HỐI LỘ LỢI ÍCH PHI VẬT CHẤT
Vừa rồi, có một bạn hỏi tôi “A có gì chứng cứ cho chạy án không anh. Giao dịch tiền bạc chẳng hạn?”. Tôi trả lời rằng, tôi có chứng cứ là “Bản án do các luật sư của Konica Minolta viết ra. Bản án không do thẩm phán xét xử. Phải đặt chứng cứ bên cạnh nhau và xét tính liên quan. Tiền thì có thể xác minh. Quan trọng là phải khởi tố Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh. Chuyện đó thì phải điều tra một cách khách quan”. Sau đó, tôi gửi đường link bài viết “Căn cứ khởi tố thẩm phán Nguyễn Thu Chinh” cho bạn ấy đọc. Bạn ấy đã im lặng.
Khi nghe câu hỏi về “giao dịch tiền bạc chẳng hạn” đối với tội nhận hối lộ là tôi nhận ra ngay, trong tư duy của người đó, đã không hiểu thấu đáo về hối lộ “lợi ích phi vật chất“, được qui định tại khoản 1.b Điều 354 BLHS 2015 (Bộ luật hình sự 2015). So với tội nhận hối lộ được qui định tại Điều 279 Bộ luật hình sự 1999 (BLHS 1999), thì tội nhận hối lộ được qui định tại Điều 354 BLHS 2015 có nội dung mới thêm vào, đó là “lợi ích phi vật chất” ở khoản 1.b Điều 354 BLHS 2015.
Trước đó, khoản 1 Điều 279 BLHS 1199 qui định nhận hối lộ chỉ là nhận hối lộ vật chất “Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. Nhưng đến BLHS 2015 thì Điều 354 thêm vào nội dung “Lợi ích phi vật chất” tại khoản 1.b.
Trong vụ ông Châu Văn Mỹ, Phó Chánh án TAND tỉnh Bạc Liêu, “yêu cầu nữ bị cáo phải quan hệ tình dục và đưa tiền thì sẽ cho hưởng án treo“, là ông ta đã đòi hối lộ với hai lợi ích, là lợi ích vật chất và lợi ích phi vật chất, được qui định tại khoản 1.a và 1.b Điều 354 BLHS 2015. Giả sử, ông Châu Văn Mỹ không nhận tiền thì ông ta cũng phạm tội nhận hối lộ tình dục, được qui định tại khoản 1.b Điều 354 BLHS 2015. Phải hiểu thấu đáo về tội nhận hối lộ thì mới có thể ngăn ngừa tội hối lộ. Hiện nay, tội đưa nhận hối lộ bằng hình thức phi vật chất rất phổ biến, như hối lộ tình dục, hối lộ chức vụ, hối lộ điều kiện tiến thân, hay hứa hẹn tình cảm cũng là dạng hối lộ phi vật chất. Lắm khi, dạng hối lộ phi vật chất này lại là nguồn cơn gây đau khổ lớn cho con người và rất nguy hiểm cho xã hội.
Đối với vụ án Konica Minolta, bọn chạy án có thể chạy trực tiếp bằng lợi ích vật chất hoặc bằng lợi ích phi vật chất, hoặc chuyển hóa giữa hai loại lợi ích này. Trước hết cần phải khởi tố Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán Bùi Ngọc Anh và Thẩm phán Phù Quốc Tuấn về tội “Ra bản án trái pháp luật”, vì đã đủ chứng cứ. Còn đường dây chạy án này, chạy như thế nào, chạy bằng lợi ích vật chất hay phi vật chất thì có thể điều tra xác minh sau./.
Bình luận