Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

5. Đặc tính của luật tố tụng dân sự

ĐẶC TÍNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 

Luật tố tụng dân sự ra đời là nhằm dự liệu bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tư nhân, nếu bị xâm phạm trên thực tế. Một người có nhà bị chiếm hữu trái phép có quyền lấy lại nhà theo Luật Nhà ở; một công nhân làm việc đến hạn không được trả lương được quyền yêu cầu người sử dụng lao động trả lương theo quy định tại Bộ luật lao động, một người bán hàng không thu được tiền của người mua hàng có quyền đòi tiền theo quy định tại BLDS và Luật thương mại. Tuy nhiên, các quyền và lợi ích này chỉ là trên lý thuyết, trên giấy tờ. Để các quyền và lợi ích được thưc hiện trên thực tế còn phải có luật lệ chế tài, cưỡng chế kẻ vi phạm các quyền lợi nói trên. Bản chất của tố tụng dân sự là chế tài kẻ vi phạm quyền lợi. Yếu tố chế tài này gồm có hai đặc tính: Đặc tính nệ thức và đặc tính cưỡng hành. Chúng ta lần lượt phân tích hai đặc tính này.

  1. Đặc tính nệ thức: (Nệ thức khác với trọng thức)
    – Mối quan hệ giữa Luật tố tụng dân sự với công pháp cho ta thấy, trong việc tổ chức và điều hành công lý, Nhà nước cần quy định chặt chẽ về thẩm quyền của tòa án, trình tự thủ tục mà các đương sự và thẩm phán phải theo, nếu không thì sẽ lâm vào tình trạng hỗn độn. Vì vậy, quy định hình thức, thủ tục, trình tự, thẩm quyền tố tụng là tối cần thiết. Suốt trong quá trình tranh tụng, từ khi bắt đầu gửi đơn khởi kiện, cho đến khi có bản án, người tham gia tố tụng phải theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ, trong một thời hạn xác định. Ngay từ khi gửi đơn khởi kiện, nguyên đơn phải ghi rõ thông tin định danh của hai bên, nguyên đơn và bị đơn, yêu cầu khởi kiện và phải kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho các yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp. Kế đó, phải trong thời hạn luật định, tòa án phải thụ lý, công khai chứng cứ và tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành thì phải ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử.
    – Nếu không tuân thủ trình tự thủ tục tố tụng, tức là không tôn trọng luật pháp, sẽ bị trừng phạt bằng sự vô hiệu thủ tục, tức là bản án sẽ bị hủy vì vi phạm thủ tục tố tụng.
    – Yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt tình tự thủ tục tố tụng đôi khi không cần thiết, có thể gây khó khăn, gnuy hại cho công lý. Đương sự nhiều khi ngay tình nhưng do thiết hiểu biết đã không tuân thủ tố tụng; luật sư, thừa phát lại, người giám định, thư ký, thẩm phán có khi lầm lẫn trong việc thực thi nhiệm vụ, có thể làm hỏng việc vủa đương sự. Cho nên, đối với những sơ suất về tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự, phải do đương sự khiếu nại thì bản án mới được xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm.
    – Về phương diện quyền lợi, để cho đương sự đáo tụng đình được an lòng thì phải tuân thủ luật lệ tố tụng. Tuy nệ thức có thể gây khó khăn, kéo dài, tốn kém cho một vụ kiện, nhưng nệ thức là cần thiết cho niềm tin công lý. Luật gia Ihering đã thốt lên một câu bất hủ: “Hình thức là kẻ thù không đội trời chung của độc đoán, nhưng lại là chị em sinh đôi với Tự do” (Ennemie jure’e de l’arbitraire, la forme est la soeur jumelle de la liberte)
  2. Đặc tính cưỡng hành: Muốn đạt được mục tiêu an ninh và trật tự xã hội của Luật tố tụng dân sự thì các điều khoản đặt ra phải được người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng triệt để tôn trọng, và phải có tính cách cưỡng hành. Đặc tính này có thể được xét theo hai phương diện: Phương diện trật tự công công và phương diện hiệu lức hồi tố.
    a. Tính cách cưỡng hành liên quan đến trật tự công cộng: Bộ luật tố tụng dân sự có nhiều phần với nhiều điều  khoản, được ban hành vì lợi ích chung để cho bộ máy tư pháp được hoạt động điều hòa và vì lợi ích của các đương sự. Nếu phần nào liên quan đến lợi ích chung là thuộc về tự công cộng, phải được tuân thủ nghiêm ngặt.
    – Luật tổ chức Tư pháp, liên quan đến công vụ, đến bộ máy Nhà nước, phải có tính cách trật tự công cộng, dân chúng không thể cưỡng lại được .
    – Nhưng nếu các điều khoản được ban hành để bảo vệ quyền lợi của các đương sự thì không bắt buộc các đương sự phải chấp hành. Ví dụ như thẩm quyền thụ lý thì các đương sự có quyền thỏa thuận Tòa án thụ lý ngay từ khi ký kết hợp đồng. Vi phạm một điều khoản tố tụng có tính cách bảo vệ quyền lợi cho một bên mà bên này thấy không cần thiết nêu lên, thì sự vi phạm đó không ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Đây là ví dụ liên quan đến lý thuyết tổng quát về vô hiệu tương đối và tuyệt đối mà người học luật nào cũng biết ngay từ khi bắt đầu dân luật nhập môn.
    b. Tính cưỡng hành liên quan đến hiệu lực hồi tố: Không áp dụng hồi tố đối với Luật tố tụng dân sự.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar