TRÁCH NHIỆM CỦA CHÁNH ÁN NGUYỄN HÒA BÌNH
- Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Quốc hội Việt Nam khóa 13 tại kỳ họp thứ 11 đã bầu ông Nguyễn Hòa Bình giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kì 2011-2016.
- Ngày 27 tháng 7 năm 2016, ông tiếp tục được Quốc hội Việt Nam khóa 14 bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhiệm kỳ 2016-2021. Ông đã tuyên thệ thượng tôn pháp luật vào buổi sáng cùng ngày.
- Chiều 26 tháng 7 năm 2021, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2016 – 2021, làm Chánh án TAND tối cao nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Như vậy, vụ án Konica Minolta, rất ồn ào trên báo chí, được TAND Thành phố Hồ Chí Minh thụ lý phúc thẩm ngày 06-6-2016, đến nay, ngày 10-7-2022, kéo dài hơn 6 năm, là khoảng thời gian nằm trong các nhiệm kỳ của Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Ông phải là người chịu trách nhiệm cao nhất về việc để kéo dài vụ án Konica Minolta. Không như các vụ án khác, vụ án Konica Minolta, được tôi đấu tranh công khai, rất quyết liệt, nhưng tiến hành từng bước, rất cẩn trọng, biết chờ đợi, để những người có trách nhiệm có thời gian xem xét giải quyết. Tôi không thể qui trách nhiệm cho bất cứ ai, nếu như, họ không có trách nhiệm giải quyết hoặc họ không biết thông tin về vụ án này. Tôi đề phòng trường hợp Chánh án Nguyễn Hòa Bình không có thông tin về vụ án Konica Minolta, nên tôi đã làm nhiều cách để ông biết đến vụ án Konica Minolta, đã và đang diễn ra “trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam“, theo qui định tại khoản 1 Điều 2 BLTTDS 2015, theo một số phương cách sau đây: - Ngày 30 tháng 5 năm 2016, tôi gửi đơn Chánh án Nguyễn Hòa Bình, đề nghị ông “Có biện pháp phòng ngừa sự tác động trái pháp luật của một số cá nhân, đặc biệt là bà Nguyễn Thị Kim Vinh và ông Trần Văn Sự lên phiên tòa phúc thẩm tại Tòa kinh tế TAND TP.HCM sắp đến“. Chứng từ bưu cục Bình Thạnh cho thấy, đơn này gửi riêng cho rất nhiều người, trong đó có Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Lúc này, ông Nguyễn Hòa Bình vừa mới được bầu giữ chức vụ Chánh án từ ngày 8-4-2016, với rất nhiều việc, nên khó có thể quan tâm đến một lá đơn như thế này. Nhưng nếu bộ máy giúp việc của TANDTC hiệu quả, thông tin cụ thể vụ án này được báo cáo cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình, thì TANDTC có thể đã ngăn chặn được bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT, chứ không để đến nổi phải mất đến 4 năm sau mới giám đốc thẩm hủy án.
- Ngày 22-9-2016, TAND Thành phố Hồ Chí Minh ra bản án phúc thẩm số 1106/2016/KDTM-PT thì ngày 15-10-2016, tôi gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm đến Chánh án TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, ngày 15-10-2016, tôi cũng gửi Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình, theo Phiếu Báo phát số ES711352784VN. Sở dĩ, tôi gửi đơn Đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình là vì, theo khoản 1 Điều 331 BLTTDS 2015 thì “Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao“. Và theo khoản 1.c Điều 4 Quy chế giải quyết đơn, ban hành kèm theo Quyết định số 625/QĐ-CA ngày 06/9/2016 của Chánh án TANDTC thì Chánh án TANDTC giải quyết các văn bản “Đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện khi thấy cần thiết (có kiến nghị, tố cáo vượt cấp, kéo dài, đông người …). Cho đến thời điểm hiện tại, thì có thể khẳng định rằng, Đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của Saigonbook là thuộc trường hợp tố cáo vượt cấp, kéo dài hoặc vì ba dấu chấm …. Tuy nhiên, tại thời thời điểm ngày 15-10-2016 thì chưa thuộc trường hợp khiếu nại gay gắt, kéo dài như sau này. Cho nên, TANDTC chuyển đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm ngày 15-10-2016 theo Công văn số 321/TANDTC-VP ngày 30-11-2016 của TANDTC đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết là đúng thẩm quyền và trách nhiệm.
- Tôi đợi TANDCC trả lời Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm theo Giấy xác nhận số 527/GXN-KD-TANDCC ngày 17/11/2016 của TANDCC. Ngày 3/2/2017, tôi tiếp tục gửi đơn đề nghị kháng nghị (lần 2, có bổ sung) cho ông Chánh án Trần Văn Châu. Đồng thời, ngày 3/2/2017, tôi cũng gửi Đơn đề nghị kháng nghị (lần 2, có bổ sung) cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Để tăng thêm áp lực giải quyết đơn đề nghị kháng nghị này, ngày 03/02/2017, tôi gửi thư cho một số đại biểu đề nghị chất vấn Chánh án Nguyễn Hòa Bình về vụ án Konica Minolta. Đồng thời, ngày 03-02-2017, tôi gửi thư cho Bộ Chính trị và Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, “Đề nghị có biện pháp cải cách ngăn chặn cá Chánh án – thẩm phán hành nghề luật sư“, trong đó nêu rõ tên cụ thể trường hợp không “bảo đảm khách quan vô tư“, như vụ án Konica Minolta. Để tăng thêm áp lực, buộc tòa án phải xem xét kháng nghị, ngày 26/4/2017, tôi thuê Thừa Phát lại Quận 5 lập vi bằng xác nhận tình trạng máy không thể hoạt động được, do không có mật khẩu. Ngày 20/5/2017, tôi gửi đơn Đề nghị kháng nghị (Lần 3, có bổ sung vi bằng) cho ông Chánh án Trần Văn Châu. Vì sau nhiều lần gửi đơn đề nghị kháng nghị không được hồi âm nên ngày 12/6/2016, tôi gửi thư riêng cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình, “đề nghị ông Chánh án quan tâm chỉ đạo xem xét cẩn thận bản án số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-06-2016 của TAND TP.HCM“. Đồng thời, ngày 12/6/2017, tôi cũng có thư gửi riêng ông Trần Văn Châu. Tất cả các đơn thư của tôi gửi đến ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình và ông Chánh án Trần Văn Châu đều không được trả lời “Kháng nghị hay không kháng nghị” bản án số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-9-2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh. Đó đó, tôi phải thu xếp mọi việc để “Dừng Doanh Nghiệp – Đòi Công Lý“. Đến cuối năm 2017, tôi mới thu xếp xong việc gia đình và doanh nghiệp.
- Ngày 1-3-2019, tôi bắt đầu đưa Video “Dừng Doanh Nghiệp – Đòi Công Lý”, rồi lần lượt đưa các VideoScribe thuyết trình vụ án Konica Minolta lên mạng toàn cầu và gửi đường link đến một số người có trách nhiệm ở TANDTC và TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 20/03/2019, tôi có đơn đề nghị gặp Chánh án Trần Văn Châu nhưng không được hẹn tiếp nên ngày 29/5/2019, tôi đến Phòng Tiếp Công Dân gửi Đơn Yêu Cầu trả lời về việc kháng nghị hay không kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 29/8/2019, TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh gửi Giấy mời gặp lãnh đạo tòa án vào lúc 8 giờ ngày 13/9/2019. Tôi đã được gặp ông Phó Chánh án Lê Hồng Phong và mội dung buổi gặp này phản ánh qua băng ghi âm ngày 13-9-2019
Ngày 13-9-2019, trong lần gặp Phó Chánh án Phạm Hồng Phong, tôi mới được ông Lê Huy Kỳ cho biết là Đơn đề nghị kháng nghị của tôi bị xóa khỏi sổ thụ lý. Ông Lê Huy Kỳ đề nghị tôi viết đơn đề nghị tiếp tục xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm để ông thụ lý theo thời hạn 5 năm. Nhưng sau đó, tôi cũng không nhận được trả lời. Tôi nhiều lần nhắn tin, gọi điện hỏi ông Lê Huy Kỳ, ông Phạm Hồng Phong và ông Nguyễn Hữu Trí nhưng vẫn không được trả lời.
- Ngày 24/10/2019, tôi gửi thư riệng cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình, đề nghị cho điều ra vụ chạy án. Trong đơn, tôi có dẫn đường link các Video thuyết trình vụ án và gửi kèm 01 USB chứa 12 VideoScribe. Tôi không nhận được trả lời của Chánh án Nguyễn Hòa Bình đối với thư riêng này. Đây là thông tin rất nghiêm trọng, liên quan đến cả nền công lý quốc gia nhưng Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã không quan tâm tìm hiểu, giải quyết.Trong tình thế bức bách, ngày 29-6-2020, tôi gửi Đơn hiến chiếc máy in Cho Ngành Tòa án để in tài liệu phục vụ nội bộ ngành. Nếu tòa án không nhận thì tôi hiến tặng máy in này cho Bộ Chính trị để in tài liệu phục vụ đại hội Đảng. Đơn Hiến Chiếc Máy In C1100 Cho Ngành Tòa Án, bút lục 1095, thể hiện đơn này là gửi Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Cuộc đấu tranh để có được giám đốc thẩm là sự kiện rất ồn ào, được phản ánh qua bài Đường Tới Giám Đốc Thẩm.
- Sau khi nhận được Quyết định giám đốc thẩm số 49/2020/KDTM-GĐT, căn cứ qui định tại Điều 4 Quy chế tiếp công dân của TANDTC, ngày 08/12/2020, tôi gửi đơn yêu cầu gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình để “phản ánh về hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật và một số dấu hiệu chạy án“. Phiếu báo phát số EA712470252VN do Tâm vt ký nhận. Đơn của tôi đã không được Chánh án Nguyễn Hòa Bình trả lời theo qui định tại khoản 1 Điều 28 Luật tiếp công dân.
- Vì đơn ngày 8/12/2020, yêu cầu gặp Chánh án không nhận được phản hồi, nên ngày 25/12/2020, tôi gửi đơn (lần 2), yêu cầu gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình để “phản ánh về hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật và một số dấu hiệu chạy án“. Phiếu báo phát số EA751043035VN cũng do Tâm vt ký nhận. Đơn ngày 25/12/2020 này, cũng không được Chánh án Nguyễn Hòa Bình trả lời theo qui định tại khoản 1 Điều 28 Luật tiếp công dân.
- Trong lúc chưa được tiếp cận với hồ sơ do cấp giám đốc thẩm trả lại, căn cứ trên tài liệu đã thu thập trước đây, ngày 25/12/2020, tôi gửi “Đơn Tố Cáo về hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật của một số thẩm phán tại TAND TP.HCM“ đến Cơ Quan Điều Tra VKSNDTC. Đồng thời Đơn Tố Cáo này cũng được gửi đến ông Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình và ông Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong để các ông giải quyết trước phần nội bộ theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của TANDTC về lỗi chủ quan của các thẩm phán.
- Ngày 28/12/2020, tôi viết bài Yêu Cầu Khởi Tố Các Thẩm Phán đăng trên facebook và đăng trên website nhắn đường link vào số điện thoại riêng của Chánh án Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Lê Thanh Phong để các ông biết sự kiện này. Một số bài viết tố cáo tội ác của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh và đồng bọn trên trang facebook cá nhân và trên website luongvinhkim.vn, được tôi gửi tin nhắn đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình và một số lãnh đạo ngành TAND để họ biết được sự kiện nghiêm trọng này đối với ngành tư pháp quốc gia.
- Rạng sáng ngày 4/1/2021, tôi đăng bài “Đá Tảng Giằng Quan Tài” trên trang facebook cá nhân và “Đá Tảng Giằng Quan Tài” trên trang luongvinhkim.vn, rồi nhắn đường link đến số điện thoại của Chánh án Nguyễn Hòa Bình để ông biết và chỉ đạo giải quyết. Trong lúc đang loay hoay với công việc, nhìn lại điện thoại, tôi thấy một cuộc gọi nhỡ của Chánh án Nguyễn Hòa Bình, lúc 6 giờ 39 phút. Lập tức, tôi gọi lại cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhưng ông không cầm máy. Sau đó, Chánh án Nguyễn Hòa Bình gọi lại cho tôi, với giọng bực mình, nói rằng có việc gì thì đến tòa án để giải quyết chứ không thể giải quyết qua mạng xã hội. Tôi nói với Chánh án Nguyễn Hòa Bình là tôi đã nhiều lần khiếu nại và gửi đơn yêu cầu gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhưng chưa được trả lời và tôi đang đợi giấy mời. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cắt máy. Tôi tiếp tục đợi và đấu tranh theo cách của tôi.
- Ngày 5/1/2021, TAND Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm, và mãi sau một tháng sau, tôi mới nhận được thông báo này, rồi sau đó nghỉ Tết.
- Ngày 4/3/2021, ông Phó Chánh án Đỗ Khắc Tuấn tiếp công dân Lương Vĩnh Kim, có Luật sư Phùng Thanh Sơn đi cùng. Nội dung làm việc trong buổi tiếp công dân này được thể hiện tại Biên Bản Tiếp Xúc Công Dân ngày 04/3/2021 của TAND TP.HCM.
- Ngày 9/3/2021, tôi cùng luật sư Phùng Thanh Sơn đến TAND Thành phố Hồ Chí Minh để đọc và sao chụp tài liệu hồ sơ vụ án. Lúc này tôi mới phát hiện biên bản nghị án diễn ra sau khi Tòa đã tuyên đọc bản án. Trang 35 Biên bản phiên tòa phúc thẩm ngày 22-9-2016 ghi nhận phiên tòa kết thúc lúc 09 giờ 30 phút ngày 22 tháng 9 năm 2016, còn trang 1 biên bản nghị án ghi nhận, nghị án bắt đầu lúc 9 giờ 45 phút, ngày 22 tháng 9 năm 2016 và trang 3 biên bản nghị án ghi nhận, Buổi nghị án kết thúc lúc 10 giờ 15 phút cùng ngày. Như vậy, bản án số 1106/2016/KDTM-PT ngày 22-9-2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh là tài liệu bất hợp pháp, của một cá nhân nào đó viết ra, không qua thủ tục nghị án.
- Ngày 15/3/2021, TAND TP.HCM ban hành Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào lúc 08 giờ 30 phút ngày 05/4/2021. Do Sao Nam có đơn xin hoãn phiên tòa, nên TAND TP.HCM đã ra quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm ngày 5/4/2021, và thông báo thời gian mở phiên tòa phúc thẩm vào lúc 13 giờ 30 phút, ngày 20/4/2021. Sau đó, phiên tòa diễn ra một cách bình thường vào ngày 20/4/2021, nhưng đến cuối ngày 22/4/2021 thì có Quyết định tạm ngừng phiên tòa để “bổ sung thu thập, tài liệu chứng cứ“ bất thường. Thời gian tiếp tục phiên tòa được thông báo là 08 giờ 30 phút, ngày 06 tháng 05 năm 2021. Thế nhưng, đến ngày 06/5/2021, Hội đồng xét xử lại ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, thời gian tiếp tục phiên tòa được ấn định vào ngày 26/5/2021. Ngày 26/5/2021, sau khi hỏi và tranh luận hoàn tất, Hội đồng xét xử lại ra quyết định tạm ngừng phiên tòa đến ngày 15/6/2021.
- Trước hiện tượng tạm ngừng phiên tòa bất thường, kéo dài, không đúng qui định pháp luật, tôi liên tục phản ứng trên các trang facebook cá nhân rồi nhắn tin cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Phó Chánh án Nguyễn Trí Tuệ và ông Vụ trưởng Nguyễn Xuân Kỳ – thư ký của Chánh án Nguyễn Hòa Bình. Lúc 14 giờ 22 phút, ông Nguyễn Xuân Kỳ gọi điện thoại cho tôi hỏi về tình hình xét xử vụ án Konica Minilta. Ông Nguyễn Xuân Kỳ đề nghị tôi viết đơn gửi gấp cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình để Chánh án Nguyễn Hòa Bình có cơ sơ đôn đốc giải quyết. Ngay chiều ngày 27/5/2021, tôi gửi đơn Đơn Yêu Cầu gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình và “yêu cầu đôn đốc giải quyết vụ án Konica Minolta“. Tôi gửi hai đơn riêng biệt, một đơn cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình và một đơn cho ông thư ký Nguyễn Xuân Kỳ để ông trình cho Chánh án. Sáng ngày 11/6/2021, tôi nhận được công văn số 730/TANDTC-VP ngày 08/6/2021 của TANDTC gửi Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung: “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao chuyển đơn nêu trên đến đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để chỉ đạo sớm xem xét, giải quyết vụ việc đúng qui định của pháp luật”, nhưng Thẩm phán Ngô Thanh Nhàn vẫn cố ý ra bản án trái pháp luật, kéo dài vụ án.
