Khi bổn phận của anh là phải đối diện với hiểm nguy song anh bỏ chạy thì đó là sự hèn nhát.

Menu

6. Trách Nhiệm Kháng Nghị Của Chánh án Nguyễn Hòa Bình

TRÁCH NHIỆM KHÁNG NGHỊ CỦA CHÁNH ÁN NGUYỄN HÒA BÌNH

Đối với bản án phúc thẩm lần đầu, số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-9-2016 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tôi gửi 4 đơn đến 4 người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm. Đó là ông Nguyễn Hòa Bình – Chánh án TANDTC, ông Lê Minh Trí – Viện trưởng VKSNDTC, ông Trần Văn Châu – Chánh án TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh và ông Nguyễn Văn Quảng – Viện trưởng VKSNDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tại thời điểm năm 2016, khi mà sự việc chưa ồn ào, gây bức xúc dư luận, thì trách nhiệm kháng nghị theo qui định tại Điều 331 BLTTDS 2015 là của ông Trần Văn Châu- Chánh án TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ông ông Nguyễn Văn Quảng – Viện trưởng VKSNDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cho nên, Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm ngày 15/10/2016 của Saigonbook gửi đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình, được ông Trần Mạnh Hùng, thừa lệnh Chánh án Nguyễn Hòa Bình, chuyển cho Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết, là đúng thẩm quyền và trách nhiệm giám đốc thẩm được qui định tại khoản 2 Điều 331 BLTTDS 2015.
Đối với bản án phúc thẩm lần thứ hai, số 528/2021/KDTM-PT ngày 15/6/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì vụ án Konica Minolta đã “kéo dài, ồn ào, gây bức xúc dư luận“, thì trách nhiệm kháng nghị, được qui định tại khoản 1.c Điều 4, Qui chế giải quyết đơn ban hành theo Quyết định 625/QĐ-CA, là của Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Nhưng Đơn đề nghị kháng nghị ngày 1/7/2021 của Saigonbook, gửi đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình, vẫn bị ông Trần Mạnh Hùng, thừa lệnh Chánh án Nguyễn Hòa Bình, chuyển đơn đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết. Từ đó đến nay, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, không trả lời đơn, “kháng nghị hay không kháng nghị” giám đốc thẩm, đối với bản án số 528/2021/KDTM-PT.
Sau khi Tòa án nhân dân quận 3 thụ lý sơ thẩm lần thứ hai, ngày 11/10/2021, tôi trực tiếp gặp Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên, gửi bản ý kiến của nguyên đơn về vụ kiện, kèm theo Giấy xác nhận nhận đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm của TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi trao đổi về nghiệp vụ pháp luật đối với bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT, Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên chờ đợi TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh rút hồ sơ để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, theo như Giấy xác nhận ngày 27/9/2021 của TANDCC. Nhưng sau đó, vì không nhận được văn bản rút hồ sơ của TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh, nên Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên phải tiến hành tố tụng lại từ đầu, như là vụ án mới khởi kiện. Vụ án kéo dài là có phần chờ đợi kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm lần thứ hai, số 528/2021/KDTM-PT ngày 15/6/2021 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo khoản 1 Điều 331 BLTTDS 2015 thì “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao“. Như vậy là, quyền kháng nghị của Chánh án Nguyễn Hòa Bình rất rộng. Khi xét thấy cần thiết thì Chánh án Nguyễn Hòa Bình có thể kháng nghị bất cứ bản án, quyết định có hiệu lực, của bất cứ tòa án cấp nào, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Qui chế giải quyết đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, ban hành kèm theo quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06/9/2016, qui định thẩm quyền giải quyết văn bản đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, “đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện khi thấy cần thiết (có kiến nghị, tố cáo vượt cấp, kéo dài, đông người …”, là của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Vụ án Konica Minolta kéo dài đã gần 7 năm, đã qua một lần sơ thẩm, hai lần phúc thẩm và một lần giám đốc thẩm của TANDCC là vụ án thuộc diện “khi thấy cần thiết“, theo qui định tại khoản 1 Điều 331 BLTTDS 2015, nhưng Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã không làm một việc mà pháp luật qui định cho ông phải làm. Đó là lý do vì sao, sắp tới, tôi sẽ có Đơn đề nghị Ủy ban kiểm tra trung ương và Bộ Chính trị xem xét kỷ luật về trách nhiệm của Chánh án Nguyễn Hòa Bình đối với việc để vụ án Konica Minolta kéo dài./.
| Chia sẻ:
Share on facebook
Facebook
Share on google
Google+
Nam Lua

Nam Lua

Bình luận

avatar