Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

TÁC PHẨM

Luongvinhkim

DÂN SỰ VÀ THƯƠNG SỰ TỐ TỤNG

1. Đối tượng: Trong phạm vi luật tư, trong giao tiếp hàng ngày, quyền và nghĩa vụ của mỗi người phát sinh do kết ước hoặc do các nguồn gốc trách vụ khác, đều được qui định trong các bộ luật nội dung như Dân luật, Thương mại, Lao động hoặc trong các văn bản riêng biệt tản mác không được điển chế. Một quyền lợi được luật pháp công nhận, nhiều khi không đủ bảo đảm cho người có chủ quyền được hưởng dụng: Quyền lợi có thể bị phủ nhận, bị xâm phạm. Trong trường hợp này, chủ thể quyền lợi bị tổn thương có bổn phận ra trước cơ quan tư pháp để xin công nhận quyền và buộc người khác phải tôn trọng quyền lợi bị đe dọa bằng những phương tiện hợp pháp, nghĩa là theo một thể thức đã được ấn định sẵn trong luật lệ. Luật lệ ấy có danh xưng là Luật Tố tụng.
2. Danh từ: Tố tụng theo tiếng La tinh là procedere, có nghĩa là tiến bước, gợi lên ý tưởng một đường lối phải theo để đi đến chỗ thắng kiện. Tố tụng còn một nghĩa nữa là thủ tục (proce’dure), nghĩa là chỉ định các bước phải làm, các thủ tục phải theo trong một vụ kiện.
3. Định nghĩa:
a. Định nghĩa của Pothier: Tố tụng dân sự là tiến trình, thủ tục phải tuân thủ, bao gồm khởi kiện, kháng biện, can thiệp, cứu xét, phân xử, thượng tố và thi hành án.
b. Định nghĩa của G.S. Solus: Tố tụng dân sự là môn học gồm có những định lệ chi phối việc tổ chức và điều hành công lý, đặt ra và bảo đảm cho tư nhân các sự chế tài và tôn trọng quyền lợi trong tư luật.

MỤC LỤC