Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

8. Căn cứ khởi tố Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én

CĂN CỨ KHỞI TỐ KIỂM SÁT VIÊN NGUYỄN THỊ ÉN

Hồ sơ vụ án, đặc biệt là Biên bản phiên tòa ngày 24-8-2016 và ngày 22-9-2016Bản Phát Biểu số 837/BPB-VKS của Viện kiểm sát cho thấy Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én là đồng phạm, giúp sức cho các Nguyễn Thu Chinh, Nguyễn Thị Lang, Bùi Ngọc Anh ra bản án trái pháp luật:

A. Bịa đặt lý do tạm ngừng phiên tòaPhiên tòa phúc thẩm bắt đầu lúc 8 giờ sáng ngày 24-08-2016. Sau khi kết thúc phần hỏi và tranh luận, đến lượt đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến trước khi tòa nghị án thì Luật sư tiến sĩ Lê Nết nháy mắt với bà Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én. Bà Nguyễn Thị Én đề nghị tòa nghỉ trưa vì lúc đó đã hơn 12 giờ. Lập tức, hội đồng xét xử và kiểm sát viên Nguyễn Thị Én đi ra phòng phía sau hội ý. Vài phút sau thì bà Nguyễn Thu Chinh trở lại phiên tòa thông báo tạm ngừng phiên tòa đến ngày 22-09-2016 mà không đưa ra bất cứ lý do nào. Lúc đó, tôi nghĩ rằng, có lẽ Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én đã phát hiện ra dấu hiệu hình sự trong vụ án này, đặc biệt là chi tiết nâng khống giá máy in để bán vào học viện chính trị, nên đề nghị tạm ngừng phiên tòa, để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát. Hội đồng xét xử không ban hành quyết định tạm ngừng phiên tòa theo qui định tại Điều 235 BLTTDS 2015 để giao cho các đương sự. Thay vào đó, bà thư ký Võ Thu Phương đề nghị các đương sự ký tên vào thông báo tạm dừng phiên tòa nhưng cũng không rõ lý do tạm ngừng phiên tòa. Biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 cũng chưa in ra khỏi máy tính của bà thư ký Võ Thu Phương nên các đương sự cũng không được đọc, không ai biết lý do thật sự của việc tạm ngưng phiên tòa. Sau khi bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-09-2016 của Tòa án nhân dân bị hủy, hồ sơ trả về xét xử lại phúc thẩm, tôi mới chụp được biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016 và 22-09-2016. Cả hai biên bản này được viết chung, viết nối nhau như là một biên bản. Tại trang 34 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016 ghi ý kiến phát biểu của bà Nguyễn Thị Én như sau: “Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nên Viện kiểm sát không thể phát biểu ngay, đồng thời do các đương sự cung cấp thêm chứng cứ mới tại phiên tòa, các tài liệu chứng cứ này Viện kiểm sát chưa được biết nên đề nghị Hội đồng xét xử cần tạm ngừng phiên tòa theo Điểm c Khoản 1 Điều 259 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để xác minh tính xác thực của các tài liệu chứng cứ này, đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa”. Lý do tạm ngừng phiên tòa ghi trong biên bản phiên tòa ngày 24-8-2016 là lý do bịa đặt vì các lý do sau đây:

  1. Theo khoản 3 Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC thì “Tại phiên tòa, phiên họp, Kiểm sát viên yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ phải nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó. Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 259 BLTTDS, Thẩm phán, Hội đồng xét xử quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên. Trường hợp Thẩm phán, Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên thì phải nêu rõ lý do, Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên tòa, phiên họp. Yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ của Kiểm sát viên tại phiên tòa, phiên họp và việc Thẩm phán, Hội đồng chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên phải được ghi vào biên bản phiên tòa, phiên họp”. Nhưng biên bản phiên tòa ngày 24-8-2016 và thông báo tạm dừng phiên tòa ngày 24-8-2016 đều không “nêu rõ chứng cứ cần xác minh, thu thập, lý do cần xác minh, thu thập chứng cứ đó”. Biên bản phiên tòa ngày 22-9-2016 cũng không ghi nhận thể hiện “Hội đồng chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của Kiểm sát viên”, như qui định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC
  2. Theo Điểm c Khoản 1 Điều 259 thì sau đó, khi tiếp tục phiên tòa, Hội đồng xét xử phải quay trở lại phần hỏi và tranh luận về các tài liệu chứng cứ đã xác minh, thu thập trong thời gian tạm ngừng phiên tòa. Nhưng Trang 34 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 22-09-2016 cho thấy, Hội đồng xét xử không đề cập đến các tài liệu mà vì nó, tòa án phải tạm ngừng phiên tòa để xác minh.

Trong hồ sơ vụ án, không có biên bản thảo luận của hội đồng xét xử về tạm ngừng phiên tòa và cũng không có quyết định tạm ngừng phiên tòa theo qui định tại Điều 235 BLTTDS 2015. So sánh với biên bản thảo luận tạm ngừng phiên tòa ngày 26-05-2021 và quyết định tạm ngừng phiên tòa ngày 26-05-2021 của hội đồng xét xử phúc thẩm lần thứ hai, chúng ta sẽ thấy Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh tạm ngừng phiên tòa không đúng thủ tục mà cũng không đúng với cách mà các thẩm phán khác đã làm. Các dấu hiệu được trình bày tiếp theo sẽ cho thấy lý do thật sự của việc tạm ngừng phiên tòa là để Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én cùng các luật sư của KMV soạn thảo bản án số 1106/2016/KDTM-PT và soạn thảo bài phát biểu cho Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én.

B. Dấu hiệu các luật sư của KMV tham gia soạn thảo Bản phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én

Toàn bộ bản phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én thể hiện như là bản photocopy bài bài biện luận của luật sư KMV và Sao Nam. Nó trùng cả những chi tiết sai rất thô thiển, như là học sinh copy bài của bạn. Cụ thể:

a. Văn phong và cách đánh số tài liệu là của Sao Nam: Xem kỹ bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én, so sánh với các tài liệu và cách trình bày của Sao Nam thì thấy cách trình bày và viện dẫn tài liệu là của luật sư phía Sao Nam. Hồ sơ từ sơ thẩm chuyển lên đã được cấp sơ thẩm đánh số bút lục, thì Kiểm sát viên cấp phúc thẩm, phải căn cứ vào số bút lục của hồ sơ vụ án để viện dẫn trong việc đánh giá tài liệu chứng cứ, chứ không thể viện dẫn theo số tài liệu của Sao Nam, như trong bản phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én. Việc đánh số dối trá theo Sao Nam, bị lộ tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én.

b. Bịa đặt (Tài liệu số 10): Trong  mục lục tài liệu hồ sơ vụ án, do cấp sơ thẩm chuyển lên cho cấp phúc thẩm, không có hợp đồng 018/HĐKT-14 về việc cung cấp máy C1070P. Tại trang 1 danh mục tài liệu, bút lục 375, do Sao Nam nộp cho tòa, tài liệu 10 là hợp đồng 038 – mua bán máy in C1100Sao Nam không nộp hợp đồng 018/HĐKT-14, mà chỉ nộp “Biên bản trả hàng máy C1070 ký ngày 08/8/2015”, tài liệu 20, được liệt kê cũng tại trang 1 danh mục tài liệu, bút lục 375Saigonbook cũng không nộp hợp đồng 018/HĐKT-14 cho tòa. Tài liệu kèm theo đơn khởi kiện và bản luận cứ của Saigonbook, cũng không có hợp đồng 018/HĐKT-14. Để chứng minh cho việc Sao Nam đã thu hồi máy C1070PSaigonbook đã nộp Biên bản bán hàng trả lại, bút lục 88 nhưng không nộp hợp đồng 018/HĐKT-14. Hiện nay, toàn bộ hồ sơ vụ án, đang lưu giữ ở tòa, cũng không có hợp đồng 018/HĐkt-14. Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2014 cũng không có chi tiết nào đề cập đến hợp đồng 018/HĐKT-14. Vậy thì Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én lấy đâu ra hợp đồng 018/HĐKT-14 để mà “Qua nhận xét” tại trang 6 bản phát biểu?

c. Cùng một tông điệu: Với những dòng chữ giống hệt những dòng chữ thể hiện tại trang 16 bản án phúc thẩm số 1106, Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én đưa Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 để làm cơ sở để đánh giá về xuất xứ. Đây là tài liệu chưa được công khai đánh giá chứng cứ và tranh luận tại phiên tòa ngày 24-08-2016 mà Saigonbook cũng không biết Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 nộp cho tòa từ bao giờ. Sau khi có kháng nghị giám đốc thẩm, hồ sơ trả về xử lại phúc thẩm thì tôi mới chụp được tài liệu này. Có khả năng Giấy chứng nhận của công ty Konica Minolta Nhật Bản ngày 10/8/2016 là tài liệu giả mạo, do các luật sư KMV và Sao Nam đưa vào để làm căn cứ sửa án sơ thẩm.

d. Đoạn bịa đặt hoàn toàn“Tại phiên tòa, Saigonbook cũng đã xác nhận tháng 12/2014, thời điểm trước khi ký hợp đồng 03, Saigonbook đã nhận bộ chứng từ nhập khẩu của máy C1100 trong đó thể hiện xuất xứ là Trung Quốc”. Trong toàn bộ biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016 và ngày 22-09-2016, không có chỗ nào thể hiện rằng, Saigonbook xác nhận điều này. Trong khi đó, tại trang 11 biên bản phiên tòa ngày 24-08-2016, tôi truy hỏi về sự khai dối của Sao Nam về thởi điểm giao bộ chứng từ nhập khẩu, bằng một số câu hỏi. Kế đó, tôi “Đề nghị hội đồng xét xử xem xét việc mâu thuẫn trong việc trình bày của đại diện Sao Nam”. Như vậy, không thể có chuyện Saigonbook ‘xác nhận tháng 12/2014‘ như nhận xét tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én. Chỉ cần một chi tiết bịa đặt  này cũng đủ chứng cứ để khởi tố và bắt khẩn cấp bà Nguyễn Thị Én.

e. Bịa đặt thư điện tử: Dòng 3 từ trên xuống, trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én ghi: “Qua xem xét tại thư điện tử ngày 06/02/2015“, nhưng trong hồ sơ vụ án hoàn toàn không có tài liệu nào thể hiện thư điện tử này. Trang 4 biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2016, có ghi nhận Sao Nam nộp hai thư điện tử, nhưng không được lưu trong hồ sơ vụ án và cũng không có trong bảng liệt kê danh mục tài liệu 1106 của tòa án. Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 24-08-2019, tôi không nghe gì về tài liệu mà KMV và Sao Nam giao nộp ở cấp phúc thẩm. Biên bản phiên tòa ngày 22-08-2014 và ngày 22-09-2016 cũng không đề cập đến “thư điện tử ngày 06/02/2015″ ở phần hỏi hoặc tranh luận. Như vậy, ‘thư điện tử ngày 06/02/2015′, nếu có, thì cũng không được giao nộp đúng qui định tại Điều 96 BLTTDS 2015, để mà xem xét, coi là tài liệu chứng cứ của vụ án.

g. Sao Nam soạn cho bà Nguyễn Thị Én bài phát biểu kèm theo danh mục tài liệu viện dẫnBiên bản nghiệm thu ngày 26/3/2015 (Tài liệu 11), được viện dẫn tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én thì tại bảng tài liệu đính kèm theo lời khai của Sao Nam, ghi là tài liệu số 16, còn tại bút lục số 204 thì Sao Nam đánh số là tài liệu 007. “Made in China” (Tài liệu số 8) được đề cập tại trang 6 bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én là hoàn toàn không có trong hồ sơ vụ án và không được đề cập đến trong biên bản phiên tòa. Tài liệu số 8 được liệt kê trong danh mục tài liệu của Sao Nam là Bảng chào giá số 128. Như vậy, (Tài liệu số 11) và (Tài liệu số 8) và hợp đồng 018/HĐKT-14  (tài liệu 10), là những tài liệu được Sao Nam liệt kê trong một danh mục khác, trong thời gian tạm ngừng phiên tòa, chuẩn bị cho bài phát biểu của bà Nguyễn Thị Én vào ngày 22-09-2016. Chưa có một Kiểm sát viên nào, trong một vụ án kinh doanh thương mại, với sự vô tư khách quan, mà lại có thể đọc hồ sơ, moi móc từng tài liệu của một bên, ghi theo cách đánh số tài liệu của họ, đúng từng chi tiết, cả ngày tháng, để viện dẫn bênh vực cho họ một cách lộ liễu và gian trá, đến nỗi bản án phúc thẩm bị cấp giám đốc thẩm hủy, vì sai hoàn toàn.

Bà Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én là người có trách nhiệm kiểm sát việc xét xử vụ án Konica Minolta. Bà có nhiệm vụ kiểm sát việc chấp hành pháp luật tố tụng và phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án một cách vô tư khách quan, nhưng bà đã không làm. Thay vào đó, bà đã phát biểu theo bài soạn của các luật sư của Konica Minolta và Sao Nam, với những lời lẽ bịa đặt. Có đủ dấu hiệu để khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Én với vai trò đồng phạm với các thẩm phán Nguyễn Thu Chinh, Nguyễn Thị Lang và Bùi Ngọc Anh.

Ngày 30-05-2022, tôi đã gửi đơn tố giác tội phạm trong lĩnh vực tư pháp đến Cơ Quan Điều Tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao.

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar