái máy này tôi trả cho anh, tôi không bán cho anh
28’11: Ông Trần Kim Chung: Tôi mua lại chứ sao anh không bán. Tôi mua lại đúng giá trị.
28’14: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Tôi không có bán cho anh và ở đây không có mua lại. Tôi không bán. Tôi trả lại cho anh chứ tôi không bán. Còn anh nhận hay không đó là việc của anh.
28’22: Ông Nguyễn Duy Kim: Không. Cái hình thức thì mình sẽ phải ký cái hợp đồng mua bán anh.
28’24: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Không có ký hợp đồng mua bán. Không ký hợp đồng mua bán. Tôi trả lại cho anh chứ không ký hợp đồng mua bán. Anh hiểu ý tôi nói không? Tôi trả máy lại cho anh. Và nếu anh không làm được cái việc đó, là không làm. Có nghĩa là ở đây bản chất vấn đề là trả máy lại chứ không bán. Anh nên nhớ là như thế này. Anh không phải tự nhiên anh khùng anh lên đây anh mua lại cái máy mấy tỉ bạc. Anh có khùng không?
28’45: Ông Nguyễn Duy Kim: Đúng. Tụi này không muốn.
28’46: Ông Lương Vĩnh Kim: Không muốn vậy thì đây là tôi trả lại cho anh, anh phải nhận chứ tại sao anh lại đi mua. Đi mua là gì? Thuận mua vừa bán. Anh hiểu ý tôi nói không? Anh có thể mua lại là mua lại cái, đã nói đến mua bán là phải gì, là phải thuận mua vừa bán. Mua bán có một đặc điểm là gì? Trung thực và phải để cho người ta thuận. Anh không ép người ta được, về cái chuyện người ta phải đi mua, mà rõ ràng với một cái việc này tôi phải ép anh đi mua đến ba tỉ mấy. Tôi đâu có bán cho anh đâu?
29’12: Ông Nguyễn Duy Kim: Bởi vậy mình đang tính, mình thoả thuận một cái cách làm anh.
29’15: Ông Lương Vĩnh Kim: Không. Thoả thuận cũng phải đúng về bản chất một vấn đề, anh hiểu không? Thoả thuận mà trong trường hợp mà che giấu một bản chất là trả lại, thì luật pháp cũng không thừa nhận sự thoả thuận đó.
29’26: Ông Nguyễn Duy Kim: Nhưng mà đứng trên mặt giấy tờ của mình, về thuế thì nó lại không có hợp lệ.
29’31: Ông Lương Vĩnh Kim: Anh cứ làm đúng. Không có cái gì không hợp lệ cả. Tôi trả lại cho anh, nếu anh cho rằng là không hợp lệ thì tôi sẽ có nơi để làm việc, để giải quyết cái vấn đề này. Vậy thôi.
29’44: Ông Nguyễn Duy Kim: Thì bây giờ nếu có được cái công văn hướng dẫn đó.
29’48: Ông Lương Vĩnh Kim: Không có công văn gì cả, ông ạ, có bản án để tuyên là trả lại, tôi nói cho ông biết hợp đồng này là hợp đồng vô hiệu ngay từ đầu. Công văn cái mẹ gì, coi như là nó sẽ có giá trị về chân lý.
30’01: Ông Trần Kim Chung: Thôi bây giờ anh cứ suy nghĩ đi. Sao Nam sẽ mua lại chứ không có trả lại.
30’06: Ông Lương Vĩnh Kim: Hết. Không gặp nhau nữa.
30’07: Ông Nguyễn Duy Kim: Cái hình thức là hợp đồng mua bán.
30’13: Ông Lương Vĩnh Kim: Ngày mai, sẽ giải quyết việc này luôn, cho nó xong đi. Nè, mày dòm mặt tao, Chung nè, mày lấy của tao ba tỉ tư, tao nói cho mày biết. Nói cho mầy biết. Đù mẹ mày, bán hàng mà như ăn cướp. Không bao giờ mày được bước chân vô được đây nữa. Dẹp. Thương lượng với mày để cho mày xong cái việc của mày. Đồ chó. Già mà địt mẹ mày tham. Tao nói với mày á, đù mẹ mầy, tao quất mày chết. Ăn cướp. Mẹ tụi bây./.
Vậy ra là ông Năm Lúa ổng nóng tính từ xưa đến giờ luôn !
Ừ