- Sau khi có bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT, tôi gọi điện lại cho ông Nguyễn Xuân Kỳ để trách móc về việc Chánh án Nguyễn Hòa Bình để cho TAND TP.HCM hủy án sơ thẩm, gây kéo dài vụ án. Ông Nguyễn Xuân Kỳ đã trả lời tôi là trả về sơ thẩm để thẩm định và ông sẽ đôn đốc giải quyết nhanh. Nhưng cho đến hôm nay, ngày 10/7/2022, đã hơn một năm sau ngày có bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT, vụ án Konica Minolta vẫn chưa đi tới đâu. Như vậy là, qua trả lời của ông thư ký Nguyễn Xuân Kỳ thì Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng đã biết rõ tình hình giải quyết vụ án Konica Minolta và TAND TP.HCM hủy án sơ thẩm cũng đã được báo cáo với Chánh án TANDTC.
- Ngày 1/7/2021, tôi gửi Đơn đề nghị Chánh án Nguyễn Hòa Bình kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT. Đồng thời, tôi gửi thư riêng cho ông Nguyễn Xuân Kỳ, kèm theo Đơn đề nghị Chánh án Nguyễn Hòa Bình kháng nghị giám đốc thẩm, để ông Nguyễn Xuân Kỳ trình cho Chánh án Nguyễn Hòa Bình giải quyết. Tôi không nhận được phản hồi từ ông Nguyễn Xuân Kỳ. Thay vào đó, ngày 4/8/2021, tôi nhận được thông báo của TANDTC đã chuyển đơn của tôi đến TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết. Từ đó đến nay, TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh chưa trả lời tôi về việc “kháng nghị hay không kháng nghị” bản án phúc thẩm số 528/2021/KDTM-PT của TAND TP.HCM.
- Ngày 04/08/2021, Tòa án nhân dân tối cao chuyển đơn khiếu nại giám đốc thẩm của tôi đến Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh để xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, nhưng tôi vẫn không nhận được trả lời từ TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngày 01/10/2021, tôi lại gửi đơn Yêu cầu gặp Chánh án Nguyễn Hòa Bình để phản ánh về “hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật và một số dấu hiệu chạy án của các ông, bà Nguyễn Thu Chinh, Bùi Ngọc Anh, Nguyễn Thị Lang, Thẩm phán TAND TP.HCM và ông Phù Quốc Tuấn, Thẩm phán TAND Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh“. Ngày 2/11/2021, Ban Thanh tra TANDTC ra thông báo số 287/BTTr “về việc chuyển đơn” cho Văn phòng TANDTC để giải quyết theo thẩm quyền của đương sự. Từ 2/11/2021 đến nay, Văn phòng TANDTC chưa có văn bản trả lời đơn ngày 01/10/2021 của tôi.
- Ngày 11/10/2021, Tòa án nhân dân Quận 3 ban hành thông báo số 486/TB-TLVA về việc thụ lý vụ án lại ở giai đoạn sơ thẩm, nhưng cho đến hôm nay, ngày 27/02/2023, sau 16 tháng vẫn chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Ngày 02/02/2023, tôi gửi đơn đến Ủy ban kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình và ông Viện trưởng Lê Minh Trí.
- Ngày 06/02/2023, Thẩm phán Nguyễn Thị Tình Duyên cho biết Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn rút hồ sơ để xem xét giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm. Đến nay, ngày 27/2/2023, tôi vẫn chưa nhận được trả lời.
Những gì diễn ra trên đây cho thấy, Chánh án Nguyễn Hòa Bình phải chịu trách nhiệm về việc để kéo dài vụ án Konica Minolta trong suốt gần 8 năm qua. Vụ án có thể còn tiếp tục kéo dài, nếu những việc làm sai pháp luật của các Thẩm phán tiếp tục được bao che như trường hợp của Thẩm phán Nguyễn Thu Chinh./.
Bình luận