Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

11. Năng lực của người kết ước

NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI KẾT ƯỚC

Điều 652 DLB, 688 DLB quy định rằng “Người lập ước phải có đủ tư cách, hoặc có người thay mặt đích đáng”. Về phương diện năng lực “Mọi người đều có năng lực pháp lý, trừ khi bị luật tuyên bố vô năng lực” (Điều 666 DLB, 706 DLT, 674 DLVN 1972). Nói một cách khác, có năng lực của các người kết ước là thông lệ và vô năng lực là ngoại lệ. Cần phân biệt trường hợp vô năng lực với các trường hợp  tương tự nhưng khác hẳn nhau về bản chất.
a. Trường hợp không có nhân cách: Sự vô năng lực là một tình trạng liên hệ đến một thể nhân hay một pháp nhân. Tình trạng này đòi hỏi một nhân cách. Trái lại, khi chúng ta đứng trước một nhóm người không được thừa nhận như một pháp nhân, nghĩa là không có nhân cách, ta không thể dùng danh từ vô năng lực được.
b. Trường hợp vô quyền lợi: Nói đến vô năng lực, tức là nghĩ tới một quyền lợi mà nhà lập pháp không cho chủ thể quyền lợi được hưởng hay được hành sử. Trái lại, trong trường hợp “vô quyền lợi” (defaut de droit: Thiếu quyền), đương sự không có quyền lợi nào, mặc dù có năng lực. Thí dụ: Một người thừa kế bị cha truất phần thừa kết trong di chúc.
c. Trường hợp thương gia bị khánh tận (phá sản): Người thương gia một khi bị khánh tận, sẽ bị truất quyền quản lý tài sản; quyền quản lý tài sản này sẽ thuộc về tài đoàn của chủ nợ. Tuy nhiên, không phải vì lẽ ấy mà họ bị coi là vô năng lực vì các hành vi pháp lý do họ kết lập vẫn còn giá trị đối với họ: Nếu sau này họ lại có tư lực, họ vẫn phải thi hành sự cam kết ấy. Nhưng các hành vi này không thể đối kháng được với các chủ nợ.
1. Phạm vi vô năng lực: Có hai loại vô năng lực: Vô năng lực hành sử và vô năng lực hưởng thụ.
a. Vô năng lực hành sử: Trong trường hợp vô năng lực hành sử, các đương sự tuy có quyền lợi nhưng không thể hành sử được các quyền lợi ấy. Vô năng lực hành sử gồm:
a1: Vô năng lực hành sử tự nhiên, như trường hợp người điên hay thiếu nhi (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ). Trong trường hợp này thiếu hẳn sự ưng thuận và khế ước phải bị vô hiệu tuyệt đối. Song án lệ chỉ coi trường hợp vô năng lực hành sử tự nhiên như một sự vô hiệu tương đối mà thôi.
a2: Vô năng lực hành sử pháp định: Như trường hợp liên hệ đến vị thành niên, các người bị cấm quyền (667 DLB, 707 DLT).
Nếu những người vô năng lực hành sử muốn giao kết khế ước, họ phải được đại diện hay phụ trợ theo đúng các điều kiện do pháp luật quy định.
b. Vô năng lực hưởng thụ: Trong trường hợp này, đương sự không có quyền hành sử và cũng không thể làm chủ thể của quyền lợi. Vô năng lực hưởng thụ bao giờ cũng chỉ có tính cách đặc biệt, nghĩa là, chỉ liên hệ đến một hoặc vài quyền lợi mà thôi. Khi ta đứng trước một vô năng lực tổng quát, tức là không cho ký kết bất cứ khế ước nào, thì ta nói rằng, trường hợp này thực sử chỉ là trường hợp vô nhân cách – Tức là không có tư cách pháp nhân.
Tùy theo các loại vô năng lực hưởng thụ được quy định trên căn bản sự bảo vệ các quyền lợi tư, hoặc trật tự công cộng, sự vô hiệu sẽ là tương đối hay tuyệt đối. Sự vô năng lực hưởng thụ thường liên hệ đến khế ước mua bán và được quy định trong điều 893 DLB; 1017, 1018 DLT: “Những người sau đây không thể chính mình hay nhờ người khác đứng mua của phát mại kê sau, nếu ko6ng thì vô hiệu: 1. Người giám hộ không được đứng mua tài sản của các người thuộc quyền mình giám hộ; 2. Người đại lý không được đứng mua các tài vật người ta đã ủy cho mình đứng bán; 3. Những viên chức kiêm chức thừa phát lại và các công lại kh6ng được đứng mua những tài vật mà chức vụ mình phải đứng bán; 4. Những quan viên chức sự An nam không được đứng mua những tài vật công của hàng xã hay là của các công sở giao cho mình trông nom; 5. Các quan thẩm phán, các quan thẩm phán dự khuyết, cùng các viên lục sự không được đứng thụ nhưởng các việc kiện, các quyền lợi cùng các việc tố tụng đương phân tranh, thuộc về thẩm quyền tòa án của hạt mình đương nhiệm chức, nếu không thì việc thụ nhượng vô hiệu, mà lại phải chịu tiền lệ phí cùng bồi tổn nữa”.
2. Hiệu lực của các sự vô năng lực:
– Sự vô năng lực hành sử đem lại sự vô hiệu tương đối, bất luận sự vô năng lực có tính cách tự nhiên hay luật định, vì đây là một sự vô hiệu có mục đích bảo vệ người vô năng. Do đó, người đối ước không có thể viện dẫn sự vô năng này để xin tiêu hủy khế ước. Mặc dù chúng ta đứng trước khế ước do thiếu nhi hay người điên thiết lập, khiến chúng ta có thể tưởng rằng đây là những trường hợp vô hiệu tuyệt đối vì thiếu sự ưng thuận. Giài pháp nói trên vẫn được áp dụng vì sự vô năng lực này chỉ nhằm mục đích bảo vệ trẻ thiếu nhi hay người điên chứ không phải người đối ước.
– Đối với vô năng lực hưởng thụ, sự vô hiệu có tính cách tuyệt đối và tương đối, tùy theo được đặt trên nền tảng các quyền lợi tư hay công cộng./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar