Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

29. Chuẩn Bị Cho Một Vụ Án Hình Sự

Tôi đặt tên website “Bí ẩn của Vụ án Konica Minolta” vì nó là vụ án bí ẩn. Ngay khi xảy ra vụ việc này, anh Trần Viết Thu, Nhà sách Nguyên Binh, đã nói với tôi: “Chắc mấy ông Việt Nam nhà mình vẽ ra chơi bẩn chứ bọn Nhật đời nào làm ăn như thế”. Cũng rất nhiều người nhận định như anh Trần Viết Thu. Đây là vấn đề bí ẩn cần phải được làm sáng tỏ để trả lại danh dự và công bằng cho các bên. Dù chỉ là một vài người nhưng là người Việt Nam hay người Nhật? Hay cả hai? Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định 6 hành vi lừa dối ngay từ khi giao kết hợp đồng. Vậy là ai lừa dối? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp cho chúng ta có những bài học trong cuộc chiến thương mại đã diễn ra âm thầm trên phạm vi toàn cầu. Là người trong cuộc, có các tài liệu, chứng cứ của hồ sơ vụ án, tôi có thể cung cấp cho bạn đọc vài thông tin ban đầu.
Đọc hợp đồng Nhà Phân Phối ký kết giữa ông Tadsu Ichino – Tổng giám đốc KMV và ông Trần Kim Chung – giám đốc Công ty Sao Nam thì chúng ta có thể nhận ra ngay là Tadsu Ichino qui định rất chặt chẽ, không thể gian dối, không thể ảnh hưởng tới khách hàng, đặc biệt là giá, khuyến mại, bảo hành. Tại điều II/2 Hợp đồng Nhà Phân Phối qui định: “Giá của sản phẩm Konica Minolta tại thị trường Việt Nam do bên A ban hành và được thống nhất sử dụng trên toàn quốc”. Như vậy, không thể có chuyện hai chiếc máy C1100, được hai đại lý được ủy quyền bán ra lệch giá nhau đến 2,1 tỉ đồng. Tại điều II/4 thì qui định: “Tất cả sản phẩm Konica Minolta sẽ được giao kèm phiếu bảo hành, khách hàng dùng cuối phải đăng ký với bên A”. Bên A tức là bên Konica Minolta. Phiếu bảo hành có hai thông số: “Bảo hành theo sản phẩm là 9 triệu trang in A.4 và Bảo hành theo thời gian là 3 năm”. Bảo hành là do nhà sản xuất qui định. Đơn vị thương mại có nghĩa vụ ghi ngày tháng rồi bàn giao phiếu bảo hành kèm theo sản phẩm. Việc Công ty Sao Nam ghi sai thời hạn bảo hành mà không giao phiếu bảo hành là nhằm ăn chặn tiền bảo hành của hàng loạt khách hàng là đã quá rõ.
Nhưng vấn đề là ông Trần Kim Chung cũng không thể ăn một mình nếu như không có sự tiếp tay của một số người Việt Nam làm công ăn lương của Konica Minolta. Các bảng báo giá lừa đảo cũng do người Việt ký rồi đóng dấu Công ty Konica Minolta Việt Nam. Tôi cũng không nói được tiếng Nhật nên khi tiếp xúc với người Nhật tôi cũng chỉ nghe qua người phiên dịch rồi hỏi vài câu xã giao. Tôi không nghĩ người Nhật lại đi lừa tôi.
Khi xảy ra vụ việc thì Konica Minolta và Sao Nam thuê hai công ty luật danh tiếng là công ty luật LNT&Thành viên và công ty luật hợp danh Nghiêm&Chính. Các Công ty luật này cử người tham gia tố tụng ở cả hai tư cách: Tư cách đại diện theo ủy quyền và tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Do không nắm vụ việc và cũng không sợ thua kiện nên họ tha hồ nói dối, khai mâu thuẫn với tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Còn luật sư của họ thì cứ nói lấy được, công nhận hay không là việc của tòa, có tòa chịu trách nhiệm. Chính vì thế nên Tòa án cấp cao, chỉ cần dựa vào các bút lục có trong hồ sơ vụ án, cũng đủ khẳng định sự lừa dối. Cái giá mà Công ty Sao Nam và Konica Minolta thuê luật sư danh tiếng khai dối, làm bừa như thế này là bài học kinh nghiệm cho tất cả mọi người.
Theo thông tin mà tôi nhận được thì sau khi xảy ra vụ việc này, Tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản đã cử người qua Việt Nam nhiều lần để giải quyết vụ việc. Chủ trương của tập đoàn là không thu hồi máy đã bán mà không có lý do. Vụ việc đã kiện đến tòa án thì cứ để tòa án giải quyết. Họ cấm Công ty Konica Minolta Việt Nam và Công ty Konica Minolta châu Á – Singapore tham gia vào giải quyết vụ việc này. Các nhân viên làm cho Konica Minolta cũng không được hé môi bàn tán, trao đổi thông tin về vụ việc này. Konica Minolta cũng đã sa thải tất cả các nhân viên đã tham gia vào thương vụ bán máy in này. Các nhân viên làm công ăn lương của KMV bị sa thải gồm: ông Trần Vũ (Việt Kiều Nhật) – giám đốc kinh doanh; ông Đào Việt Linh – trưởng phòng kinh doanh; ông Tống Khánh Trình – kế toán trưởng; ông Đỗ Giang Khánh – Giám đốc Marketing. Các luật sư của họ cũng không bao giờ hé môi tiết lộ bí mật của thân chủ. Những hiện tượng trên đây cho thấy tính chất nghiêm trọng và bí ẩn của vụ án này.
Một nguồn tin cho tôi biết, vụ lừa bán máy in này do một số người Việt Nam làm cho Konica Minolta Việt Nam gây ra. Họ ăn chia với đại lý Sao Nam nên họ góp tiền mua lại máy để tránh tội hình sự chứ Konica Minolta không chủ trương mua lại. Diễn tiến vụ việc cho thấy, nguồn tin này là có cơ sở. Với chiếc máy in C1070P, Sao Nam đã ăn một mình nên Sao Nam đã bỏ tiền ra thu hồi để khắc phục hậu quả. Còn chiếc máy C1100 này, qua sự giới thiệu của ông Trần Minh Nhật – phó giám đốc Sao Nam, tôi trực tiếp tiếp giao dịch với ông Trần Vũ, Đào Việt LinhĐỗ Giang Khánh là những người làm công ăn lương của Konica Minilta. Băng ghi âm cho thấy, ông Trần Kim Chung đổ toàn bộ trách nhiệm cho Konica Minolta Việt Nam. Với nguồn tin này, tôi hiểu được lý do vì sao ông Đào Việt Linh phải nhiều lần năn nỉ tôi bán lại máy cho Sao Nam.
Tông giám đốc Tadasu Ichino đã bị rút về nước. Tập đoàn Konica Minolta cũng sẽ không thể thu hồi máy mà không có bản án có hiệu lực pháp luật. Ông Trần Kim Chung cũng không thể một mình khắc phục nổi hậu quả. Những kẻ lừa đảo cũng đã bị đuổi đi tứ tán để xóa dấu vết. Bọn mafia cũng ngăn chặn kháng nghị, tạo thời gian đủ dài để xóa dấu vết nâng khống giá, lừa dối nhiều người, nhiều cơ quan. Chính vì thế, khi xét xử phúc thẩm, tôi sẽ yêu cầu tòa án tạm đình chỉ vụ án để chuyển cho cơ quan điều tra xem xét khởi tố hình sự vì có liên quan đến lợi ích nhà nước và lợi ích người thứ ba. Tức là họ đã lừa nhiều khách hàng trong nhiều năm nhưng không ai phát hiện hoặc nếu có phát hiện thì cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Tôi không rõ Tổng giám đốc người Nhật, ông Tadasu Ichino, có tham gia vào vụ lừa dối này hay không. Trách nhiệm dân sự chắc chắc là của pháp nhân Konica Minolta nhưng trách nhiệm hình sự là của cá nhân nào thì chưa rõ. Phải khởi tố hình sự về tội lừa dối khách hàng thì mới có thể trả lời được các câu hỏi này. Khi đó, bức màn bí ẩn của vụ án Konica Minolta sẽ được vén lên.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

Bình luận

avatar