BÌNH LUẬN LUẬN CỨ LUẬT SƯ CỦA CỰU THẨM PHÁN ĐỖ ĐỨC VÂN HỒNG
𝐋ờ𝐢 𝐝ẫ𝐧:
Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng nguyên là thẩm phán của Tòa Kinh tế TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn phúc thẩm lần 1, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa, năm 2016, thì ông Đỗ Đức Vân Hồng là Thẩm phán đương nhiệm, đồng chí với Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh ở Tòa Kinh tế và ông cũng có biết vụ án Konica Minolta và văn bản ngăn chặn chạy án do tôi gửi riêng cho ông. Sau khi nghỉ hưu, ông hành nghề luật sư, nhưng được miễn đào tạo luật sư theo khoản 1 Điều 13 Luật luật sư. Có lẽ vì không được đào tạo kỹ năng hành nghề luật sư và vì còn thói quen của người làm thẩm phán, nên ra tòa lần này, ông cũng thể hiện quyền lực như một thẩm phán đang điều hành phiên tòa. Mỗi khi đặt câu hỏi cho tôi, ông yêu cầu tôi đứng lên, rồi mở đầu câu: “tòa hỏi”. Tôi không nghe rõ giọng lí nhí của ông qua khẩu trang chống dịch, nhưng Luật sư Đoàn Khắc Độ ngồi gần ông, tức khí, đã phản ứng với câu “tòa hỏi”, bằng cách đề nghị Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn nhắc Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng không được mở đầu câu bằng “tòa hỏi”.
Cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng làm việc cho CÔNG TY LUẬT TNHH RAJAH & TANN LCT do Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang làm giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Cũng giống như Bản luận cứ của Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang, bản luận cứ của Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng, về mặt hình thức dài đến 24 trang A4, về mặt nội dung, nó cứ như người chưa hề học phép chứng minh, phép phủ định, phản bác trong toán học, trong luật học. Ông không hiểu gì về 3 giai đoạn của hợp đồng, tương ứng với 3 tiểu mục, được qui định tại BLDS 2005 và nay là BLDS 2015. Vì thế, ông cứ lẫn lộn giữa giai đoạn giao kết hợp đồng với giai đoạn thực hiện hợp đồng, làm cho việc chứng minh, phản bác hợp đồng vô hiệu trở nên rối rắm. Sau đây là một số nội dung ngớ ngẩn của Cựu Thẩm phán-Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng.
𝟏. 𝐊𝐡ô𝐧𝐠 𝐡𝐢ể𝐮 𝐜á𝐜𝐡 𝐩𝐡ủ đị𝐧𝐡, 𝐛á𝐜 𝐛ỏ 𝐦ộ𝐭 𝐜á𝐨 𝐛𝐮ộ𝐜:
Tôi cáo buộc KMV và Sao Nam lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005 và yêu cầu tòa án tuyên hợp đồng 038, hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005 thì lẽ ra việc phản bác, phủ định chỉ xoay quanh các hành vi lừa dối, có hay không có, theo qui định của Điều luật này. Thay vào đó, cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng đi chứng minh các hợp đồng này thỏa tất cả các điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực, được qui định tại Điều 122 BLDS 2005. Cách làm của ông cũng giống như người bị truy tố tội hiếp dâm nhưng bào chữa bằng cách chứng minh là mình “không trộm cắp, không hiếp dâm, không cướp của giết người … và không phạm bất cứ tội nào đã được quy định trong bộ luật hình sự”. Tại trang 3 bản luận cứ, dòng 8 từ dưới lên, ông viết (nguyên văn, không sai một dấu phảy):
“1/ Về yêu cầu của SGB yêu cầu Tòa án tuyên bố HĐ038 bị vô hiệu do lừa dối.
𝐓𝐡𝐞𝐨 𝐪𝐮𝐲 đị𝐧𝐡 𝐭ạ𝐢 Đ𝐢ề𝐮 𝟏𝟐𝟕 𝐁𝐋𝐃𝐒 𝟐𝟎𝟎𝟓: GDDS không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của bộ luật này thì vô hiệu.
Điều 122 – Điều kiện có hiệu lực của GDDS: có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Tôi cho rằng các bên trong các hợp đồng 038 hay hợp đồng 03 và các phụ lục đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nội dung giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội và hoàn toàn tự nguyện”.
Đọc đoạn này, tôi nhận ra Cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng không biết phép chứng minh, phép phủ định theo một cách thông thường, mà người ít học nhất cũng phải làm như vậy. Ví dụ: Để phủ định câu “Học sinh của lớp A toàn là con trai” thì người phủ định câu đó phải chứng minh “Tồn tại ít nhất một học sinh không phải là con trai thuộc lớp A”. Nghĩa là, “Tồn tại 1, hoặc 2, hoặc 3 … hoặc tất cả là con gái hay đồng tính, thuộc lớp A”. “Lớp A” là tập hợp luôn luôn phải bám sát để xem xét thỏa hay không thỏa điều kiện của mệnh đề “Học sinh của lớp A toàn là con trai”. Vượt ra khỏi “Lớp A” thì trai hay gái không có ý nghĩa gì trong việc chứng minh hay bác bỏ mệnh đề “Học sinh của lớp A toàn là con trai”. Người ta buộc tội hiếp dâm năm 1945 thì mình không cần phải chứng minh rằng “tôi không hiếp dâm năm 1917”. Saigonbook cáo buộc các hành vi lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005, chỉ là một trong 3 loại hành vi không thỏa điều kiện tự nguyện, bao gồm hành vi gây nhầm lẫn, hành vi lừa dối, hành vi đe dọa, cưỡng ép, được qui định tại khoản 1c Điều 122 BLDS 2005 thì không có lý do gì ông cựu thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng này mang tất cả Điều 122 ra để úp vào chứng minh nó thỏa cả vũ trụ. Nhức cái đầu với ông này!
Cáo buộc của nguyên đơn – Saigonbook về lừa dối chủ thể theo Điều 132 BLDS 2005 là KMV và Sao Nam làm cho Saigonbook hiểu chủ thể của thương vụ mua bán máy in này là Konica Minolta, gắn liền với việc giúp đỡ Saigobook xây dựng mô hình Printing Shop đầu tiên ở Việt Nam, nên từ đó Saigonbook đồng ý chấp nhận giao kết hợp đồng mua máy in C1100 với Konica Minolta, để rồi sau đó, ký kết với Sao Nam theo ủy quyền của Konica Minolta. Lừa dối về chủ thể theo Điều 132 BLDS 2005 không liên quan gì đến chủ thể có “năng lực hành vi dân sự”, được qui định tại khoản 1 Điều 122 BLDS 2005.
“Tự nguyện” hay không thì chỉ có người “tự nguyện” biết. Một cô gái với “ngực tấn công, mông phòng thủ’ và nụ cười đưa đồ cũng không ai biết chắc là cô có tự nguyện hay không. Thậm chí, có khi cô rên la sung sướng thì cũng có khi không chắc là cô ấy đã tự nguyện. Cho nên, không ai, kể cả thượng đế, lại dại dột đi chứng minh một người khác tự nguyện. Thế mà, ông cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng này làm cái chuyện động trời, là chứng minh, rối kết luận các bên, trong đó có Saigonbook “hoàn toàn tự nguyện”. Tự nguyện theo khoản 1c Điều 122 BLDS 2005 là phải không bị nhầm lẫn theo Điều 131 BLDS 2005 và không bị lừa dối, đe dọa theo Điều 132 BLDS 2005, chứ không chỉ là không bị lừa dối. Bị lừa dối ở Điều 132 BLDS 2005 chỉ là bị “hiểu sai lệch” về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch, chứ không có gì to tát cả. Tôi hiểu đây là làm ăn với Konica Minolta, nên tôi mới giao kết mua máy in C1100, chứ với Sao Nam thì tôi không mua. Bây giờ ông nói là tôi mua của Sao Nam, còn Konica Minolta không biết gì thì là tôi “hiểu sai lệch” về bộ mặt thật chủ thể của ông. Ông nói giảm giá đặc biệt cho tôi so với thị trường là 20% thì tôi hiểu là tôi mua rẻ hơn người khác 20%, vì giá này tôi có lợi thế cạnh tranh nên tôi mua. Bây giờ, ông nói không có ai mua giá cao như tôi thì là ông làm cho tôi “hiểu sai lệch” về giảm giá của ông. Ông nói với tôi máy được sản xuất tại Nhật Bản và nếu không nói thì tôi cũng nghĩ rằng máy C1100 của các ông được sản xuất tại Nhật Bản, vì tôi không bao giờ nghĩ rằng Konca Minolta sản xuất máy này tại Trung Quốc. Nếu biết máy này sản xuất ở Trung Quốc thì tôi sẽ đắn đo, mua với một giá khác, chứ không phải mua với giá 3,4 tỉ đồng – bằng tiền mua một căn nhà. Hiểu sai lệch xuất xứ để mua máy C1100 là như thế. Lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005 chỉ là làm cho khách hàng hiểu sai lệch về những vấn đề như vậy, chứ không có gì phải khó chứng minh. Muốn biết “hiểu sai lệch” hay giả vờ “hiểu sai lệch” để làm tình làm tội người ta, thì phải đặt người giao dịch vào trình độ trung bình, trong hoàn cảnh cụ thể như ông Lương Vĩnh Kim, đối diện với máy in kỹ thuật số công nghiệp và thương hiệu Konica Minolta đến từ Nhật Bản, để người đó hiểu thế nào về chủ thể, về giảm giá, về xuất xứ, về Click Charge, về chất lượng, về bảo hành và về Printing Shop, rồi dẫn đến xác lập hợp đồng.
“Tự nguyện” giao dịch thì bao giờ cũng gắn liền mục đích của người tự nguyện. Không ai biết mục đích của người giao dịch bằng chính họ. Đàn ông đích thực lấy vợ là để “Đ”. Không một người đàn ông “có súng, có sung”nào lại “hoàn toàn tự nguyện” lấy một cô gái không có “cái ấy”. Nghĩa vụ của cô gái lấy chồng là phải nói cho anh ấy biết “cái ấy” không có, nếu như cô ta bị khiếm khuyết cái ấy. Một khi cô không nói gì cả thì anh ấy mặc nhiên là cô sẽ thỏa được mục đích kết hôn của anh ấy. Nhưng một người đồng tính thì họ kết hôn với mục đích khác, nên sự tự nguyện của họ là có mục đích khác, không ai giống ai. Tương tự, không một người kinh doanh bình thường nào lại tự nguyện đi mua máy in 3,4 tỉ trong khi người kinh doanh khác mua chỉ 1,7 tỉ. Mua như thế là úp sọt vợ con. Ông Chánh án có thể tự nguyện dùng tiền ngân sách mua máy in với giá ngất trời để in bản án, nhưng ông Năm lúa Lương Vĩnh Kim hoặc anh Đặng Mai Diệu – In Sáng Tạo Trẻ hoặc anh Hoàng Văn Dũng – Công ty in Ca An thì không thể mua máy in cao hơn khách hàng khác, dù chỉ vài trăm triệu cũng đã choáng váng mặt mày, chứ đừng nói gì đến 2,1 tỉ.?
Tự nguyện là trạng thái sung sướng, hạnh phúc. Không ai được hoàn toàn “sung sướng – hạnh phúc” rồi lại đâm đơn đi kiện suốt 8 năm qua. Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng gán cho tôi “hoàn toàn tự nguyện”, là làm tăng thêm lòng thù hận của tôi đối với bọn lừa dối và bọn chạy án, và cao hơn nữa. Vì thế, tôi càng có lý do và quyết tâm, đem luận cứ của ông ra mổ xẻ, phơi bày cho nhân dân Việt Nam thấy thực trạng kiến thức của một thẩm phán ngồi xét xử, phán quyết liên quan đến danh dự, tài sản, tự do và tính mạng của con người, của đồng loại, suốt mấy chục năm qua.
Luận cứ của Cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng, Luận cứ của Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang, Luận cứ của Luật sư tiến sĩ Lê Nết và Văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam của KMV do Lê Nết soạn thảo, là những tài liệu tham khảo có giá trị để đánh giá một giai đoạn thăng trầm của nền công lý nước Việt Nam trong hai nhiệm kỳ của Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Riêng việc bình luận các luận cứ này cũng có thể là đề tài dành cho nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành luật. (Còn tiếp)
*Luận cứ dài 24 trang của Cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng:
BA NGÀY LÀ ĐỦ ĐỂ TỰ NGUYỆN THEO ĐỖ ĐỨC VÂN HỒNG
Trang 4, dòng 4 từ trên xuống, Bản luận cứ luật sư, cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng viết: “-𝐒𝐚𝐨 𝐍𝐚𝐦 𝐜𝐮𝐧𝐠 𝐜ấ𝐩 𝐡ợ𝐩 đồ𝐧𝐠 𝐧𝐡á𝐩 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐡𝐚𝐢 𝐛ê𝐧 đ𝐢 đế𝐧 𝐤ý 𝐤ế𝐭 𝐡ợ𝐩 đồ𝐧𝐠 𝐜𝐡í𝐧𝐡 𝐭𝐡ứ𝐜, 𝐛ằ𝐧𝐠 𝐜𝐡ứ𝐧𝐠 𝐥à 𝐭𝐡ư đ𝐢ệ𝐧 𝐭ử 𝐧𝐠à𝐲 𝟏𝟕/𝟏𝟎/𝟐𝟎𝟏𝟒. 𝐍𝐡ư 𝐯ậ𝐲, 𝐤ể 𝐭ừ 𝐧𝐠à𝐲 𝟏𝟕/𝟏𝟎/𝟐𝟎𝟏𝟒 𝐜𝐡𝐨 đế𝐧 𝐤𝐡𝐢 𝐤ý 𝐤ế𝐭 𝐇ợ𝐩 đồ𝐧𝐠 𝐇Đ𝟎𝟑𝟖 𝐯à𝐨 𝐧𝐠à𝐲 𝟐𝟎/𝟏𝟎/𝟐𝟎𝟏𝟒, ô𝐧𝐠 𝐊𝐢𝐦 đã 𝐜ó 𝟑 𝐧𝐠à𝐲, đủ 𝐭𝐡ờ𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 để 𝐧𝐠𝐡𝐢ê𝐧 𝐜ứ𝐮 𝐧ộ𝐢 𝐝𝐮𝐧𝐠 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐤𝐡𝐢 𝐤ý 𝐤ế𝐭 𝐇ợ𝐩 đồ𝐧𝐠 𝐦ộ𝐭 𝐜á𝐜𝐡 𝐭ự 𝐧𝐠𝐮𝐲ệ𝐧”.
Tùy theo tài sản, 03 ngày là thời gian đủ để tìm hiểu, thương lượng mua một chiếc xe gắn máy, nhưng sẽ không đủ để tìm hiểu, thương lượng mua một chiếc xe ô tô hoặc máy bay, hoặc ngôi nhà. Và cũng với tài sản đó, nhưng người đã từng ‘mua thông bán thạo’ thì 03 ngày là quá dài, còn đối với người chưa một lần mua qua thì 03 ngày là quá ngắn, không đủ để tìm hiểu đối tượng của hợp đồng. Huống gì đây là máy in kỹ thuật số công nghiệp C1100, mà theo lời khai của ông Trần Kim Chung tại trang 5 bản án sơ thẩm, dòng 1 từ trên xuống, là “𝒕𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 “𝒅ự 𝒌𝒊ế𝒏 đư𝒂 𝒓𝒂 𝒕𝒉ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝑽𝒊ệ𝒕 𝑵𝒂𝒎 𝒗à𝒐 𝒒𝒖ý 𝟒 𝒏ă𝒎 𝟐𝟎𝟏𝟒, thì lúc đó, không ai biết nó là cái gì, hình thù ra sao, để mà nghiên cứu đối tượng của hợp đồng và giá cả độc quyền của nó, trước khi ký. Tôi ký hợp đồng mua máy in C1100 không phải dựa vào bản nháp hợp đồng, mà trước đó, Saigonbook và Konica Minolta đã có quá trình thương lượng, giao kết bằng lời nói về mô hình Printing Shop – một dự án kinh doanh lớn, chứ không chỉ giao kết mua bán một chiếc máy in C1100. Nếu không có quá trình giao kết bằng lời nói đã diễn ra trước đó, thì ông Trần Kim chung không thể có chuyện ‘bập’ vào soạn thảo hợp đồng, có đối tượng là máy in C1100 với giá cả 3,4 tỉ đồng, mà đôi bên không sửa chữa chữ nào. Có bao nhiêu máy in thì làm sao ông Trần Kim Chung có thể soạn thảo hợp đồng, chọn máy in C1100 để đưa vào hợp đồng? Đã đàm phán giá như thế nào mà đưa qua là ký?
Theo lời khai, đúng một nửa, của ông Trần Kim Chung tại trang 4 Bản án sơ thẩm, dòng 5 từ dưới lên thì “𝑽à𝒐 𝒌𝒉𝒐ả𝒏𝒈 𝒕𝒉á𝒏𝒈 𝟎𝟖/𝟐𝟎𝟏𝟒, 𝒔𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒊 𝑺𝒂𝒊𝒈𝒐𝒏𝒃𝒐𝒐𝒌 𝒕ì𝒎 𝒉𝒊ể𝒖 𝒎ô 𝒉ì𝒏𝒉 𝑷𝒓𝒊𝒏𝒕𝒊𝒏𝒈 𝑺𝒉𝒐𝒑, 𝑺𝒂𝒊𝒈𝒐𝒏𝒃𝒐𝒐𝒌 đã đề 𝒏𝒈𝒉ị 𝑺𝒂𝒐 𝑵𝒂𝒎 𝒈𝒊ờ𝒊 𝒕𝒉𝒊ệ𝒖 𝒎ộ𝒕 𝒉ệ 𝒕𝒉ố𝒏𝒈 𝒎á𝒚 𝒊𝒏 𝒄ô𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊ệ𝒑 𝒎ớ𝒊 𝒏𝒉ấ𝒕, 𝒉𝒊ệ𝒏 đạ𝒊 𝒏𝒉ấ𝒕 𝒄ủ𝒂 𝑲𝒐𝒏𝒊𝒄𝒂 𝑴𝒊𝒏𝒐𝒍𝒕𝒂 𝒗à 𝒕𝒉𝒆𝒐 đề 𝒏𝒈𝒉ị 𝒏à𝒚, 𝑺𝒂𝒐 𝑵𝒂𝒎 đã 𝒈𝒊ớ𝒊 𝒕𝒉𝒊ệ𝒖 đế𝒏 𝑺𝒂𝒊𝒈𝒐𝒏𝒃𝒐𝒐𝒌 𝒎á𝒚 𝒊𝒏 𝑪𝟏𝟏𝟎𝟎 𝒗ớ𝒊 𝒏𝒉𝒊ề𝒖 𝒕í𝒏𝒉 𝒏ă𝒏𝒈 𝒏ổ𝒊 𝒕𝒓ộ𝒊 𝒉ơ𝒏 𝒄á𝒄 𝒅ò𝒏𝒈 𝒎á𝒚 𝒎à 𝑲𝑴𝑽 đ𝒂𝒏𝒈 𝒄𝒖𝒏𝒈 𝒄ấ𝒑 𝒕ạ𝒊 𝒕𝒉ờ𝒊 đ𝒊ể𝒎 đó 𝒗à 𝒕𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 𝒅ự 𝒌𝒊ế𝒏 đư𝒂 𝒓𝒂 𝒕𝒉ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 𝑽𝒊ệ𝒕 𝑵𝒂𝒎 𝒗à𝒐 𝑸𝒖ý 𝟒 𝒏ă𝒎 𝟐𝟎𝟏𝟒. 𝑺𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒊 𝒏𝒈𝒉𝒊ê𝒏 𝒄ứ𝒖, 𝑺𝒂𝒊𝒈𝒐𝒏𝒃𝒐𝒐𝒌 đã 𝒚ê𝒖 𝒄ầ𝒖 𝑺𝒂𝒐 𝑵𝒂𝒎 𝒈ử𝒊 𝒃á𝒐 𝒈𝒊á 𝒎á𝒚 𝒊𝒏 𝑪𝟏𝟏𝟎𝟎”. 𝑻ê𝒏 𝑻𝒓ầ𝒏 𝑲𝒊𝒎 𝑪𝒉𝒖𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒂𝒊 đú𝒏𝒈 𝒎ộ𝒕 𝒏ử𝒂 𝒍à đú𝒏𝒈 𝒗ề 𝒎ặ𝒕 𝒕𝒉ờ𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒏 “𝑽à𝒐 𝒌𝒉𝒐ả𝒏𝒈 𝒕𝒉á𝒏𝒈 𝟎𝟖/𝟐𝟎𝟏𝟒”, nhưng không đúng chủ thể được đề nghị, chủ thể được đề nghị là KMV chứ không phải Sao Nam. Mô hình Printing Shop là của Konica Minolta chứ không phải của Sao Nam. Máy in lúc đó cũng chỉ mới dự kiến đưa vào thị trường Việt Nam thì Sao Nam cũng không có thông tin gì để mà giới thiệu máy in C1100. Không một doanh nhân nào ngu dốt đến mức đàm phán làm Prnting Shop, phải sửa nhà, phá cửa mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai, làm với một