DẤU VẾT CỦA LÃNH ĐẠO TAND TP.HCM VÀ VKSND TP.HCM TRONG VỤ ÁN KONICA MINOLTA
Thẩm phán Nguyễn Nguyễn Thu Chinh, Thẩm phán Nguyễn Thị Lang và Thẩm phán Bùi Ngọc Anh không thể ra Bản án số 1106/2016/KDTM-PT, nếu như không có sự đồng thuận, hoặc thiếu trách nhiệm của một số lãnh đạo TAND Thành phố Hồ Chí Minh, VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, và Chánh án Nguyễn Hòa Bình, tại thời điểm năm 2016. Trước khi vụ án chuyển lên cấp phúc thẩm, tôi đã Nhận diện Công ty Luật LNT & Thành viên là Công ty có khả năng chạy án và dự báo chắc chắn là họ sẽ chạy án và chạy chặn kháng nghị giám đốc thẩm. Vì thế, ngay từ khi hồ sơ vụ án vừa chuyển lên cấp phúc thẩm, chưa có thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm ngày 06/6/2016, thì ngày 26/5/2016, tôi đã gửi đơn cho các vị lãnh đạo ngành tòa án, viện kiểm sát, trong đó có Chánh án Nguyễn Hòa Bình, đề nghị ngăn chặn chạy án, đề nghị “có biện pháp phòng ngừa sự tác động trái pháp luật của một số cá nhân, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Kim Vinh và ông Trần Văn Sự lên phiên tòa phúc thẩm tại Tòa kinh tế TAND TP.HCM sắp đến“. Vì chưa biết Thẩm phán nào được phân công thụ lý vụ án này, nên tôi gửi riêng cho mỗi thẩm phán Tòa kinh tế, mỗi người một đơn, có nội dung như nội dung đơn mà tôi đã gửi đến lãnh đạo ngành tòa án. Chứng từ của bưu cục Bình Thạnh cho thấy, tất cả những người có tên trong danh sách gửi đơn, đều đã nhận được đơn. Ông Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn nhận được đơn theo Phiếu báo phát số EM754517260VN. Ông Phó Chánh án Nguyễn Văn Châu nhận được đơn theo Phiếu báo phát số EM754517256VN. Ông Phó Chánh án Huỳnh Ngọc Ánh nhận được đơn theo Phiếu báo phát số EM754517239VN. Phòng 12 VKSND Thành phố Hồ Chí Minh nhận được đơn theo Phiếu báo phát số EM754517225VN. Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh nhận đơn theo Phiếu báo phát số EM754517335VN. Thẩm phán Bùi Ngọc Anh nhận đơn theo Phiếu báo phát số EM754517327VN.
Như vậy, những người có trách nhiệm “Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự“, theo qui định tại Điều 16 BLTTDS 2015, đều đã nhận được thông tin về dấu hiệu chạy án của các luật sư KMV và Sao Nam, trước khi họ phân công thẩm phán thụ lý vụ án. Trong giai đoạn năm 2016, Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn phụ trách Tòa Kinh tế TAND Thành phố Hồ Chí Minh, là người ký thay Chánh án Ung Thị Xuân Hương trong các quyết định phân công người tiến hành tố tụng. Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn đã không làm gì để ngăn chặn chạy án và cũng không đề xuất cho Chánh án Ung Thị Xuân Hương kiến nghị Chánh án TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-9-2016, theo qui định tại khoản g Điều 47 BLTTDS 2015. Điều này cho thấy, bản án bỏ túi số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-9-2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh là có sự đồng lõa của Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn và sự làm ngơ hoặc đồng lõa của Chánh án Ung Thị Xuân Hương. Trong khi đó, tôi với Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn là chỗ quen biết, cùng học lớp Đại học Luật Tại Chức khóa III, từ 1993-1997, do Ung Thị Xuân Hương, lúc đó là Giáo viên Trường Cán Bộ Pháp Lý Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách.
Theo Giấy mời ngày 01-3-2021 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tôi cùng luật sư Phùng Thanh Sơn đến Phòng tiếp công dân TAND Thành phố Hồ Chí Minh lúc 09 giờ ngày 04/3/2021. Trước khi đi vào nội dung buổi tiếp công dân, Đỗ Khắc Tuấn nhắc lại vài kỷ niệm cũ, trong những năm cùng học với tôi K11, ở Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và học lớp Đại học Luật Tại Chức khóa III, từ 1993-1997, do Ung Thị Xuân Hương, lúc đó là Giáo viên Trường Cán Bộ Pháp Lý Thành phố Hồ Chí Minh, phụ trách. Như vậy, không chỉ cùng học Đại học luật mà còn cùng học K11 ở Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Khắc Tuấn chắc chắn biết rõ về tôi, về tính tình của tôi qua lần đấu tranh đòi cải cách giảng dạy môn Kinh tế Chính trị Mác – Lê Nin. Không giống các học viên cùng lớp, tôi cũng là người quen biết với với Ung Thị Xuân Hương qua bạn Nguyễn Thị Hoa, hiện là Trưởng Văn phòng Công Chứng Phong Phú, Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh. Dù lâu ngày chưa có dịp gặp lại, tôi vẫn rất quí mến Ung Thị Xuân Hương và biết tin Ung Thị Xuân Hương đã được bổ nhiệm làm Chánh án TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Khi vụ án Konica Minolta chuyển lên phúc thẩm tại TAND Thành phố Hồ Chí Minh, tôi không tìm cách gặp riêng Chánh án Ung Thị Xuân Hương hoặc Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn để trình bày vì hai lý do. Lý do thứ nhất là, tôi biết, nếu dùng quan hệ cá nhân để giải quyết vụ án này trong phạm vi tòa án và viện kiểm sát thì tôi không thể bằng Trần Văn Sự, Nguyễn Thị Kim Vinh và Lê Nết. Lý do thứ hai là, tôi nhìn ra, một cách chắn chắn là KMV, Sao Nam và luật sư của chúng, sẽ quyết liệt sống chết bịt vụ án này bằng bản án phúc thẩm. Nếu để có bản án tuyên hợp đồng vô hiệu do lừa dối thì hậu quả đối với chúng thật là khôn lường. Tôi không thể dùng quan hệ cá nhân hoặc tiền bạc để chặn cửa sinh tử của chúng. Tôi chỉ có thể viết báo, gây ồn ào, và làm đơn đề nghị chặn chạy án ở giai đoạn phúc thẩm. Nếu bộ máy tòa án và viện kiểm sát còn hiệu lực, thì có thể ngăn chặn được KMV, Sao Nam và các luật sư của chúng chạy án. Bằng không thì tôi phải tính theo một cách khác, chứ không thể sử dụng cách thông thường.
Thực tế diễn ra cho thấy, lãnh đạo tòa án và viện kiểm sát, thông qua thẩm phán và kiểm sát viên, đã thống nhất với bản án số 1106/2021/KDTM-TP, đã bị Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT, tuyên hủy với nhận định là “Tòa án cấp phúc xét xử bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Saigonbook là không có căn cứ, không phản ánh đúng các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án”. Sau khi có Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT, Chánh án TAND Thành phố Hồ Chí Minh không kiến nghị Chánh án tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo qui định tại khoản 1.g Điều 47 BLTTDS 2015 hoặc khoản 3 Điều 327 BLTTDS 2015. Viện trưởng VKSND Thành phố Hồ Chí Minh cũng không kiến nghị với Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị Quyết định số 49/2020/KDTM-GĐT, theo qui định tại khoản 1.đ Điều 57 BLTTDS 2015 và Điều 327 BLTTDS 2015. Như vậy, TAND Thành phố Hồ Chí Minh và VKSND Thành phố Hồ Chí Minh đã thừa nhận bản án số 1106/2021/KDTM-TP là sai hoàn toàn như nhận định của Quyết định số 49/2020/KDTM-GĐT. Bản án số 1106/2021/KDTM-PT sai hoàn toàn như thế là có lỗi của một số lãnh đạo TAND Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, vì tôi đã cảnh báo với họ và đề nghị ngăn chặn chạy án, trước khi vụ án được thụ lý ở cấp phúc thẩm.
Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT có hiệu lực pháp luật, không bị phản đối, không bị kháng nghị, nhưng Hội đồng xét xử, do Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn làm chủ tọa, cũng cố ý không chấp hành. Họ đã cố ý làm trái với Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT, ra bản án trái pháp luật, với sự đề nghị của Kiểm sát viên Trần Anh Tuấn. Điều này chứng tỏ, một lần nữa, Lãnh đạo TAND Thành phố Hồ Chí Minh và Lãnh đạo VKSND Thành phố Hồ Chí Minh thiếu trách nhiệm hoặc đồng lõa với các hành vi trái pháp luật của các thẩm phán và kiểm sát viên trong việc giải quyết vụ án Konica Minolta.
Một khi bọn KMV và Sao Nam đã lừa dối lấy của tôi 3,4 tỉ đồng, để lại chiếc máy không thể hoạt động được, thì dù tranh cãi kiểu gì, qua bao nhiêu cấp, kéo dài bao nhiêu năm thì cũng không thay đổi được sự thật này. Bọn KMV và Sao Nam biết chúng có lỗi, phải thu hồi máy hoặc mua lại, thì không ai có thể giải quyết khác đi được. Vụ án càng kéo dài, càng làm cho TAND mất uy tín với nhân dân./.
Chi tiết rõ ràng cụ thể. Chỉ có thể đui mù mới không hiểu