Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

29. Từ I.Newton Tới K. Mark

Trái táo chín đến độ nào đó thì rơi. Mọi người đều nói rằng “do trái táo chín nên trái táo rơi”, rồi từ đó kết luận rằng “sự chín” là nguyên nhân của “sự rơi”.

Newton quan sát trái táo rơi rồi tự hỏi “Tại sao nó không rơi lên trời mà rơi xuống đất?”. Và “tại sao mọi vật đều rơi về trái đất?”. Chính hiện tượng rơi về trái đất, “lắp đi lắp lại” ở nhiều sự vật mà Newton kết luận: “Vật rơi về trái đất là do nguyên nhân sức hút của trái đất”. “Sự chín” chỉ là điều kiện của “sự rơi” chứ không phải là nguyên nhân của “sự rơi”. Và từ đó ông phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn!

Marx cũng quan sát các hiện tượng xã hội “lắp đi lắp lại” như Newton quan sát sự rơi “lắp đi lắp lại”. K.Marx rút ra kết luận về “bản chất của xã hội” từ hiện tượng “lắp đi lắp lại” này. Vì xã hội rộng lớn và không thể cô lập để thí nghiệm như vật lý, hóa học nên K.Marx chỉ có cách duy nhất là quan sát các hiện tượng “lắp đi lắp lại” để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng xã hội. Nghĩa là, quan sát các hiện tượng thực tiễn xã hội diễn ra, loại bỏ những dấu hiệu – hiện tượng thoáng qua, tạm thời, ngẫu nhiên, thứ yếu, nắm lấy các dấu hiệu – các hiện tượng “lắp đi lắp lại nhiều lần” để từ đó rút ra kết luận về nguyên nhân – bản chất bên trong của xã hội đó. K.Marx gọi đó là “Phương Pháp Trừu Tượng Hóa Khoa Học”.

Bản chất của sự vật, của xã hội gắn liền với sự tồn tại của sự vật đó, xã hội đó. Nó là quan hệ bên trong hình thành cách tồn tại của sự vật, của xã hội nên không thể dùng cái gọi là “phê và tự phê” hoặc bất cứ cách gì để thay đổi bản chất được. Bản chất tồn tại bên trong, chỉ có thể che dấu hoặc làm cho hiện tượng ít lộ ra ngoài trong giai đoạn nào đó nhưng bản chất bên trong vẫn tồn tại dai dẳng, để rồi có dịp là phát lộ mạnh mẽ ra bên ngoài. Bản chất của sự vật, của xã hội chỉ mất đi khi sự vật đó, xã hội đó mất đi.

Năm Lúa cũng quan sát sự “lặp đi lắp lại” nhiều lần và đủ nhiều để nhận xét đánh giá một người, một tổ chức, một thể chế chính trị – xã hội hay một quốc gia trong giai đoạn nào đó. Và cũng dùng phương này để soi rọi bản thân mình, từ đó chọn lựa hướng đi phù hợp với bản chất của mình cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Mình không thể thay đổi bản chất của mình và cũng không hão huyền đòi hỏi sự thay đổi của người khác. Cọp thì không thể ăn cỏ; trâu thì không thể học cách ăn thịt.
Năm Lúa đã dùng “Phương Pháp Trừu Tượng Hóa Khoa Học” để nghiên cứu kinh tế, xã hội rồi “Năm Lúa Cãi Thầy”.

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar