Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

27. Ma Dọa Thẩm phán Phù Quốc Tuấn.

MA DỌA THẨM PHÁN PHÙ QUỐC TUẤN
Tôi lần lữa chờ cho đến khi có Quyết định giám đốc thẩm mới viết về các hành vi của các thẩm phán đã tham gia giải quyết vụ án này. Dù sao, họ cũng đã nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để tuyên một bản án. Theo khoản 1 Điều 19 BLTTDS 2015 thì: “Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Tội phạm có thể dựa vào bản án để được coi là người tử tế. Người vô tội có thể bị tử hình được coi là công lý. Chiếc máy C1100 này trùm mền nằm đó, như xác người đã bị bản án tuyên tử hình nằm đó hơn suốt hơn 4 năm qua. Tadasu Ichino, Trần Kim Chung và đồng bọn lừa đảo được coi là những người tử tế, trung thực. Luật sư tiến sĩ Lê Nết, Luật sư Bùi Quang Nghiêm được coi là những luật sư tử tế, tài ba, làm đúng pháp luật, được tòa án tuyên bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật. Các ý kiến khác với bản án này đều được coi là không có giá trị. Đó là lý do vì sao tôi phải đợi cho đến khi có quyết định kháng nghị, dừng hiệu lực của bản án phúc thẩm, tôi mới viết 22 kỳ vừa rồi. Và đợi đến quyết định giám đốc thẩm, hủy bản án phúc thẩm, tôi mới viết về các hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật của các ông bà thẩm phán này.
Tôi không quen biết thẩm phán Phù Quốc Tuấn. Có việc cần khởi kiện thì tôi mới tìm gặp Phù Quốc Tuấn tại tòa án quận 3. Tôi trao cho Phù Quốc Tuấn một đơn khởi kiện, kèm theo hồ sơ tài liệu. Tôi nhờ Tuấn nghiên cứu, kiểm tra lại tư cách tố tụng để thụ lý cho đúng pháp luật. Chừng hơn một tuần sau thì Tuấn gọi tôi lên tòa và nói: “Vụ này em thụ lý được nhưng anh phải bỏ Công ty cho thuê tài chính ngân hàng Á Châu (ACBL) ra vì nó chẳng còn liên quan gì“. Tôi biết Tuấn đã sai nhưng vẫn làm theo vì tôi cần thụ lý đơn để mở mặt trận pháp lý song song với mặt trận truyền thông. Tôi sửa ngay đơn rồi nộp lại trong ngày để đóng tạm ứng án phí. Chính vì thế trong đơn khởi kiện ngày 10/11/2015 không có tên ACBL. Thông báo thụ lý ngày 11/11/2015, tức là chỉ cách ngày viết đơn khởi kiện có một ngày, đã gây ra nghi ngờ và phản ứng của các luật sư của Konica Minolta.
Ngay từ khi bị triệu tập lên tòa lấy lời khai, Luật sư tiến sĩ Lê Nết, Luật sư Bùi Quang Nghiêm và bọn lừa đảo này đã có những phản ứng dọa Thẩm phán Phù Quốc Tuấn. Trong “Bản trình bày ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện“, chúng đã cho rằng Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã thụ lý sai đơn khởi kiện vì Saigonbook không có quyền khởi kiện và thụ lý nhanh như thế là có tiêu cực. Bọn chúng đã viết: “Ngày 10/11/2015, Saigonbook nộp đơn khởi kiện … Chỉ một ngày sau khi Saigonbook khởi kiện, tòa án nhân dân Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu xong nội dung khởi kiện, ra thông báo nộp tạm ứng án phí, Saigonbook nộp tạm ứng án phí, và tòa án đã thụ lý và ra thông báo thụ lý vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa vào ngày 11/11/2015“. Nghĩa là, thụ lý sai mà lại thụ lý nhanh như thế là “tiêu cực” hay “tiêu sướng” gì đây.
Sau một vài lần hòa giải bất thành, tôi đề nghị Thẩm phán Phù Quốc Tuấn nên sớm đưa vụ án ra xét xử nhưng Tuấn cứ lần lữa kéo dài thêm các cuộc hòa giải. Trong một lần gặp riêng ở phiên hòa giải, Tuấn tâm sự với tôi là “Em bị áp lực nhiều về vụ án này từ tòa thành phố, từ tòa tối cao”. Tuấn mô tả như là cuộc đổ bộ đến tìm Tuấn. Có một hôm, Tuấn gọi điện cho tôi, mời tôi đến tòa rồi khuyên tôi không nên viết báo về vụ án này nữa. Tôi hỏi lý do thì được Tuấn cho biết là Bà Nguyễn Thị Kim Vinh và Ông Trần Văn Sự vừa có đơn đề nghị tòa án quận 3 áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, không cho đăng báo về vụ án này nữa nhưng Tuấn không làm vì không nằm trong qui định của luật.
Những động thái này cho tôi biết là kết quả phúc thẩm đã có trước khi xử sơ thẩm. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn phải đối diện với hai cựu thẩm phán, phó chánh án và chánh tòa kinh tế, nơi sẽ diễn ra phiên xử phúc thẩm. Nếu tòa án xử hợp đồng vô hiệu do lừa dối thì cả hai công ty luật, công ty luật LNT và công ty luật Nghiêm & Chính, có thể sụp đổ thương hiệu theo Konica Minolta. Cho nên cuộc chiến đấu mang tính sống còn. Nếu cấp sơ thẩm tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối thì trong thời gian chờ phúc thẩm, báo chí sẽ đánh cho bọn lưu manh này lên bờ xuống ruộng. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn đã làm một việc như là đã được sắp đặt trước, tuyên “hợp đồng vô hiệu do nhầm lẫn”.
Khi tôi nhận bản án sơ thẩm, cô Bùi Nhật Vi Phượng – thư ký tòa đã nói với tôi: “Tuyên như thế thì anh Kim không thể viết báo“. Và cô Vi Phượng cũng khuyên là các bên không nên kháng cáo. Thẩm phán Phù Quốc Tuấn thì nói với tôi “Em chỉ giúp cho anh tới đó. Lên phúc thẩm anh còn nhiều bạn bè mà”. Nói xong câu đó, Tuấn vừa chỉ tay lên trời, vừa nói tiếp “Vụ này mà xử anh thua là anh kiện đến thiên đình!”. Tôi thầm nghĩ, “Hắn cũng khá thông minh, hắn biết bọn này lừa, biết xử như thế là sai và hắn cũng đoán được con người mình”.
Mặc dù bản án sơ thẩm đã đạt được yêu cầu lấy lại tiền nhưng tôi vẫn kháng cáo để yêu cầu cấp phúc thẩm tuyên “vô hiệu do lừa dối”. Hơn nữa, tôi cũng đoán biết bọn lưu manh này sẽ kháng cáo để cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm theo kế hoạch của chúng. Tôi phải kháng cáo, chuẩn bị chiến trường cho trận đánh ở phúc thẩm và sau phúc thẩm. Báo tuổi trẻ đã đăng bài “Mua hàng Nhật, nhận hàng Trung Quốc” để phê phán bản án sơ thẩm, làm cho bọn mafia này tức tối, đã phản ứng với báo. Còn tôi, tôi dành thời gian nghiên cứu cách đánh chặn không cho chúng chạy án ở cấp phúc thẩm.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar