Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

2. Copy Sự Ngu Dốt Và Copy Sự Bịa Đặt

COPY SỰ NGU DỐT VÀ COPY SỰ BỊA ĐẶT

  1. Copy Sự Ngu Dốt:

Hai học sinh giải cùng một đề toán. Nếu hai bài giải của hai học sinh này, được giải theo cách giống nhau, cho kết quả đúng, thì không thể kết luận là họ đã copy bài của nhau. Nhưng nếu hai bài giải, được giải cùng một cách lạ hoắc lạ hơ, cho cùng một đáp số sai như nhau thì chắc chắn, người nọ đã copy bài của người kia. Nếu cả lớp sai giống nhau như thế, thì chỉ có thể xảy ra một trong hai trường hợp: Hoặc là cả lớp copy từ một người sai, hoặc là cả lớp học cái sai này cùng một người thầy. Cái sai ngớ ngẩn, cái sai ngu ngốc, được lặp đi lặp lại ở nhiều người thì càng chứng tỏ, họ không có suy nghĩ và hành động độc lập, họ chỉ copy của người khác. Vụ án Konica Minolta, có một chi tiết sai hết sức ngớ ngẩn về chuyên môn pháp luật, được lặp đi lặp lại, từ Lê NếtBùi Quang Nghiêm, đến các thẩm phán và kiểm sát viên, ở cả ba cấp xét xử. Chỉ đến khi bị tôi khiếu nại rất quyết liệt, thì cấp giám đốc thẩm mới sửa chi tiết sai ngớ ngẩn này. Đó là đánh giá và nhận định về yêu cầu của Saigonbook tuyên hợp đồng 038 vô hiệu do lừa dối.

Đơn khởi kiện ngày 10-11-2015, Saigonbook yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng 038hợp đồng 03 vô hiệu do lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005. Tuy nhiên, trang 15 bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST lại nhận định rằng: “Như đã phân tích, Hội đồng xét xử đủ cơ sở khẳng định: Hợp đồng 038 đã được các bên thỏa thuận thay thế bằng Hợp đồng 03phụ lục hợp đồng nên Hợp đồng 038 không còn giá trị pháp lý”. Trong khi đó, theo Điều 137 BLDS 2005, “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập“. Thời điểm xác lập hợp đồng 038, có hiệu lực hoặc bị vô hiệu, theo qui định tại Điều 405 BLDS 2005thời điểm giao kết, chứ không phải thời điểm ký kết hợp đồng 038, ngày 20/10/2014. Theo khoản 1 Điều 404 BLDS 2005 thì “Hợp đồng dân sư được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết“. Thời điểm giao kết hợp đồng 038 là thời điểm Sao Nam nhận được trả lời của Saigonbook về việc chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bảng Chào Giá số 128/CTV/14 ngày 14/10/2014. Thời điểm này nằm trong khoảng thời gian, từ ngày chào giá, ngày 14/10/2014 đến ngày ký hợp đồng 038, ngày 20/10/2014, để Sao Nam soạn thảo hợp đồng 038. Trong trường hợp không có tài liệu chứng cứ khác để xác định thời điểm giao kết hợp đồng, thì thời điểm giao kết hợp đồng 038 trùng với thời điểm ký kết hợp đồng 038, tức là ngày 20/10/2014. Hợp đồng 038 có hiệu lực hoặc bị vô hiệu tại thời điểm 20/10/2014. Một khi, hợp đồng 038 đã bị vô hiệu do lừa dối tại thời điểm 20/10/2014 thì các hành vi, các thỏa thuận diễn ra sau ngày 20/10/2014 không làm thay đổi sự vô hiệu này. Điều này cũng giống như hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đã diễn ra, đã hoàn thành thì sau đó, có trả lại tài sản, thì đó cũng chỉ là biện pháp khắc phục hậu quả, chứ không phải vì thế mà tội phạm đã không diễn ra. Đã là “của gian” thì dù bán qua bao nhiêu người, người sau có mua ngay tình, thì cũng bị vô hiệu để trả về cho chủ cũ, chứ làm gì có chuyện thay thế rồi, nên không xét nó có gian hay không. Hợp đồng 03 và phụ lục hợp đồng 03, ký ngày 27/12/2014, sau thời điểm ký hợp đồng 038 đến hơn 02 tháng, thì đâu có ảnh hưởng gì đến việc có hiệu lực hoặc vô hiệu của hợp đồng 038 đã diễn ra tại thời điểm giao kết hợp đồng trước ngày 20/10/2014. Theo Điều 132 BLDS 2005 thì chỉ xét các hành vi của KMVSao Nam diễn ra trước thời điểm xác lập hợp đồng 038, và vì những hành vi này mà Saigonbook xác lập hợp đồng 038. Các hành vi diễn ra sau thời điểm xác lập hợp đồng 038, không ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng 038, và không nằm trong phạm vi phải xem xét theo qui định tại Điều 132 BLDS 2005, nên không cần phải xem xét. Việc “thực hiện hợp đồng“, được qui định từ Điều 412 BLDS 2005 đến Điều 422 BLDS 2005, hoặc Việc “sửa đổi, chấm dứt hợp đồng”, được qui định từ Điều 423 BLDS 2005 đến Điều 427 BLDS 2005, không làm thay đổi tính hiệu lực của hợp đồng tại thời điểm giao kết hợp đồng đã diễn ra trước đó. Cho nên, Hội đồng xét xử do thẩm phán Thẩm phán Phù Quốc Tuấn làm chủ tọa, không xem xét, đánh giá tính hiệu lực của hợp đồng 038 với lý do “đã được các bên thỏa thuận thay thế” là hoàn toàn sai về mặt chuyên môn pháp luật. Đây là cái sai hết sức ngớ ngẩn, thể hiện sự copy từ luận điểm của Lê NếtBùi Quang Nghiêm. Có một điều nực cười là các hành vi lừa dối dẫn đến xác lập hợp đồng 038, theo qui định tại Điều 132 BLTTDS 2005 thì không liên quan gì đến việc xác lập hợp đồng 03. Hay ít nhất là nó không liên quan trực tiếp đến hợp đồng 03. Nếu loại bỏ hợp đồng 038, không xem xét, thì giữa các hành vi lừa dối ở giai đoạn tiền hợp đồng 038, sẽ không liên quan gì đến việc xác lập hợp đồng 03. Chỉ khi nào hợp đồng 038 bị vô hiệu do lừa dối thì hợp đồng 03 mới bị vô hiệu kéo theo. Điều này cũng giống như các hợp đồng mua bán tài sản, nhà đất, qua nhiều chủ, vì vô hiệu lần đầu nên bị vô hiệu kéo theo.

Đây là tranh chấp hợp đồng vô hiệu theo Điều 132 BLDS 2005, chứ không tranh chấp trong việc “thực hiện hợp đồng” hoặc việc “sửa đổi, chấm dứt hợp đồng“, được qui định từ Điều 412 BLDS 2005 đến Điều 427 BLDS 2005. Vì thế, tòa án chỉ có quyền xem xét trong phạm vi tranh chấp này, theo qui định tại Điều 5 BLTTDS 2004, mà hiện nay là Điều 5 BLTTDS 2015. Tức là chỉ xem xét những hành vi có trước khi xác lập hợp đồng 038 và vì nó mà Saigonbook xác lập hợp đồng 038. Các hành vi này có thể là của Sao Nam, có thể là của KMV hoặc là người thứ ba, chứ không nhất thiết chỉ là những người có ký tên vào các chứng từ giao dịch, ký tên vào hợp đồng, như luận điểm ngu dốt của Lê NếtBùi Quang Nghiêm.

Trang 15 Bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST nhận định sai đối với hợp đồng 038. Trang 13, 14 bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT cũng nhận định sai đối với hợp đồng 038 theo luận điểm của Lê NếtBùi Quang Nghiêm từ cấp sơ thẩm. Trang 3 Bài phát biểu của bà Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én tại phiên tòa phúc thẩm ngày 22/9/2016 cũng nhận định sai đối với hợp đồng 038 như ý kiến của Lê Nết, Bùi Quang Nghiêm và Thẩm phán Phù Quốc Tuấn tại Trang 15 Bản án sơ thẩm số 439/2016/KDTM-ST của TAND Quận 3 TP.HCM. Trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4 ngày 11/5/2017 của VKSND Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận định sai đối với Hợp đồng 038 như bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm. Trang 5 Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 50/2020/KN-KDTM ngày 22/9/2020 của TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhận định sai đối với hợp đồng 038. Do kháng nghị nhận định sai đối với hợp đồng 038, nên ngày 5/10/2020, tôi viết đơn đề nghị kháng nghị bổ sung đối với hợp đồng 038. Đồng thời, tôi viết thư riêng cho ông Chánh án Trần Văn Châu và gặp Thẩm tra viên Lê Huy Kỳ để giải thích rõ lý do phải xem xét tuyên vô hiệu hợp đồng 038. Tuy không kháng nghị bổ sung theo đề nghị của Saigonbook, nhưng sau đó, trang 10 quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT đã khẳng định Tòa án cấp sơ thẩm không tuyên bố Hợp đồng kinh tế 038 vô hiệu là thiếu sót”. Như vậy, Ủy Ban Thẩm Phán của TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh đã khắc phục lỗi nhận định đối với hợp đồng 038. Sau đó, trang 16 bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, cũng thống nhất với quyết định giám đốc thẩm trong việc nhận định đối với hợp đồng 038. Như vậy, đánh giá và nhận định sai về hợp đồng 038 đã được sửa chữa bằng quyết định giám đốc thẩm và bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật. Việc đánh giá và nhận định sai đối với hợp đồng 038 đã làm thay đổi bản chất của vụ án, kéo dài vụ án. Các thẩm phán và kiểm sát viên đã copy luận điểm của luật sư KMVSao Nam, phải chịu trách nhiệm về sự copy ngu ngốc này.

2. Copy Sự Bịa Đặt:

Hồ sơ vụ án có một số tài liệu có dấu hiệu giả mạo và một số chi tiết bịa đặt nhưng vẫn được các thẩm phán, kiểm sát viên làm căn cứ để đưa ra nhận định và ra bản án. Có một chi tiết bịa đặt rất điển hình, đó là thư điện tử ngày 6/2/2015 của Saigonbook. Trong hồ sơ vụ án, sơ thẩm và phúc thẩm năm 2016, không có thư điện tử ngày 06/02/2015. Mục lục hồ sơ thụ lý số 116/2015/KDTM-ST ngày 11/11/2015 không có thư điện tử này. Các biên bản công khai chứng cứ và hòa giải ở cấp sơ thẩm, ngày 15/12/2015, ngày 28/12/2015, ngày 15/01/2016, ngày 21/01/2016, ngày 01/03/2016ngày 09/3/2016, đều không đề cập đến thư điện tử này. Mục lục hồ sơ số 1106/KDTM-PT ngày 22/9/2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh cũng không có bút lục nào là thư điện tử ngày 6/2/2015. Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 24/8/2016 và ngày 22/9/2016, cũng không thấy Sao Nam trình bày hoặc tranh luận về thư điện tử ngày 6/2/2015. Thế nhưng, trang 11 bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT lại đề cập đến thư điện tử ngày 6/2/2015 ở lời trình bày. Tại trang 6 Bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én lại có đưa ra nhận định đối với thư điện tử ngày 6/2/2015. Trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4 ngày 11/5/2017 của VKSND Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đề cập đến thư điện tử ngày 6/2/2015.

Ngay từ tháng 9/2016, khi nhận được bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT, tôi nhận ra chi tiết bịa đặt thư điện tử ngày 6/2/2015 ở bản án phúc thẩm. Khi đọc Trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4 ngày 11/5/2017 của VKSND Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi nhận ra bọn luật sư của KMV đã chạy chặn kháng nghị giám đốc thẩm thì mới có thể trả lời theo kiểu bịa đặt này. Vì nếu đọc hồ sơ để trả lời lý do không kháng nghị thì Kiểm sát viên Võ Chí Thiện không thể tìm thấy thư điện tử ngày 06/02/2015 trong hồ sơ vụ án, để mà đề cập tại Trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4. Trước khi xét xử lại phúc thẩm, lần thứ hai năm 2021, tôi cũng chưa lần nào được nghe đến thư điện tử ngày 6/2/2015 của Saigonbook gửi cho Sao Nam. Tại phiên tòa phúc thẩm, tôi có nghe thoáng qua về thư điện tử ngày 6/2/2015 trong lần đọc Bản Luận Cứ của Luật sư Đổ Đức Vân Hồng, nhưng không rõ và cũng không có thời gian để hỏi lại và tranh luận. Sau khi hồ sơ vụ án trả về lại TAND quận 3, kiểm tra lại thì mới thấy thư điện tử này được bịa đặt tại trang 12 Bản Luận Cứ của Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng. Điều này cho thấy thư điện tử là do luật sư của Sao NamKMV bịa ra trong giai đoạn soạn bản án phúc thẩm số 1106 và bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én, nay còn lưu lại, để Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng móc ra đọc lại. Nếu Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng đọc hồ sơ vụ án để viết Bản Luận Cứ được trình bày tại phiên tòa ngày 26/5/2021 thì ông không thể tìm thấy thư điện tử (email) ngày 6/2/2015 trong hồ sơ vụ án. Đối chiếu chi tiết “emai ngày 06/02/2015” tại trang 12 Bản Luận Cứ của Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng với thư điện tử ngày 06/02/2015, được đề cập tại trang 11 bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT, trang 6 Bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én, trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4 ngày 11/5/2017 của VKSND Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, sẽ nhận ra sự bịa đặt với mục đích khác biệt. Nội dung email ngày 06/02/2015, tại trang 12 Bản Luận Cứ của Luật sư Đỗ Đức Vân Hồng là xác nhận chứng từ nhập khầu máy C1100 cho thấy máy C1100 là nhập sau ngày ký hợp đồng, tức là máy mới nhập khẩu. Còn máy in C1070P là nhập khẩu trước ngày ký hợp đồng, tức là máy cũ. Bộ chứng từ nhập khẩu do KMV, mà cụ thể là ông Đào Việt Linh và ông Trần Vũ, cung cấp, kèm theo Giấy Chứng Nhận Chất Lượng ngày 5/2/2015 của Ichino Tadasu gửi đích danh Saigonbook. Email của Saigonbook, nếu có, thì phải gửi (To) cho KMV và có thể cc (Carbon Copy) cho Sao Nam, chứ không thể To cho Sao Nam, vì Saigonbook nhận bộ chứng từ nhập khẩu từ KMV và khiếu nại với KMV về thông tin máy C1070P đã cũ, do Công ty In Ca An của anh Hoàng Văn Dũng trả lại. Trong khi đó thì các lập luận, nhận định tại trang 11 bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT, trang 6 Bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én, trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4 ngày 11/5/2017 của VKSND Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, đều cho rằng, “sau khi nhận được bộ chứng từ nhập khẩu đã cho thấy máy C1100 đã làm đúng hợp đồng” điều đó chứng tỏ nguyên đơn biết rõ máy C1100 có xuất xứ Trung Quốc. Đây là sự bịa đặt trắng trợn, vì bộ tờ  khai nhập khẩu, Sao Nam khai giao vào tháng 12/2014 thì không có lý do gì Saigonbook lại để đến ngày 06/02/2015 gửi email xác nhận làm đúng hợp đồng.

Chắc chắn không có email ngày 06/02/2015 “To” cho Sao Nam như trang 11 bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT, trang 6 Bài phát biểu của Kiểm sát viên Nguyễn Thị Én, trang 2 thông báo số 18/TB-VC3-V4 ngày 11/5/2017 của VKSND Cấp Cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập. Bọn Sao NamKMV không dám xuất trình email này, (nếu có). Vì nếu xuất trình email này thì sẽ phải là email To cho KMV. Như thế, sẽ lộ diện KMV là bên giao dịch và ủy quyền cho Sao Nam. KMV đang tìm cách chối bỏ mối liên hệ và sự liên hệ với Saigonbook, nên chúng không dại gì xuất trình email gửi cho chúng. Email được chúng để cập là bịa đặt, không có trong hồ sơ vụ án. Bịa đặt như thế, mà lắp đi lắp lại ở bản án phúc thẩm, phát biểu của Kiểm sát viên và thông báo trả lời không kháng nghị của Viện kiểm sát cấp cao, thì chỉ có thể là bọn luật sư này đã soạn thảo hoặc copy cho Thẩm phán và kiểm sát viên.

Copy sự ngu dốt và Copy sự bịa đặt là hai dấu hiệu chạy án của bọn luật sư KMVSao Nam./.

 

 

 

| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar