Ở kỳ 66 – “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD”, tôi có nêu 4 cái dốt của Luật sư tiến sĩ Lê Nết. Trong đó, có cái dốt xuyên suốt dẫn đến cuộc tranh chấp kéo dài đến ngày hôm nay là “Sao Nam bán máy cho Công ty Cho Thuê Tài Chính Ngân Hàng Á Châu (ACBL) chứ không bán máy cho Saigonbook”. Tôi cứ tưởng rằng, cái dốt của Luật sư tiến sĩ Lê Nết đã chấm dứt sau khi có quyết định giám đốc thẩm nhưng không ngờ cái dốt này còn truyền nhiễm đến phiên tòa ngày hôm nay.
Tại phiên tòa ngày 20/4/2021, các luật sư Châu Huy Quang, Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng, Luật sư Trần Hải Đức đều yêu cầu hoãn phiên tòa để triệu tập ACBL nhưng hội đồng xét xử đã không chấp nhận. Câu hỏi của Luật sư Châu Huy Quang mớm cho bị đơn Sao Nam, nhấn mạnh đến việc ‘Giả sử hợp đồng vô hiệu, các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận thì Sao Nam trả lại tiền cho ai?”. Dụng ý của người hỏi là lôi ACBL vào đây với tư cách là bên mua máy C1100. Cứ thế, thầy trò, kẻ tung người hứng, trả lời là họ phải trả tiền lại cho ACBL vì họ nhận tiền của ACBL, bán máy cho ACBL chứ không bán máy cho Saigonbook. Tôi ngồi nghe mà nhức hết cả cái đầu. Hình như các ông luật sư này thiếu kiến thức nền, không phân biệt được “Hợp Đồng Đặc Thù” với “Hợp Đồng Dân Sự Thông Dụng” được qui định ở chương XVIII của Bộ Luật Dân Sự 2005. Hợp Đồng Mua Bán Đặc Thù trong trường hợp cho thuê tài chính như thế này, trước hết, phải ưu tiên áp dụng áp dụng pháp luật chuyên ngành là Nghị định số 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ để giải quyết. Sau đó, mới áp dụng đến Luật Thương Mại và sau cùng mới áp dụng Bộ Luật Dân Sự 2005. Hơn nữa, có thể họ đã không đọc kỹ nội dung hợp đồng mua bán ba bên số 03: Bên A – Công ty Cho Thuê Tài Chính Ngân Hàng Á Châu; Bên B – Công ty TNHH Phát Hành Sách Sài Gòn và Bên C – Công ty TNHH Thương Mại – Tư Vấn – Kỹ Thuật Sao Nam.
Trong hợp đồng 03 này, ở ĐIỀU 5.2 có qui định “Quyền và nghĩa vụ của bên B” – tức Saigonbook, ở dòng cuối cùng nghĩa vụ của bên B là “Thanh toán đầy đủ và đúng hạn như qui định tại điều 2 và các chi phí liên quan đến tài sản thuê”. Như vậy, Saigonbook là bên thanh toán thì Sao Nam phải trả lại tiền cho bên thanh toán là Saigonbook chứ sao trả lại cho ACBL. Tôi nghe các ông bà này trả tiền lại cho ACBL mà thầm nghĩ họ bị nhiễm di căn “bán máy cho ACBL” từ thời Luật sư tiến sĩ Lê Nết và Luật sư Bùi Quang Nghiêm.
Với hợp đồng mua bán đặc thù trong trường hợp cho thuê tài chính như thế này thì Saigonbook là bên mua và là bên sử dụng như cấp giám đốc thẩm đã khẳng định. ACBL chỉ tham gia cấp vốn, đứng tên mua để nắm quyền sở hữu, bảo đảm cho khoản cho vay của họ trong suốt thời gian cho thuê tài chính. Sao Nam là bên bán. Quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trong hợp đồng này là do sự thỏa thuận chứ không do đứng tên bên mua và là bên sở hữu.
Theo điều 388 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Nghĩa là, quyền, nghĩa vụ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt là do thỏa thuận chứ không do cái gì khác. Ai thỏa thuận thì người đó có quyền, nghĩa vụ hợp đồng.
Vụ án Luật sư Trần Vũ Hải trốn thuế ở Nha Trang có một tình tiết minh họa sát với Điều 388 BLDS 2005 hoặc Điều 385 BLDS 2015. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tuy không đứng tên trên giấy tờ nhà đất, không ký kết hợp đồng mua bán nhà đất với Luật sư Trần Vũ Hải nhưng bà đã phải chịu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm thực hành trong vụ án trốn thuế này. Bà nhờ em cùng cha khác mẹ là ông Ngô Văn Lắm đứng tên chủ quyền, ký hợp đồng mua bán nhưng bà là chủ sở hữu và là người thỏa thuận bán nhà đất cho Luật sư Trần Vũ Hải. Sự thỏa thuận của bà với Luật sư Trần Vũ Hải đã xác lập quyền, nghĩa vụ của bà chứ không chỉ là người đứng tên là ông Ngô Văn Lắm.
Trường hợp Saigonbook thỏa thuận mua máy C1100 với Sao Nam, thỏa thuận chịu trách nhiệm thanh toán cho Sao Nam thì giữa Saigonbook và Sao Nam phát sinh quyền, nghĩa vụ mua bán. Việc Saigonbook khởi kiện Sao Nam với tư cách bị đơn và KMV là người có quyền, nghĩa vụ liên quan là xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng trong vụ kiện này. Tòa án nhân dân Quận 3 – TP.HCM đã thụ lý, xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của các đương sự. Cho đến bây giờ, tòa án các cấp, từ sơ thẩm đến giám đốc thẩm, đều xác định Saigonbook khởi kiện đúng bị đơn là Sao Nam và đúng người có quyền nghĩa vụ liên quan là KMV. Thế nhưng, các Luật sư của họ cũng còn cho rằng KMV không liên quan, còn Sao Nam thì bán máy cho ACBL chứ không bán máy cho Saigonbook.
Đọc hợp đồng 03, một người không có kiến thức pháp luật vững chắc thì sẽ rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Người mua là ACBL, Người bán là Sao Nam, Người thuê/bên sử dụng sau cùng là Saigonbook cứ sờ sờ như thế. Nếu đem kiến thức “Hợp Đồng Dân Sự Thông Dụng” được qui định ở chương XVIII của Bộ Luật Dân Sự 2005 áp vào đây thì sẽ gây sự nhầm lẫn tai hại. Chính vì sự nhầm lẫn tai hại này mà Luật sư Bùi Quang Nghiêm và Luật sư tiến sĩ Lê Nết đều cho rằng Sao Nam bán máy cho ACBL chứ không bán máy cho Saigonbook, vì thế Saigonbook không có quyền khởi kiện. Do sự kém hiểu biết như thế nên Luật sư tiến sĩ Lê Nết đã mạnh dạn gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương nói rằng “Giữa KMV và Sao Nam không ký kết hợp đồng nào với Saigonbook có đối tượng của hợp đồng là việc mua bán máy in model C1100 hiệu Konica Minolta”. Từ sự kém hiểu biết này, Luật sư tiến sĩ Lê Nết suy ra các báo dẫn lời Saigonbook là vu khống, vì Saigonbook không phải là bên ký hợp đồng mua bán máy in C1100. Ý kiến của luật sư tiến sĩ Lê Nết đã làm cho các cộng sự và thân chủ của ông hùa theo suốt gần 6 năm qua, gây tốn kém cho xã hội.
Cứ cho rằng Luật sư tiến sĩ Lê Nết bị thiếu kiến thức nền, nhầm lẫn chủ thể mua bán trong hợp đồng 03 nhưng những người trong cuộc, trực tiếp ký kết hợp đồng thì phải biết mình bán máy C1100 này cho ai. Konica Minolta là doanh nghiệp dày dạn thương trường quốc tế thì không thể nhầm lẫn khách hàng đến mức nói rằng bán máy ACBL chứ không bán máy cho Saigonbook. Vì thế tôi cho rằng, Văn bản gửi tới Ban Tuyên Giáo Trung Ương ĐCSVN của Luật sư tiến sĩ Lê Nết có thể nằm ngoài phạm vi ủy quyền của Konica Minolta Việt Nam. Tổng giám đốc Tadasu Ichino là người Nhật thì sẽ rất khó hình dung Ban Tuyên Giáo Trung Ương là cơ quan như thế nào để mà ủy quyền cho Luật sư tiến sĩ Lê Nết gửi đơn. Ông Trần Kim Chung – Giám đốc Sao Nam cũng là tên lưu manh thủ vai ‘con nai vàng ngơ ngác’. Ông ta trực tiếp ký kết đến hai hợp đồng bán máy in C1100 cho Saigonbook. Trước khi ký hợp đồng mua bán ba bên số 03, tôi đã nói là “tôi vay ngân hàng để trả cho anh, anh giúp tôi làm thủ tục với ACBL”. Ông ta cung cấp thông tin cho ACBL để định giá và làm thủ tục. ACBL chỉ cung cấp tín dụng 2,64 tỉ, còn ông ta được thanh toán đến 3,4 tỉ mà ông ta vẫn cho rằng ông ta bán máy cho ACBL và Saigonbook không có quyền khởi kiện thì không thể hiểu nổi ông ta là người thế nào. Bây giờ ra tòa thì ông ta thuê các luật sư nói dối và đổ trách nhiệm cho ACBL. Lưu manh như thế là hết thuốc chữa.
Tôi viết bài này là nhằm mục đích ngăn chặn cái dốt truyền nhiễm đến người khác, nhất là thế hệ sinh viên hiện nay. Tôi đã khổ vì sự dốt nát truyền nhiễm này suốt 6 năm qua. Tôi không muốn ai gặp phải cái khổ như tôi./.
(Trích từ “Cuộc Chiến Đòi 10 Triệu USD”, còn tiếp)
*Các ảnh tư liệu của bài viết:
Bình luận