tên cò, gần như “trên răng dưới dái” như bọn Trần Kim Chung – Giám đốc của Sao Nam. Hơn nữa, tại thời điểm đó, máy in C1100 chưa nhập khẩu vào Việt Nam thì tên Trần Kim Chung lấy đâu ra quyền sở hữu để mà mua bán, nếu như không được Konica Minolta ủy quyền? Bọn chúng khai dối để chối tội cho Konica Minolta, nhưng khoản 2 Điều 431 BLDS 2015 vạch mặt chúng, “Đối tượng của hợp đồng mua bán” (máy C1100) phải là “𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃á𝒏 𝒕𝒉𝒖ộ𝒄 𝒔ở 𝒉ữ𝒖 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈ườ𝒊 𝒃á𝒏 𝒉𝒐ặ𝒄 𝒏𝒈ườ𝒊 𝒃á𝒏 𝒄ó 𝒒𝒖𝒚ề𝒏 𝒃á𝒏”. Máy chưa nhập khẩu vào Việt Nam và không có quyền sở hữu thì ngày 20/10/2014, Sao Nam dựa vào quyền gì để ký hợp đồng 038, bán máy in C1100 cho Saigonbook, nếu không được Konica Minolta ủy quyền?
Một giờ vẫn là thời gian quá dài để tìm hiểu mua một con cá, mớ rau; nhưng ba ngày sẽ là quá ít để tìm hiểu mua một ngôi nhà mơ ước của đời người. Ba ngày có thể là quá dài đối với “Trai du đảng coi tù như quán trọ/ Gái giang hồ coi cái Đ. như chơi”, nhưng ba ngày là quá ngắn đối với con gái nhà lành, thẹn thùng như “Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa”. Cho nên, tiêu chuẩn 03 ngày là đủ để hoàn toàn tự nguyện, theo ông cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng, là tiêu chuẩn của “Gái giang hồ coi cái Đ. như chơi”, chứ không phải tiêu chuẩn của con gái nhà lành, lương thiện. Hơn nữa, nó còn phụ thuộc vào gã Mã Giám Sinh, mà một khi “Mẹo lừa đã mắc vào khuôn” thì con mồi có mà chạy đằng trời! Với một tên cao thủ lừa thì không phải 3 ngày mà 3 năm, có khi cũng vẫn cứ bị lừa. Thời gian không phải là tiêu chuẩn duy nhất để nói lên sự tự nguyện hay không tự nguyện, bị lừa hay không bị lừa. May mà ông về hưu làm luật sư, chứ nếu ông còn làm thẩm phán, biết đâu ông được phân phúc thẩm lần 3, vụ án Konica Minolta thì ông cũng sẽ xử không khác gì Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh.
Theo tư duy của cựu thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng, nếu 03 ngày là thời hạn đủ để tự nguyện, được ban hành làm án lệ, thì con gái nhà lành chuyển sang sống gấp như gái giang hồ, có ba ngày là đủ để kết luận hoàn toàn tự nguyện theo chồng, hoặc theo cựu thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng./.
HỢP ĐỒNG KHÔNG CÒN TỒN TẠI LÀ GÌ?
(Bình luận Bản Luận cứ Luật sư của cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng – tiếp theo 2)
Bản Luận cứ Luật sư của cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng, trang 4, dòng 19 từ trên xuống ghi: “Như vậy, về mặt ý chí các bên đã thỏa thuận thay thế Hợp đồng HĐ038 bằng Hợp đồng số HĐ03 và PL-01, các điều khoản về quyền, nghĩa vụ của SGN và SN tại HĐ038 đã được chuyển toàn bộ sang HĐ03 và phụ lục 01, các bên đã thống nhất rằng HĐ038 không còn tồn tại và không có hiệu lực”. Và cũng tại trang 4 này, dòng 10 từ dưới lên, cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng ghi: “Tôi cho rằng Hợp đồng HĐ038 không còn tồn tại, không còn hiệu lực thi hành”.
Đọc những dòng trên trong bản luận cứ, tôi nhận ra, của cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng là truyền nhân của Luật sư tiến sĩ Lê Nết, thiếu kiến thức nền, không phân biệt được thế nào là “không còn tồn tại”, “không còn hiệu lực” hoặc “không có hiệu lực”. Trong các văn bản hợp đồng, không có chỗ nào là “các bên thống nhất rằng HĐ 038 không còn tồn tại và không còn hiệu lực”, không biết Đỗ Đức Vân Hồng trích dẫn từ đâu, mà cao siêu quá thể!
𝟏. 𝐇𝐨̛̣𝐩 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨̀𝐧 𝐭𝐨̂̀𝐧 𝐭𝐚̣𝐢:
𝐚. Trước hết, tôi tra cứu các Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 và Luật thương mại 2005, và một số luật khác, tôi không thấy có điều khoản nào qui định “hợp đồng không còn tồn tại”. Trong khi đó, văn bản hợp đồng 038 được tôi lưu giữ trong tủ, sau đó, lấy ra sao chụp, đem nộp cho tòa, qua các giai đoạn xét xử, Sao Nam và KMV đều thừa nhận có Hợp đồng 038, có nhận tiền đợt 1 theo Hợp đồng này là 511 triệu đồng. Giám đốc thẩm lần 1, Giám đốc thẩm lần 2, có hiệu lực pháp luật và phúc thẩm lần 2, đều khẳng định: Hợp đồng 038, Hợp đồng 03 và phụ lục Hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối. Hiện nay, TAND Thành phố Hồ Chí Minh đang thụ lý phúc thẩm lần 3 thì không biết ông cựu thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng học ở đâu ra mà nói Hợp đồng 038 không còn tồn tại?
𝐛. Hợp đồng 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 tồn tại, khác với Hợp đồng 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒐̀𝒏 tồn tại:
Tôi và cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng chưa từng giao kết hợp đồng nên giữa hai bên không tồn tại hợp đồng. Trong trường hợp các bên có gặp gỡ, thương lượng, có đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng rồi cũng không đi đến giao kết hợp đồng, thì người ta nói rằng các bên “không có hợp đồng” hoặc “không tồn tại hợp đồng” vì không có giao kết hợp đồng. Hợp đồng chỉ tồn tại khi đáp ứng các điều kiện giao kết hợp đồng, tức là có đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Sau khi đã xác định được sự tồn tại hợp đồng thì người ta mới xem xét đến tính hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng không tồn tại và hợp đồng không có hiệu lực (hoặc vô hiệu) giống nhau ở hậu quả pháp lý là không làm phát sinh quyền hoặc nghĩa vụ, nhưng khác nhau về bản chất. Hợp đồng không tồn tại, hay nói cách khác, không tồn tại hợp đồng là trường hợp giữa các bên chưa giao kết hoặc tồn tại bất kỳ hợp đồng nào để xác lập quyền hoặc nghĩa vụ giữa các bên; trong khi đó thì hợp đồng không có hiệu lực là giữa các bên đã tồn tại hợp đồng nhưng vì không đáp ứng các điều kiện hiệu lực được quy định tại Điều 117 BLDS 2015, nên không làm phát sinh quyền hoặc nghĩa vụ giữa các bên kể từ thời điểm giao kết. Điều này cũng giống như người mẹ không mang thai, khác với người mẹ có mang thai, nhưng thai nhi bị chết trước khi sinh ra, vì vậy, không làm phát sinh quyền thừa kế của đứa con sinh ra còn sống, và nếu đứa con sinh ra còn sống thì suất thừa kế này, sẽ chuyển cho người mẹ, nếu như sau đó đứa con sinh ra còn sống, rồi ngay sau đó, chết đi.
𝐛. Đối với vật thì một khi tồn tại, rồi sau đó bị tiêu hủy, mất đi thì người ta nói vật đó “không còn tồn tại”. Nhưng đối với hợp đồng thì người ta không nói “không còn tồn tại”, mà nói “chấm dứt hợp đồng” theo Điều 422 BLDS 2015. Đối với văn bản pháp luật hay điều ước quốc tế thì người ta nói hết hiệu lực, chứ không ai lại nói “không còn tồn tại”. Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hiệp định Pari năm 1973 vẫn tồn tại cho đến ngay nay, mặc dù, Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là không có hiệu lực và Hiệp định Pari năm 1973 là hết hiệu lực thi hành. Cho nên nói Hợp đồng 038 “không còn tồn tại”, cũng như nói Công hàm năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không còn tồn tại là nói bừa, quốc tế người ta cười cho thúi óc !
𝟐. 𝐇𝐨̛̣𝐩 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨́ 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐥𝐮̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐚́𝐜 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐡𝐨̛̣𝐩 đ𝐨̂̀𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐨̀𝐧 𝐡𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐥𝐮̛̣𝐜:
– Hợp đồng không có hiệu lực và Hợp đồng không còn hiệu lực là hai loại hợp đồng khác nhau rất cơ bản. Hợp đồng không có hiệu lực là hợp đồng, mà ngay từ khi giao kết, ngay thời điểm đó, không có hiệu lực pháp luật, không phát sinh quyền hoặc nghĩa vụ giữa các bên tham gia giao kết. Theo BLDS 2015, hợp đồng không có hiệu lực có 3 trường hợp: Một là hợp đồng vô hiệu theo Điều 407 BLDS 2015; Hai là, Hợp đồng hoặc một điều khoản của hợp đồng “không có hiệu lực” theo khoản 3 Điều 406 BLDS 2015 và Hợp đồng “không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ” theo Điều 143.1 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”. Trong thực tiễn xét xử, đối với cả 3 trường hợp nêu trên, tòa án đều tuyên hợp đồng vô hiệu từ thời điểm giao kết và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
– Hợp đồng không còn hiệu lực là hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, sau đó qua giai đoạn thực hiện hoặc không thực hiện và rồi chấm dứt theo các trường hợp được qui định tại Điều 422 BLDS 2015. “Không có” và “không còn” là hai khái niệm khác nhau một trời một vực, không thể lẫn lộn. Một người được sinh ra do người mẹ xin tinh trùng, “không có cha”, khác với một người “không còn cha”.
Một người làm công tác xét xử mấy chục năm như cựu thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng mà không phân biệt được các khái niệm cơ bản của Hợp đồng thì oan sai là khó tránh khỏi. Kinh khủng hơn là ông ta đã tiếp thu những lẫn lộn này từ Luật sư tiến sĩ Lê Nết và Siêu luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang, rồi cùng với họ, đưa ra các bản luận cứ dài dòng, bậy bạ, cứ như người đếm chữ thu tiền, đếm thời gian thu tiền. Vụ án Konica Minolta kéo dài đến 8 năm, với 1859 bút lục, cũng là đáng đồng tiền, bác gạo!
Chỉ có vật là không còn tồn tại khi bị hủy hoặc người là không còn tồn tại, theo cái nghĩa chết đi, chứ không có loại hợp đồng nào gọi là “Hợp đồng không còn tồn tại”. Hợp đồng 038, dù có bị tòa án tuyên vô hiệu thì nó vẫn còn tồn tại. Văn bản hợp đồng này vẫn đang lưu trữ trên không gian mạng toàn cầu để vạch trần sự gian dối của Konica Minolta và Sao Nam. Nó cũng sẽ mãi mãi tồn tại, cùng với bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm của tòa án, có tên tuổi từng thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, đã tham gia giải quyết vụ án. Nói hợp đồng 038 không tồn tại, tức là nói ông Năm lúa Lương Vĩnh Kim vu khống cho Konica Minolta và Sao Nam, nói ‘không’ thành ‘có’. Nếu ông Năm lúa mà vu khống như thế thì chắc chắn, ông Năm lúa đã bị hốt từ lâu, chứ làm gì có chuyện, ông Chánh án Lê Thanh Phong phải mất thời gian, nhọc công huy động bộ máy tòa án tiếp công dân Năm lúa và đồng ý “tiếp thu hết”? ./.
HAI HỢP ĐỒNG HAY HAI VĂN BẢN CỦA MỘT HỢP ĐỒNG?
Cựu Thẩm phán – Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng và Siêu Luât sư tiến sĩ Châu Huy Quang phân công nhau bảo vệ quyền và lợi ích cho Sao Nam và KMV trong giai đoạn phúc thẩm lần 2, tức là giai đoạn sau khi đã có Quyết định giám đốc thẩm lần 1. Cách mà hai ông này làm để chống lại quyết định giám đốc thẩm ở phiên tòa phúc thẩm 2, do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, sẽ được phân tích đầy đủ vào một dịp khác. Trong phạm vi bài này chỉ phân tích, làm rõ là “có môt hợp đồng hay hai hợp đồng mua bán máy in C1100?”, thể hiện qua một đoạn của Bản Luận cứ Luật sư của cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng đọc tại phiên tòa ngày 26/5/2021.
Trang 4 của Bản Luận cứ Luật sư, dòng 14 từ dưới lên, cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng viết:
“- Riêng QĐGĐT nhận định: ‘từ đầu Sao Nam đã không trung thực trong giao kết hợp đồng với SGB. Vì vậy SGB khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên Hợp đồng HĐ 038 vô hiệu do lừa dối là hoàn toàn có căn cứ. Mặt khác, giao dịch mua bán giữa Sao Nam và SGB đã bị vô hiệu do lừa dối ngay từ thời điểm giao kết nhưng tòa án cấp ST không tuyên bố Hợp đồng HĐ 038 vô hiệu là thiếu sót.
– Tôi cho rằng Hợp đồng HĐ038 không còn tồn tại, không còn hiệu lực thi hành các bên đã thỏa thuận chuyển toàn bộ nội dung liên quan đối tượng mua bán, nghĩa vụ thanh toán, quyền và nghĩa vụ của SN, SGB sang HĐ03, nên không thể xem xét 𝒉𝒂𝒊 𝒉𝒐̛̣𝒑 đ𝒐̂̀𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒐́ 𝒏𝒐̣̂𝒊 𝒅𝒖𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒏𝒉𝒂𝒖 𝒗𝒆̂̀ 𝒒𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒈𝒉𝒊̃𝒂 𝒗𝒖̣ 𝒄𝒖̉𝒂 𝑺𝒂𝒐 𝑵𝒂𝒎 𝒗𝒂̀ 𝑺𝑮𝑩”.
Đọc đoạn văn bản trên, đặc biệt lưu ý chỗ in đậm thì tôi bàng hoàng nhận ra, các ông Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang và cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng là truyền nhân của Luật sư tiến sĩ Lê Nết và Luật sư Bùi Quang Nghiêm, không phân biệt được hình thức hợp đồng với nội dung hợp đồng, lẫn lộn giữa văn bản hợp đồng với nội dung hợp đồng. Một khi hai văn bản có nội dung như nhau, như cựu Thẩm phán Đỗ Đức Vân Hồng khẳng định thì người ta chỉ có một hợp đồng thể hiện trên hai văn bản khác nhau, chứ không phải hai hợp đồng như các ông này tưởng tượng. Điều này cũng giống như chỉ có một Truyện Kiều với nội dung như nhau, được đem khắc trên các văn bản khác nhau, ở thời gian khác nhau, chứ làm gì có hai Truyện Kiều? Đoạn trường tân thanh (chữ Hán: 斷腸新聲), thường được biết đến với cái tên đơn giản là Truyện Kiều (chữ Nôm: 傳翹), là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du, được khắc in nhiều lần, được dịch ra nhiều thứ tiếng, có nội dung như nhau, tuy có sửa đôi chỗ, nhưng chỉ có một Truyện Kiều. Người ta có thể nói có hai văn bản Truyện Kiều, chứ không ai nói có hai Truyện Kiều.
Tương tự như Truyện Kiều, nếu có hai văn bản của hợp đồng thể hiện nội dung hoàn toàn giống nhau thì người ta chỉ có một hợp đồng chứ không phải có hai hợp đồng. Nếu văn bản sau của hợp đồng có sửa đổi so với văn bản trước thì người ta gọi đó là sửa đổi hợp đồng, chứ không nói có hai hợp đồng. Hợp đồng 038 là văn bản ký ngày 20/10/2014, thể hiện các nội dung của hợp đồng, theo qui định tại 402 BLDS 2005, và nay là Điều 398 BLDS 2015, đã được mang sang văn bản của Hợp đồng 03 ký ngày 27/12/2014. Như vậy, việc mua bán máy in C1100 chỉ có một hợp đồng, với các nội dung như nhau, được thể hiện trên hai văn bản, được ký vào các thời điểm khác nhau, không trùng với thời điểm đã được KMV và Saigonbook xác lập (giao kết), trước khi KMV ủy quyền cho Sao Nam ký kết ngày 20/10/2014. Chỉ có một lần giao kết hợp đồng mua bán máy in C1100 giữa Saigonbook với KMV, sau đó, Saigonbook ký kết với Sao Nam, nên chỉ có một hợp đồng, dù có ký kết bao nhiêu lần thì nội dung giao kết hợp đồng có nội dung từ trước tháng 10/2014, không có gì thay đổi thì chỉ có một hợp đồng là Hợp đồng 038. Bởi vậy, chiều ngày 31/8/2023, gặp bà Thẩm phán Phù Thị Như Mai, tôi cũng nhắc đi nhắc lại là tôi đòi tòa tuyên vô hiệu hợp đồng 038, kéo theo vô hiệu hợp đồng 03.
Không phân biệt được hình thức hợp đồng với nội dung hợp đồng, lẫn lộn giữa thay thế văn bản hợp đồng với thay thế nội dung hợp đồng, là nguyên nhân chủ yếu làm cho Luật sư tiến sĩ Lê Nết và các truyền nhân của ông tranh cãi lung tung, gửi văn bản đến Ban Tuyên giáo Trung ương và dẫn các thẩm phán của tòa án Thành phố Hồ Chí Minh lý luận loanh quanh, làm kéo dài vụ án suốt 8 năm qua. Vụ án Konica Minolta là vụ tranh chấp hợp đồng thương mại mua bán máy in C1100 ở giai đoạn giao kết hợp đồng. Và ở đây, chỉ có một hợp đồng mua bán máy in C1100, cùng một nội dung như nhau, thể hiện trên hai văn bản khác nhau, ở hai thời điểm khác nhau, là văn bản hợp đồng 038 và văn bản hợp đồng 03. Hiểu có hai hợp đồng là hiểu sai, cũng như hiểu có hai Truyện Kiều là hiểu sai, thể hiện sự yếu kém về kiến thức nền tảng của một học sinh phổ thông. (Còn tiếp)
Bình luận