Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

13. Nhận Diện Luật sư Tiến sĩ Lê Nết.

Tuy cùng là thành viên của Đoàn luật sư TP.HCM, nhưng tôi không quen biết Luật sư Lê Nết. Khi nhận được văn bản đề ngày 31/08/2015 của Lê Nết, gửi đến tôi và báo chí, thì tôi mới biết Lê Nết. Ban đầu, tôi cũng mừng. Có Luật sư tham gia tư vấn, sẽ giúp cho các bên, mà trước hết là giúp cho KMV, giải quyết vụ việc một cách công bằng, nhanh chóng và đúng pháp luật để tránh thiệt hại cho các bên. Tôi cũng suy nghĩ rằng, vì không phải là người trong cuộc, Luật sư Lê Nết có thể không nắm rõ vấn đề nên đã nhất thời sai lầm. Vì thế, ngày 7/9/2015, tôi đã có văn bản phúc đáp, kèm theo chứng từ, giải thích và chứng minh rằng, Lê Nết đã sai, nhưng Lê Nết đã im lặng. Sau này, tôi mới biết Lê Nết, đã ngạo mạn, đã không thèm đọc văn bản này của tôi.
Càng ngày, tôi càng nhận ra, ông Luật sư tiến sĩ này dối trá, thiếu kiến thức căn bản của người học luật, nhưng rất ngạo mạn, thể hiện qua các nội dung sau:
Một là,
Lê Nết gửi văn bản đến Ban Tuyên Giáo Trung Ương (BTGTW) đòi xử lý báo chí với lý do: “Giữa KMVSao Nam không ký kết bất kỳ hợp đồng nào với Saigonbook có đối tượng của hợp đồng là việc mua bán máy in model C1100 hiệu Konica Minolta”. Tới giờ này, qua 3 cấp tòa án, xác định Sao Nam là bị đơn, KMV là người có quyền, nghĩa vụ liên quan thì không biết, rồi đây, Lê Nết sẽ phải trả lời thế nào trước công luận, trước hội đồng kỷ luật Đoàn Luật sư TP.HCM? Trong văn bản này, Lê Nết gửi lung tung, viết lung tung, tối nghĩa, bộc lộ sự lẫn lộn giữa chữ “và” với chữ “hoặc”. Lẽ ra phải viết “Giữa KMV hoặc Sao Nam …” thì Lê Nết lại viết “Giữa KMVSao Nam”. Tệ hơn nữa, BTGTW không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa doanh nghiệp với báo chí. Một người luật sư mà không xác định được nơi có thẩm quyền giải quyết đơn thì làm sao có thể tư vấn cho doanh nghiệp? Kiến thức như thế mà tư vấn thì là giết người ta rồi!
Hai là,
Lê Nết cho rằng chúng tôi không có quyền khởi kiện, Sao Nam không thể là bị đơn, KMV không liên quan; và vì vậy, tòa án Quận 3 đã thụ lý sai. Không chỉ một mình Lê Nết mà cả Bùi Quang Nghiêm, cả hai công ty luật đứng sau họ, đều khẳng định là chúng tôi không có quyền khởi kiện. Quyền khởi kiện và tư cách tham gia tố tụng là những nội dung thuộc kiến thức căn bản của người học luật. Hơn nữa, tòa án đã thụ lý, mà đây là tòa án giữa lòng thành phố văn minh thì khó mà thụ lý sai đơn khởi kiện. Thế mà bọn chúng không cầu thị, không xem lại kiến thức nền tảng của mình. Chúng còn bảo vệ quan điểm này cho tới phiên tòa phúc thẩm.
Ba là,
Ông Đào Việt Linh than thở với tôi rằng, “Mỗi giờ của luật sư là mấy trăm đô, mà tụi em họp một lúc với cả 3 luật sư. Một buổi chiều thì anh biết tốn bao nhiêu rồi. Trong vụ này, em thấy cả 3 doanh nghiệp đều thiệt, chỉ luật sư là có lợi!”. Tôi bèn gọi cho Lê Nết, rồi gửi email cho Lê Nết. Trao đổi qua lại một hồi thì Lê Nết cáu, dọa tôi. Lê Nết gửi đơn cho Đoàn Luật sư TP.HCM yêu cầu xử lý tôi “do vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư”. Nhận được giấy mời của Đoàn Luật sư, đề ngày 07/12/2015, tôi phải thốt lên rằng “thằng này dốt quá, lẫn lộn lung tung, ngạo mạn, hết chịu nổi”. Tôi bèn gửi văn bản đến Đoàn Luật sư, giải thích rằng, trong vụ này, tôi không làm luật sư, tôi đang tranh đấu cho quyền lợi của chính tôi. Vì vậy, không thể “vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp luật sư”. Tôi đề nghị Đoàn Luật sư, căn cứ theo đơn của Lê Nết, giải quyết theo qui định, rồi cho tôi biết kết quả. Ngày 29/01/2018, tôi trực tiếp gửi văn bản cho Đoàn Luật sư TP.HCM, đề nghị trả lời về vụ khiếu nại của Luật sư Lê Nết. Tôi cũng đã gặp Luật sư Nguyễn Văn Trung-Chủ nhiệm ĐLS, đề nghị trả lời về kết quả giải quyết đơn của Luật sư Lê Nết. Nhưng cho đến hôm nay, tôi cũng không nhận được trả lời. Có vẻ như Luật sư Nguyễn Văn Trung né tránh trả lời(*).
Bốn là,
Tôi không rõ vì sao luật sư tiến sĩ mà lại bị thiếu kiến thức căn bản đến mức đó. Hơn nữa, Luật sư Lê Nết đang hành nghề trong một công ty luật lớn, có nhiều thành viên, mà sao họ không giúp Lê Nết khắc phục các lỗ hổng kiến thức này. Cho nên, tôi vào website của công ty Luật LNT&Thành viên để tìm hiểu thì thấy họ xếp hạng: “Tiến sĩ Lê Nết được công nhận là một trong những luật sư hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm qua”. Tôi ngạc nhiên, bèn gửi email hỏi Lê Nết: “Liên Đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức thi xếp hạng hồi nào mà Lê Nết được công nhận Luật sư hàng đầu? Ai công nhận? Ai là Luật sư hạng chót?”. Lê Nết đã gửi email xin lỗi tôi, nói rằng, đó là lỗi do dịch thuật, từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Quan sát các hành vi, thái độ và các lỗi lắp đi lắp lại nhiều lần của Lê Nết, tôi rút ra kết luận rằng, lỗi này phát ra từ bản chất dối trá của Lê Nết. Không một người trí thức thâm trầm nào dám vỗ ngực, tự xưng mình là hàng đầu Việt Nam. Bịp người ta, câu khách thì mới quảng cáo “được công nhận là một trong những luật sư hàng đầu của Việt Nam”. Nói do lỗi dịch thuật là bịp thêm người ta một lần nữa.
Một điều đáng hổ thẹn nữa là, trong văn bản gửi BTGTW, Lê Nết chỉ đòi xử lý báo công luận, Vietnam FDI, là những tờ báo mà cơ quan chủ quản của họ là những hội đoàn. Còn báo Pháp luật Việt Nam của Bộ Tư pháp, báo Công Lý của Tòa án nhân dân tối cao, báo Bảo Vệ Pháp Luật của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Lê Nết không dám đề cập đến. Từ đó, có thể thấy, Lê Nết thuộc diện “Nịnh trên đè dưới; thượng đội hạ đạp; mượn oai hùm rung nhát khỉ”. (Trích từ “Kế Hoạch Bắt Đền 10 Triệu USD”, còn tiếp).
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Lương Vĩnh Kim

Lương Vĩnh Kim

1
Bình luận

avatar
mới nhất cũ nhất tích cực