SỰ NGU DỐT VÀ NGẠO MẠN CỦA LÊ NẾT
Tuy cùng là thành viên Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tôi không quen biết Lê Nết. Lần đầu tiên, tôi được biết đến cái tên Lê Nết là khi tôi nhận được Văn bản ngày 31-8-2015 của Lê Nết gửi đến “ông Lương Vĩnh Kim và đồng kính gửi Báo Tuổi Trẻ, Báo Thanh Niên và Báo Doanh Nhân Sài Gòn”. Đọc văn bản này, tôi kinh ngạc và tức giận. Là người trong cuộc, tôi trực tiếp đàm phán với ông Trần Vũ, ông Đào Việt Linh để mua máy in C1100, gắn liền với việc xây dựng Printing Shop, thì tất nhiên, tôi phải biết tôi mua máy in C1100 của KMV. Tại thời điểm ủy quyền cho Sao Nam gửi Bảng báo giá số 128 và ký kết hợp đồng 038, ông Đào Việt Linh và ông Trần Vũ chỉ ủy quyền miệng, và Sao Nam cũng không giao cho tôi Giấy Chứng Nhận Phân Phối Ủy Quyền, nhưng tài liệu, chứng cứ thể hiện giao kết hệ hợp đồng với KMV bằng lời nói, bằng hành vi, bằng văn bản, còn lưu giữ tại Saigonbook. Đặc biệt, băng ghi âm các cuộc họp thu hồi máy ngày 6-8-2015 và ngày 18-8-2015 thể hiện tôi mua máy của KMV. Sao Nam chỉ là trung gian thương mại, nên ông Trần Kim Chung mới đòi bàn giao tay ba: “Saigonbook bàn giao cho Sao Nam và Sao Nam bàn giao cho KMV tại đây“. Chỉ vì tư vấn cho KMV và Sao Nam thu hồi máy in C1100 bằng hình thức mua lại nhưng bất thành, mà Lê Nết chối bỏ tất cả các liên hệ thương lượng và giao kết với Saigonbook trong việc mua bán máy in C1100 gắn liền với Printing Shop. Ban đầu, tôi cứ tưởng Lê Nết không biết những liên hệ và giao kết hợp đồng giữa Saigonbook với KMV, nên nhất thời có ý kiến hồ đồ, nên ngày 07-09-2015, tôi gửi văn bản trả lời Luật sư Lê Nết và công luận. Trong văn bản này, tôi đưa ra bằng chứng của hợp đồng, được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, theo qui định tại Điều 24 Luật thương mại 2005 và Điều 124 BLDS 2005. Sau này, theo dõi thêm, tôi mới biết, do Lê Nết bị hổng kiến thức chuyên môn pháp luật, không hiểu đầy đủ các hình thức của hợp đồng, được qui định tại Điều 24 Luật thương mại 2005, nên chỉ thừa nhận hợp đồng là phải bằng văn bản. Lời nói của ông Đào Việt Linh, ông Trần Vũ và ông Đỗ Giang Khánh với hành vi hợp tác làm Printing Shop, dù được lưu lại đầy đủ, cũng không được Lê Nết nhận thức đó là hợp đồng. Thỏa thuận về khuyến mại, thể hiện bằng biên bản giao nhận bộ UPS ngày 19-3-2015, do KMV lập và có chữ ký của đại diện KMV, cũng không được Lê Nết coi đó là chứng cứ bằng văn bản của một hợp đồng. Một người không học luật thì có thể hiểu hợp đồng phải là một văn bản rõ ràng, có chữ hợp đồng phía trên cùng của văn bản, như cách hiểu của Lê Nết, nhưng đã là luật sư, mà không biết ‘thỏa thuận miệng, hoặc xác lập bằng hành vi“, cũng là một hình thức hợp đồng, thì không thể làm luật sư. Theo Điều 388 BLDS 2005, “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự“, bất kể dưới hình thức nào. Cho nên, tại trang 2 văn bản ngày 07-09-2015, trả lời Lê Nết, Tadasu Ichino và báo chí, tôi viện dẫn Điều 121 BLDS 2005, Điều 124 BLDS 2005 và Điều 388 BLDS 2005, để khẳng định rằng “KMV và SGB là có quan hệ hợp đồng“. Lúc đó, tôi cứ nghĩ Lê Nết không để ý đến định nghĩa về hợp đồng và hình thức giao dịch dân sự, nên tôi mới viện dẫn Điều 121 BLDS 2005, Điều 124 BLDS 2005 và Điều 388 BLDS 2005 để Lê Nết xem lại, nhưng Lê Nết ngạo mạn, đã không xem lại. Đồng thời, Lê Nết và Bùi Quang Nghiêm, đã tư vấn cho Sao Nam gửi văn bản số 026/ADM-15 ngày 07-09-2015, nói rằng “ACB mới là bên mua” và “đề nghị Saigonbook rút và đính chính lại các thông tin không có căn cứ mà Saigonbook đã gửi cho các cơ quan truyền thông“.
Đọc văn bản số 026/ADM-15 ngày 07-09-2015 của Sao Nam, tôi kinh ngạc về sự ngu dốt bọn Lê Nết, Bùi Quang Nghiêm và sự lật lọng của KMV và Sao Nam. Chưa cần viện dẫn hợp đồng 038 mà Saigonbook và Sao Nam đã ký ngày 20-10-2014, chỉ riêng hợp đồng 03 ký ngày 27-12-2014, cũng thể hiện sự thỏa thuận mua bán, thay thế hợp đồng 038, thỏa thuận Saigonbook chịu trách nhiệm thanh toán cho Sao Nam. Theo định nghĩa hợp đồng tại Điều 388 BLDS 2005 thì “sự thỏa thuận” này là hợp đồng, chứ không cần đòi hỏi phải có đứng tên hay không đứng tên, hoặc đứng tên vào vị trí bên mua trong hợp đồng. Bên thuê là Saigonbook nhưng bên thuê ở hợp đồng này là thuê tài chính, chứ không phải là bên thuê tài sản như bọn Lê Nết, Bùi Quang Nghiêm và Sao Nam viện dẫn tại văn bản số 026/ADM-15 ngày 07-09-2015. Khoản 1 Điều 20 nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2015 của chính phủ, qui định, Bên thuê có nghĩa vụ: “Chịu trách nhiệm đối với việc lựa chọn tài sản thuê, bên cung ứng, các điều khoản, điều kiện liên quan đến tài sản thuê, bao gồm cả đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, thời hạn giao nhận, lắp đặt, bảo hành tài sản thuê và các điều khoản, điều kiện khác có liên quan đến tài sản thuê“. Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP ngày 07/05/2014 của Chính phủ thì tài sản cho thuê là viết tắt của tài sản cho thuê tài chính. Thuê ở đây là thuê tiền để mua tài sản, chứ không phải là thuê tài sản được qui định tải Điều 480 BLDS 2005. Điều 1 hợp đồng cho thuê tài chính số 03, cũng ghi rõ: “TÀI SẢN CHO THUÊ TÀI CHÍNH (sau đây gọi là tài sản cho thuê). Số tiền cho thuê ghi ở Điều 2 hợp đồng cho thuê tài chính số 03 là 2.640.436.000 VND, trong khi đó, giá trị tài sản cho thuê là 3.409.111.200 VND. Qui định của pháp luật và thực tế cho thấy, Saigonbook thuê số tiền (vay vốn) thấp hơn giá trị máy, cộng với vốn tự có, để mua chiếc máy C1100 của Sao Nam. Thế nhưng bọn luật sư của KMV và Sao Nam lại cho rằng, Sao Nam bán máy cho ACBL. Ban đầu, có thể bọn chúng nhầm giữa tài sản cho thuê tài chính, được qui định tại Nghị định 39/2014/NĐ-CP, với tài sản thuê, được qui định tài Điều 480 BLDS 2005. Nhưng khi đọc văn bản ngày 23/11/2015 của Lê Nết gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, tôi mới nhận ra sự ngu dốt đến mức ngoan cố của Lê Nết và Bùi Quang Nghiêm. Tại trang 2 văn bản ngày 23/11/2015 của Lê Nết gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, bọn chúng nói rằng “Giữa KMV và Sao Nam không ký kết bất kỳ hợp đồng nào với Saigonbook có đối tượng của hợp đồng là việc mua bán máy in model C1100 hiệu Konica Minolta“. Trong khi đó, Saigonbook là một bên ký tên vào hai hợp đồng, hợp đồng 038 ký ngày 20/10/2014 và hợp đồng 03 ký ngày 27/12/2014, “có đối tượng của hợp đồng việc mua bán máy in model C1100“. Trong cả hai hợp đồng này, Saigonbook là bên chịu trách nhiệm thanh toán cho Sao Nam.
Cứ cho rằng bọn luật sư ngu dốt, không phân biệt được hợp đồng mua bán đặc thù trong trường hợp có ACBL tham gia, nhưng KMV và Sao Nam là những doanh nghiệp đã từng trải trong việc mua bán trong trường hợp khách hàng thuê tài chính. Chúng trực tiếp giao dịch và nhận tiền của Saigonbook mà bỗng dưng đến đây, chúng nói chúng bán cho ACBL, Saigonbook chỉ là bên thuê máy C1100, rồi mua lại của ACBL. Đến khi TAND quận 3 đã thụ lý, bọn Lê Nết và Bùi Quang Nghiêm cũng khăng khăng rằng, Sao Nam bán cho ACBL, vì thế Saigonbook không có quyền khởi kiện. Trang 9 bản tự khai ngày 04 tháng 12 năm 2015, Sao Nam yêu cầu tòa án: “Bác yêu cầu khởi kiện của Saigonbook do không phải là chủ thể mua bán của HĐMBTS mà việc mua bán máy in C1100. Cũng như bác yêu cầu khởi kiện của Saigonbook đối với HĐ038 do hợp đồng này đã bị vô hiệu theo thỏa thuận của các bên và thay thế HĐMBTS”. Dị hợm hơn, tại trang 2 Bản Trình Bày Ý Kiến ngày 03/12/2015, bọn KMV và Lê Nết cho rằng “Saigonbook chỉ vì ăn theo sự nổi tiếng, vẫn cố tình đưa KMV – một thương hiệu có uy tín, vào vòng xoáy tranh chấp của riêng Saigonbook“. Đọc những dòng này, tôi không hiểu bọn KMV và Lê Nết nổi tiếng vì cái gì mà Saigonbook phải ăn theo, và tại sao Saigonbook lại có thể ăn theo sự nổi tiếng của chúng.
Do Văn bản ngày 31-8-2015 của Lê Nết giải thích dối trá về giá cả khác nhau do thời điểm nhập khẩu khác nhau, nên tôi viết bài “Konica Minolta Coi Mặt Đặt Giá” đăng trên báo Pháp luật Việt Nam và một số báo khác, vào ngày 12/9/2015, để vạch trần sự dối trá của Lê Nết và KMV. Sau bài báo “Konica Minolta coi mặt đặt giá” đăng trên một số báo, Lê Nết lồng lộn. Một mặt, Lê Nết xúi ông Đào Việt Linh gặp tôi để năn nỉ tôi bán lại máy in C1100 cho Sao Nam. Mặt khác, Lê Nết cùng Bùi Quang Nghiêm, tư vấn cho Sao Nam gửi đến Saigonbook văn bản số 025/AD-15, song ngữ Anh-Việt, đề nghị mua lại máy với điều kiện là “Saigonbook phải gửi văn bản (có ký tên đóng dấu) đến cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ quan truyền thông và khách hàng của KMV v,v…, đính chính những thông tin sai sự thật mà Saigonbook đã gửi đi“. Tôi không biết bọn KMV, Sao Nam và luật sư của chúng, hiểu như thế nào về tôi, nhưng với điều kiện mà chúng đưa ra để được chúng mua lại, cho thấy, bọn chúng ngu xuẩn đến mức tôi không chịu nổi. Tôi bỏ bê công việc kinh doanh, dành thời gian viết bài “Nhận diện Konica Minolta“, nêu rõ tên Lê Nết và Tadasu Ichino, đăng trên các báo vào ngày 2/11/2015. Sau bài “Nhận diện Konica Minolta“, bọn Lê Nết và Bùi Quang Nghiêm, tư vấn cho Sao Nam gửi đến Saigonbook văn bản số 33/ADM-15 ngày 04/11/2015, “chính thức rút lại các đề nghị” mua lại máy mà bọn chúng đã giăng ra trước đó. Bọn chúng đánh giá tôi như đứa con nít cần tiền, phải bán máy cho chúng với bất cứ điều kiện nào doa chúng đặt ra. Ngu dốt và ngạo mạn đến mức đó là tột cùng.
Sau bài “Konica Minolta coi mặt đặt giá” đăng trên các báo vào ngày 7/9/2015, Lê Nết im lặng trong thời gian dài. Đến ngày 2/11/2015, Bài “Nhận diện Konica Minolta” đăng trên các báo, nêu đích danh Lê Nết, nhưng Lê Nết vẫn không phản hồi. Mãi đến ngày 23/11/2015, Lê Nết gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, đề nghị xử lý báo chí, vì báo chí đã thông tin sai sự thật. Ngay sau đó, ngày 25/11/2015, Lê Nết cùng với đại diện KMV và Sao Nam tổ chức cuộc họp báo tại văn phòng Công ty Luật LNT và Thành viên. Tôi không biết Lê Nết gửi văn bản đến 7 cái gạch đầu dòng, trong đó có Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, là nhằm mục đích gì, vì 7 cái gạch đầu dòng đó, không có thẩm quyền xử lý báo chí về cái tội vu khống. Người dân bình thường thì có thể không biết cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc nên vái lạy tứ phương, nhưng Lê Nết thì phải biết cơ quan có thẩm quyền và trình tự thủ tục gửi đơn, chứ không thể gửi đơn lung tung như vậy được. Có một điều lạ là, trong văn bản gửi Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lê Nết chỉ nêu bài trên Báo Công Luận, Báo VietnamFDI. Lê Nết không đề cập đến các bài đăng trên Báo Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp, Báo Công lý của Tòa án nhân dân tối cao hoặc Báo Bảo Vệ Pháp Luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Tôi thầm nghĩ rằng, Lê Nết sợ đụng độ với các tờ báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, mọi việc sẽ phải phanh phui, chúng khó bề chạy thoát. Lê Nết làm theo đơn đặt hàng của KMV, gian dối và rất ngạo mạn nhưng cũng biết sợ.
Trước khi khởi kiện KMV và Sao Nam ra tòa, tôi đến gặp Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, nhờ anh tư vấn, vì đây là vụ kiện có liên quan đến doanh nghiệp nước ngoài mà tôi chưa từng trải qua. Tôi quen biết anh Nguyễn Ngọc Bích qua những lần mời anh đến Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh để phiên dịch tiếng Anh trong một số buổi họp. Sau khi đọc hồ sơ, anh Nguyễn Ngọc Bích nói rằng, “Bùi Quang Nghiêm chưa rành về mua bán trong trường hợp cho thuê tài chính”, để anh gọi cho Lê Nết dàn xếp. Sau đó, anh Nguyễn Ngọc Bích báo lại cho tôi là Lê Nết không gọi lại cho anh. Anh Nguyễn Ngọc Bích đã soạn thảo cho tôi đơn khởi kiện, sau đó, tôi sửa lại đơn khởi kiện theo ý của tôi, rồi nộp cho tòa án. Sau khi gửi đơn khởi kiện, tôi vẫn còn tìm cách hòa giải. Tôi liên lạc với Lê Nết, trao đổi qua email. Lúc 3:16 P.M, ngày 01/12/2015, tôi “thêm bằng chứng đã có quan hệ với KMV-Ichino”, với lời lẽ chân thành. Cuối email, trang 4, tôi viết: “Thân mến. Nết coi lại nhé“. Ngay sau đó, lúc 15:39 ngày 01/12/2015, Lê Nết gửi phản hồi, tại trang 3, bút lục số 422. Tôi còn lưu giữ email trao đổi qua lại với Lê Nết nhưng thấy không cần thiết phải trình bày. Tôi cũng không nộp các email trao đổi này cho tòa. Bốn trang email, được đánh số bút lục từ 421- 423, trong hồ sơ vụ án, là do KMV nộp, cùng với Bản Trình Bày Ý Kiến ngày 03/12/2015. Cho đến giờ này, tôi cũng không biết Lê Nết cho nộp các email trao đổi này cho tòa án để nhằm mục đích gì.
Trong email ngày 01/12/2015, Lê Nết hăm dọa, sẽ tiến hành đấu tranh với tôi tại 3 nơi: Một là ở các cơ quan có thẩm quyền, hai là ở tòa án và ba là ở Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Quả nhiên, tôi nhận được Giấy Mời ngày 07/12/2015 của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, do bà Luật sư Trần Mỹ Thoa, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, ký. Đọc giấy mời này, tôi kinh ngạc về độ ngu xuẩn của Lê Nết và sự cẩu thả của bà Luật sư Trần Mỹ Thoa. Trong vụ án này, tôi không làm luật sư cho ai cả, tôi là đại diện theo pháp luật của nguyên đơn. Lê Nết làm luật sư – Người bảo vệ quyền, lợi ích cho KMV để nhận tiền, còn tôi không làm luật sư cho ai cả. Lê Nết lẫn lộn tư cách tham gia tố tụng của tôi, như Lê Nết, để gửi đơn khiếu nại, là sự ngu dốt rất khó chấp nhận ở một luật sư, tự xưng là “được công nhận hàng đầu Việt Nam”. Tôi không lên Đoàn Luật sư theo giấy mời. Thay vào đó, tôi gửi thư trả lời BCN Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, giải thích cho Ban chủ nhiệm rõ và đề nghị giải quyết vắng mặt tôi và trả lời cho tôi về kết quả giải quyết đơn của Lê Nết. Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đã không trả lời tôi về kết quả giải quyết đơn của Lê Nết. Ngày 28/01/2018, tôi tiếp tục gửi văn bản đến Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị trả lời tôi về kết quả giải quyết đơn khiếu nại của Lê Nết, nhưng Luật sư Nguyễn Văn Trung, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư, vẫn im lặng. Tháng 7 năm 2018, trong lần dự lễ nhận kỷ niệm chương do Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tặng, tôi có gặp Luật sư Nguyễn Văn Trung, đề nghị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư trả lời kết quả giải quyết đơn của Lê Nết. Luật sư Nguyễn Văn Trung nói với tôi rằng, anh cứ tưởng là Đoàn Luật sư đã mời tôi và Lê Nết đến Đoàn để hòa giải rồi. Tôi nói rằng, tôi không có gì để hòa giải với Lê Nết cả, tôi chỉ yêu cầu trả lời kết quả giải quyết đơn của Lê Nết. Sau đó, tôi gọi điện hối thúc Luật sư Nguyễn Văn Trung trả lời về việc giải quyết đơn khiếu nại của Lê Nết. Luật sư Nguyễn Văn Trung trả lời tôi, qua điện thoại, với giọng cáu kỉnh. Điều này cho thấy, Lê Nết có quan hệ, là một thế lực, mà Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Nguyễn Văn Trung phải tìm cách né tránh việc giải quyết theo hướng bất lợi cho Lê Nết.
Thêm một điều làm tôi kinh ngạc là, trên website của LNT, trong phần tóm lược tiểu sử của Lê Nết, ghi: “Tiến sĩ Lê Nết được công nhận là một trong những luật sư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua”. Tôi gửi email hỏi Lê Nết: “Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức thi xếp hạng luật sư hồi nào? Và ai xếp cho Lê Nết là luật sư hàng đầu Việt Nam?“. Lê Nết xin lỗi tôi và nói rằng, do bộ phận dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt dịch sai. Tôi không tin lời giải thích của Lê Nết, vì xâu chuỗi các hành vi của Lê Nết diễn ra trong suốt vụ án này, tôi kết luận Lê Nết là tên ngu dốt, ngạo mạn và háu danh.
Một Luật sư tiến sĩ, dạy học cho sinh viên và dạy bồi dưỡng cho các lớp luật sư mà làm cái gì cũng sai thì quá tai hại. Từ những khái niệm cơ bản về hợp đồng, về thẩm quyền giải quyết đơn, về tư cách tham gia tố tụng, về hợp đồng vô hiệu do lừa dối, Lê Nết đều hiểu sai và làm sai, nhưng Lê Nết lại đạt được tất cả các yêu cầu tại tòa án cấp phúc thẩm, do Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh làm chủ tọa. Sự ngu dốt và ngạo mạn của Lê Nết được các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán Bùi Ngọc Anh che đậy bằng bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT. Bản án phúc thẩm này đã bị quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT của TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh tuyên hủy, vì sai hoàn toàn. Bộ mặt thật của Lê Nết và các Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán Bùi Ngọc Anh và đồng bọn chạy án đang bị phơi bày ra ánh sáng./.
Làm luật sự mà không phân biệt thuê tài sản với thuê tài chính thì chết rồi !Thuê tài chính ( Leasing) là một phần của môn tài chính, các luật sư như Lê Nết, Quang Nghiêm, họ không có chuyên môn, đốt nát về tài chính mà không chịu học hỏi nên mới ra cớ sự này !
Dễ bị nhầm, nhưng quan trọng là phải cầu tiến, phải chịu học, biết lắng nghe. Ngạo mạn như bọn Luật sư Lê Nết và Bùi Quang Nghiêm thì phải trả giá