NHỮNG ĐƠN THƯ VÁI LẠY TỨ PHƯƠNG
Tôi đã gửi đơn đề nghị ngăn chặn chạy án từ trước khi Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh thụ lý phúc thẩm lần đầu, nhưng vẫn không chặn được bản án bất công này. Sau khi có án phúc thẩm thì tình hình hầu như vô vọng. Đơn của tôi như gửi vào không trung, một đi không trở lại. Gửi đơn không được thì tôi nghĩ ra cách gửi thư. Và tôi nhận thức rằng, nếu không có truyền thông ồn ào, hoặc không có đơn thư đến cấp cao nhất của đất nước này, hoặc đến cấp cao nhất của Nhật Bản, thì vụ án Konica Minolta sẽ không được xem xét lại ở cấp giám đốc thẩm. Lúc này, tôi chưa biết làm truyền thông đa phương tiện, nên tạm thời dùng đơn thư, như gửi vào không trung để cầu may. Tôi nhìn chiếc máy không hoạt động được, nằm đó, như người mẹ yêu đứa con sắp bị tử hình oan ức, nhưng không làm gì được, phải vái lạy tứ phương. Tôi gửi thư đến:
1. Ngày 03/02/2017, đúng vào ngày thành lập Đảng, tôi gửi thư cho các Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam và Ban Chỉ đạo Cải Cách Tư Pháp Trung Ương, đề nghị ngăn chặn chạy án và chặn kháng nghị. Đồng thời, tôi cũng đề nghị cần có biện pháp ngăn chặn các Chánh án và các cựu thẩm phán hành nghề luật sư.
2. Ngày 03/02/2017, tôi gửi thư cho một số đại biểu quốc hội, đề nghị chất vấn ông Nguyễn Hòa Bình về vụ án Konica Minolta.
3. Ngày 14/02/2017, tôi gửi thư đến Ngài Umeda Kunio, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, tố cáo tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản, đến Việt Nam, lừa tôi, lấy 158,558 USD, để lại chiếc máy in Trung Quốc, không hoạt động được. Thư được viết bằng tiếng Việt và kèm theo bảng tiếng Anh.
4. Ngày 14/02/2017, tôi gửi thư đến Ngài KAWAUE Junichi – Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, tố cáo tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản đến Việt Nam lừa tôi lấy 158,558 USD, để lại chiếc máy in Trung Quốc, không hoạt động được. Thư được viết bằng tiếng Việt và kèm theo bảng tiếng Anh.
5. Ngày 14/02/2017, tôi gửi thư đến Ngài Sinzo Abe – Thủ tướng Nhật Bản, tố cáo tập đoàn Konica Minolta Nhật Bản đến Việt Nam lừa tôi lấy 158,558 USD, để lại chiếc máy in Trung Quốc, không hoạt động được. Thư được viết bằng tiếng Việt và kèm theo bảng tiếng Anh.
6. Ngày 12/06/2017, tôi gửi thư đến Chánh án tối cao Nguyễn Hòa Bình và Chánh án cấp cao Trần Văn Châu, kèm theo vi bằng của Thừa phát lại quận 5, xác định máy in C1100 không thể hoạt động được.
Tất cả các đơn thư của tôi, đều gửi theo đường bưu điện, phát chuyển nhanh, có hồi báo. Vì không nhận được hồi âm, nên tôi rút ra kết luận rằng, nếu vụ án này không được đưa ra công luận, thì sẽ không có công lý. Vì vậy, tôi dừng doanh nghiệp để học hỏi cách làm truyền thông đa phương tiện. Sau đó, tôi làm truyền thông bằng Video và viết web, gửi các đường link này cho các vị lãnh đạo tòa án cấp cao. Quả nhiên, bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22/9/20216, của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã bị hủy vào ngày 6/11/2020, vì bản án này bị sai hoàn toàn. Công luận đã đi trước công lý.
Bình luận