Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

9. Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang Đề Nghị Tòa Thi Hành Hiệp Định Việt – Nhật

SIÊU LUẬT SƯ CHÂU HUY QUANG ĐỀ NGHỊ TÒA THI HÀNH HIỆP ĐỊNH VIỆT – NHẬT
Tại phiên tóa phúc thẩm lần 2, ngày 26/5/2021, với bài phát biểu dài 28 trang, cuối cùng, Siêu Luật sư – tiến sĩ Châu Huy Quang chốt, trang 27, dòng 15 từ dưới lên:
“-Trong khi đó, với tư cách là một nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam, KMV có quyền được bảo hộ đầu tư lợi ích hợp pháp bao gồm cả việc được cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp tôn trọng bảo vệ tuy tín thương hiệu của mình trên cơ sở:
☑️Điều 3 của Hiệp định giữa Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Nhật Bản ngày 14/11/2003 về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư: “Mỗi Bên Ký kết, trong Khu vực của mình, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau, sẽ dành cho các nhà đầu tư của Bên Ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các nhà đầu tư của nước mình hoặc các nhà đầu tư của bất kỳ nước thứ ba nào, liên quan đến quyền được tiếp cận các tòa án tư pháp và các tòa hành chính và các cơ quan trực thuộc ở các cấp xét xử nhằm đạt được và bảo vệ các quyền của các nhà đầu tư đó”.
☑️Điều 5 của Luật Đầu tư Việt nam: ‘Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư’.
Bởi các lý lẽ, căn cứ nêu trên, tôi kính đề nghị HĐXX Phúc thẩm TAND TP.HCM:
– Ra quyết định tuyên bố KMV không có bất kỳ sự liên đới nào đối với trách nhiệm liên quan đến tranh chấp Hợp đồng 03 giữa Saigonbook, Sao NamACBL.
– Bác yêu cầu của Nguyên đơn Saigonbook trong việc:
☑️Buộc KMV phải liên đới chịu trách nhiệm trả cho Saigonbook tổng cộng các khoản tiền là 3.763.613.378 đồng; và
☑️Buộc KMV phải liên đới nhận lại bộ máy in C1100 và các linh kiện liên quan.
– Có những kiến nghị cần thiết đến cơ quan có thẩm quyền liên quan để điều tra xử lý hành vi của Ông Lương Vĩnh Kim khi xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của các đương sự có liên quan từ nhà đầu tư, luật sư của họ cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng”.
Tất cả các đề nghị của Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang đều không được tòa chấp nhận. Hội đồng xét xử, do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, thống nhất với nhận định của Uỷ ban Thẩm phán tại Quyết định giám đốc thẩm lần 1, tiếp tục khẳng định Hợp đồng 038, hợp đồng 03 và phụ lục hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối. Hiện nay, Quyết định giám đốc thẩm lần 1 và Quyết định giám đốc thẩm lần 2, đang có hiệu lực pháp luật, đều khẳng định Hợp đồng 038, Hợp đồng 03, và phụ lục hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối. Siêu Luật sư tiến sĩ Châu Huy Quang, Luật sư tiến sĩ Lê Nết, cùng với Konica Minolta và Sao Nam, đang đối diện với trách nhiệm giải trình những vấn đề mà họ đã gửi đến Ban tuyên giáo trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Tòa án Việt Nam.
Với hành động ủy quyền cho Luật sư tiến sĩ Lê Nết gửi văn bản đến Ban tuyên giáo trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi xử lý báo chí và ông Lương Vĩnh Kim vì đã vu khống cho Konica Minolta và các đại lý của họ; và với đề nghị tòa án Việt Nam thi hành Hiệp định giữa Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Nhật Bản ngày 14/11/2003, về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư, “ra tuyên bố KMV không có bất kỳ sự liên đới nào”, Konica Miolta đã đặt Tòa án Việt Nam, chính phủ Việt Nam và Đảng Cộng sản Việt Nam phải bảo vệ cho họ ở tầm hiệp định giữa hai quốc gia Việt – Nhật và ở tầm chính trị với trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hậu quả của vụ án này là rất lớn.
Tôi phải “Dừng Doanh Nghiệp – Đòi Công Lý” là vì tôi đã nhận ra bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22/9/2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa, là bản án có tẩm độc, có sức hủy hoại lâu dài đối với môi trường đầu tư và danh dự quốc gia. Trong tác phẩm “Bí Quyết Hóa Rồng”, phần nói về Việt Nam, Lý Quang Diệu đã đề cập đến sự bẩn thỉu của dân Việt Nam với nhà đầu tư Singapore. Ông ta viết: “Một nhà thầu Singapore đang xây dựng một khách sạn ở Hà Nội. Khoảng 30 hộ dân quanh khu vực thi công phàn nàn về tiếng ồn và sự rung động. Ông ta đã đồng ý trả mỗi nhà một khoảng đền bù 48 đôla một tháng. Khi điều này được chấp nhận, 200 hộ dân khác yêu cầu khoản tiền ấy. Nhà thầu này quyết định sử dụng một phương pháp khác để khoan cọc mà không gây tiếng ồn hay rung động. Nhưng nhà thầu không được phép làm điều đó bởi giấy phép của ông đăng ký sử dụng thiết bị cũ”. Tôi không nằm trong nhóm dân Việt Nam như Lý Quang Diệu đã đề cập và cũng không phải “Saigonbook chỉ vì ăn theo sự nổi tiếng, vẫn cố tình đưa KMV – Một thương hiệu có uy tín, vào vòng xoáy tranh chấp của riêng Saigonbook”, như đại diện KMV đã khai ở tại trang 11 bản án sơ thẩm. Cho nên, tôi phản ứng rất quyết liệt với những lời lẽ của đại diện Konica Minolta gửi đến Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và các phát biểu của họ tại Tòa án Việt Nam.
Hiệp định Việt Nam – Nhật Bản ngày 14/11/2003 “về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư”, thi hành như thế nào, theo đề nghị của Konica Minolta, sẽ phải được giải quyết đến nơi đến chốn. Là công dân Việt Nam, tôi có một phần trách nhiệm góp phần, cùng với Đảng Cộng Sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam, bảo hộ cho tất cả các nhà đầu tư, chứ không riêng gì Konica Minolta đến từ Nhật Bản./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar