Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

3. Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn bị hổng kiến thức chuyên môn pháp luật

THẨM PHÁN NGÔ THANH NHÀN BỊ HỔNG KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN PHÁP LUẬT

Bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ về sơ thẩm để giám định lại máy in C1100 theo yêu cầu của Sao Nam. Điều này cho thấy Hội đồng xét xử do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, bị hổng kiến thức chuyên môn pháp luật, rất tai hại. Việc thỏa mãn các yêu cầu của Sao NamKMV, tại thời điểm năm 2021, cho thấy, các ông bà Thẩm phán này không hiểu ý nghĩa về “Quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự” tại Điều 5 BLTTDS 2015 – Một điều khoản nguyên tắc cơ bản, tại chương II BLTTDS 2015.

Với một tài sản cụ thể hoặc một vấn đề cụ thể thì “Quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự” chỉ có thể diễn một lần, tại một thời điểm cụ thể, trong một hoàn cảnh cụ thể. Số lần “quyết định và tự định đoạt” là duy nhất. Ví dụ: Nếu đã tặng cho ông A chiếc xe thì không thể, sau một thời gian, lấy lại chiếc xe đó, để tặng cho ông B. Tương tự, “Quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự” được qui định tại Điều 5 BLTTDS 2015 cũng chỉ có thể diễn ra một lần, tại một thời điểm cụ thể, đối với một vấn đề cụ thể. Quyền khởi kiện, quyền yêu cầu được qui định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2015 là sự cụ thể hóa “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự“. Nó chỉ có thể diễn ra một lần với một thời hiệu cụ thể. Nếu hết thời hiệu mà đương sự không khởi kiện, không yêu cầu, thì đương sự mất quyền khởi kiện, quyền yêu cầu. Không yêu cầu, không khởi kiện cũng là do đương sự “Quyết định và tự định đoạt” đối với một vấn đề cụ thể, tại một thời điểm cụ thể.

Tại giai đoạn sơ thẩm lần thứ nhất, từ ngày có thông báo thụ lý, đến ngày kết thúc phiên tòa sơ thẩm, KMVSao Nam đã không đưa ra các yêu cầu Tòa án “Xác minh, thu thập chứng cứ” được qui định tại Điều 97 BLTTDS 2015 thì có nghĩa là họ đã “Quyết định và tự định đoạt” một lần đối với các quyền yêu cầu của họ tại giai đoạn sơ thẩm. Nếu có yêu cầu nhưng tòa án cấp sơ thẩm không giải quyết hoặc giải quyết sai, thì lúc đó, họ mới có quyền kháng cáo đối với các yêu cầu này, để cấp phúc thẩm xét xử lại. Tương tự như phúc khảochấm lại, thì tính chất của phúc thẩm được qui định tại Điều 270 BLTTDS 2015xét xử lại. Điều này có nghĩa là, yêu cầu của đương sự phải được đưa ra từ cấp sơ thẩm, và phải được cấp sơ thẩm xem xét lần đầu, thì cấp phúc thẩm mới có quyền xem xét lại. Theo Điều 293 BLTTDS 2015 thì cấp phúc thẩm cũng chỉ được xem xét lại trong phạm vi “phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị“. Cấp phúc thẩm không có quyền xem xét lần đầu, và cũng không có quyền xem xét ngoài phạm vi kháng cáo kháng nghị. Tại cấp phúc thẩm, nếu đương sự đưa ra yêu cầu mới thì cấp phúc thẩm không được xem xét. Nếu cấp phúc thẩm xem xét yêu cầu mới, chứ không phải là xem xét lại, thì bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật, sẽ tước đi quyền kháng cáo của đương sự để được xem xét lại. Quyền được xét xử ít nhất hai lần, sơ thẩm rồi phúc thẩm, đối với một yêu cầu là quyền đương nhiên và thiêng liêng của đương sự, được qui định tại BLTTDS 2015. Tòa án không thể tùy tiện xét xử lần đầu đối với một yêu cầu ở cấp phúc thẩm.

Tại giai đoạn phúc thẩm lần thứ hai, năm 2021, Hội đồng xét xử do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, đã xem xét lần đầu đối với yêu cầu của Sao NamKMV về “Trưng cầu giám định, định gái tài sản” được qui định tại khoản 1.g Điều 97 BLTTDS 2015 là vi phạm Điều 270 BLTTDS 2015 và vi phạm Điều 293 BLTTDS 2015. Sao NamKMV “Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản” tại phiên tòa phúc thẩm năm 2021 chính là thực hiện “Quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự” lần thứ hai đối với các quyền này ở cấp phúc thẩm. Hội đồng xét xử do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, chấp nhận cho Sao NamKMVQuyền quyết định và quyền tự định đoạt” lại tại cấp phúc thẩm, năm 2021, là do không hiểu thấu đáo Điều 5 BLTTDS 2015. “Quyền quyết định và quyền tự định đoạt của đương sự” là có thời hiệu, nhưng các ông bà thẩm phán này biến nó thành vô thời hiệu. Sau ngày xét xử sơ thẩm đến 6 năm, KMVSao Nam mới đưa ra yêu cầu miệng, không có đơn, không đóng án phí hoặc lệ phí, nhưng tòa án cấp phúc thẩm cũng chấp nhận làm theo yêu cầu của KMVSao Nam thì không biết họ vì cái gì mà làm kỳ cục quá.

Bằng việc gửi đơn từ chối các yêu cầu của bị đơn, tôi đã đưa Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên vào tình thế bế tắc về tố tụng sơ thẩm lần hai. Sớm hay muộn thì bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT của TAND Thành phố Hồ Chí Minh cũng phải bị hủy. Hội đồng xét xử do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật./.

 

 

 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar